Máy bay Nga bị rơi “90% do bom”
“Những dấu hiệu và phân tích đến thời điểm này về âm thanh trong hộp đen cho thấy đó là một quả bom”
Các nhà điều tra vụ máy bay chở khách của Nga rơi ở Ai Cập hôm 31/10 “tin chắc 90%” tiếng ồn xuất hiện vào giây cuối cùng trong băng ghi âm buồng lái là tiếng nổ do một quả bom phát ra - một thành viên của nhóm điều tra tiết lộ với hãng tin Reuters ngày 8/11.
Chiếc Airbus A321 chở 224 hành khách và phi hành đoàn đã rơi xuống bán đảo Sinai chỉ 23 phút sau khi cất cánh từ sân bay của khu nghỉ dưỡng Sharm al-Sheikh bên bờ Biển Đỏ. Không một ai trên chuyến bay định mệnh này sống sót. Nhánh ở Sinai của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm gây ra vụ rơi máy bay.
“Những dấu hiệu và phân tích đến thời điểm này về âm thanh trong hộp đen cho thấy đó là một quả bom”, một thành viên nhóm điều tra của Ai Cập đề nghị giấu tên cho biết. “Chúng tôi tin chắc 90% đó là một quả bom”.
Trước đó, vào hôm 7/11, trưởng nhóm điều tra, ông Ayman al-Muqaddam, nói chiếc máy bay xấu số dường như đã nổ tung trên không khi đang ở trong chế độ lái tự động và có một tiếng ồn được nghe thấy trong giây cuối cùng của băng ghi âm buồng lái. Tuy vậy, ông al-Muqaddam nói còn quá sớm để kết luận về nguyên nhân của thảm họa.
Nếu đúng là phiến quân Hồi giáo đánh bom chuyến bay trên, thì vụ việc này sẽ có ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch của Ai Cập. Tuần trước, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước châu Âu đã đình chỉ các chuyến bay chở khách tới Sharm al-Sheikh và các địa điểm du lịch khác của Ai Cập, đồng thời đưa những du khách bị mắc kẹt về nước.
Đồng thời, nếu IS là thủ phạm gây ra vụ rơi máy bay, thì thảm họa cũng đánh dấu một chiến lược mới của tổ chức khủng bố này. Đây sẽ là vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất của các nhóm khủng bố Hồi giáo kể từ vụ al Qaeda đâm máy bay chở khách vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York vào tháng 9/2001.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói vụ rơi máy bay Nga có thể dẫn tới những thay đổi về an ninh hàng không. “Nếu đây đúng là một thiết bị nổ do IS cài lên máy bay, thì rõ ràng chúng ta sẽ phải đánh giá lại mức độ an ninh tại các sân bay nơi IS có hoạt động”, ông Hammond nói với hãng tin BBC.
Hãng thông tấn Nga RIA ngày 8/11 cho biết nước này đã đưa 11.000 du khách Nga từ Ai Cập về nước trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, con số này mới chỉ là một phần nhỏ của 80.000 du khách Nga bị mắc kẹt ở Ai Cập sau khi điện Kremlin hôm 6/11 ra quyết định yêu cầu hàng không Nga dừng bay tới và từ Ai Cập.
Anh, quốc gia có 3.000 du khách đang đợi được về nhà từ Ai Cập, đã cử một nhóm gồm 70 người, trong đó có 10 chuyên gia hàng không, tới sân bay Sharm al-Sheikh để đảm bảo an ninh cho công dân của mình. Theo dự kiến, sẽ có tất cả 8 chuyến bay để đưa công dân Anh từ Ai Cập về nước trong ngày 8/11.
Tại St Petersburg, nơi chuyến bay bị rơi lẽ ra hạ cánh xuống vào hôm 31/10, chuông nhà thờ Thánh Isaac ngày 8/11 đã rung 224 lần và một buổi lễ cầu nguyện đã được tổ chức cho các nạn nhân của vụ rơi máy bay.
Chiếc Airbus A321 chở 224 hành khách và phi hành đoàn đã rơi xuống bán đảo Sinai chỉ 23 phút sau khi cất cánh từ sân bay của khu nghỉ dưỡng Sharm al-Sheikh bên bờ Biển Đỏ. Không một ai trên chuyến bay định mệnh này sống sót. Nhánh ở Sinai của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm gây ra vụ rơi máy bay.
“Những dấu hiệu và phân tích đến thời điểm này về âm thanh trong hộp đen cho thấy đó là một quả bom”, một thành viên nhóm điều tra của Ai Cập đề nghị giấu tên cho biết. “Chúng tôi tin chắc 90% đó là một quả bom”.
Trước đó, vào hôm 7/11, trưởng nhóm điều tra, ông Ayman al-Muqaddam, nói chiếc máy bay xấu số dường như đã nổ tung trên không khi đang ở trong chế độ lái tự động và có một tiếng ồn được nghe thấy trong giây cuối cùng của băng ghi âm buồng lái. Tuy vậy, ông al-Muqaddam nói còn quá sớm để kết luận về nguyên nhân của thảm họa.
Nếu đúng là phiến quân Hồi giáo đánh bom chuyến bay trên, thì vụ việc này sẽ có ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch của Ai Cập. Tuần trước, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước châu Âu đã đình chỉ các chuyến bay chở khách tới Sharm al-Sheikh và các địa điểm du lịch khác của Ai Cập, đồng thời đưa những du khách bị mắc kẹt về nước.
Đồng thời, nếu IS là thủ phạm gây ra vụ rơi máy bay, thì thảm họa cũng đánh dấu một chiến lược mới của tổ chức khủng bố này. Đây sẽ là vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất của các nhóm khủng bố Hồi giáo kể từ vụ al Qaeda đâm máy bay chở khách vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York vào tháng 9/2001.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói vụ rơi máy bay Nga có thể dẫn tới những thay đổi về an ninh hàng không. “Nếu đây đúng là một thiết bị nổ do IS cài lên máy bay, thì rõ ràng chúng ta sẽ phải đánh giá lại mức độ an ninh tại các sân bay nơi IS có hoạt động”, ông Hammond nói với hãng tin BBC.
Hãng thông tấn Nga RIA ngày 8/11 cho biết nước này đã đưa 11.000 du khách Nga từ Ai Cập về nước trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, con số này mới chỉ là một phần nhỏ của 80.000 du khách Nga bị mắc kẹt ở Ai Cập sau khi điện Kremlin hôm 6/11 ra quyết định yêu cầu hàng không Nga dừng bay tới và từ Ai Cập.
Anh, quốc gia có 3.000 du khách đang đợi được về nhà từ Ai Cập, đã cử một nhóm gồm 70 người, trong đó có 10 chuyên gia hàng không, tới sân bay Sharm al-Sheikh để đảm bảo an ninh cho công dân của mình. Theo dự kiến, sẽ có tất cả 8 chuyến bay để đưa công dân Anh từ Ai Cập về nước trong ngày 8/11.
Tại St Petersburg, nơi chuyến bay bị rơi lẽ ra hạ cánh xuống vào hôm 31/10, chuông nhà thờ Thánh Isaac ngày 8/11 đã rung 224 lần và một buổi lễ cầu nguyện đã được tổ chức cho các nạn nhân của vụ rơi máy bay.