Máy bay Nga rơi ở Ai Cập có thể do đánh bom
Có những bằng chứng cho thấy một quả bom là nguyên nhân khiến máy bay Nga nổ tung
Đã có những bằng chứng cho thấy một quả bom là nguyên nhân khiến máy bay chở khách của Nga nổ tung và rơi xuống bán đảo Sinai của Ai Cập hôm thứ Sáu tuần trước - Reuters dẫn nguồn tin an ninh Mỹ và châu Âu ngày 4/11 cho biết.
Cùng ngày, nhánh của IS ở Sinai một lần nữa nhận trách nhiệm về vụ rơi máy bay A321 chở 224 hành khách và phi hành đoàn. IS tuyên bố vụ tấn công này nhằm trả thù “các cuộc không kích của Nga đã giết chết hàng trăm người Hồi giáo ở Syria”.
Tổ chức khủng bố này cũng tuyên bố sẽ đến lúc nói cho cả thế giới biết chúng đã thực hiện vụ tấn công như thế nào.
Tuy vậy, nguồn tin là quan chức Mỹ và châu Âu nhấn mạnh các nhà điều tra chưa đi đến kết luận cuối cùng về nguyên nhân của thảm họa.
Anh cho rằng nhiều khả năng một thiết bị nổ đã dẫn tới vụ vơi máy bay trên, nhưng không nêu tên bất kỳ đối tượng nghi vấn nào.
“Chúng tôi cho rằng có khả năng lớn vụ rơi máy bay là do một thiết bị nổ trên máy bay gây ra”, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói sau một cuộc họp của Ủy ban Phản ứng khủng hoảng thuộc Chính phủ Anh do Thủ tướng David Cameron chủ trì.
Trong khi đó, Ai Cập - quốc gia nơi chuyến bay xấu số rơi xuống, đồng thời là đồng minh thân cận của Mỹ trong cuộc chiến chống IS - tuyên bố không tin IS là thủ phạm gây ra vụ rơi máy bay này.
Phản ứng trước nhận định của Anh về việc máy bay bị IS đánh bom, ngoại trưởng Hy Lạp Sameh Shoukry nói ông “cảm thấy ngạc nhiên”.
“Cần phải điều tra kỹ mới có thể làm rõ mọi việc. Chúng ta không nên vội vã đánh giá hay có những hành động gây ảnh hưởng”, ông Shoukry nói. Vị quan chức này nhấn mạnh việc Ai Cập có một tỷ lệ lớn dân số phụ thuộc vào ngành du lịch, nên những đánh giá như vậy có thể gây bất lợi cho người dân Ai Cập.
Một quan chức Nga cũng nói cuộc điều tra đang tập trung vào khả năng một vật thể được đưa lên máy bay đã gây ra thảm họa.
“Có hai khả năng đang được xem xét: một vật thể nào đó được đưa lên máy bay và lỗi kỹ thuật. Nhưng chiếc máy bay không thể bỗng dưng nổ trên không, chắc chắn phải có hành động nào đó. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy máy bay trúng tên lửa”, vị quan chức Nga cho hay.
Theo các chuyên gia an ninh và điều tra viên, khó có chuyện chiếc A321 gặp nạn bị tấn công từ bên ngoài. Các nhóm phiến quân ở Sinai cũng được cho là không sở hữu công nghệ có thể bắn hạ máy bay ở độ cao hành trình gần 10 km.
Bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có bom trên máy bay sẽ là một đòn giáng mạnh vào ngành du lịch của Ai Cập, một trụ cột của nền kinh tế đang chật vật hồi phục của nước này sau nhiều năm biến động chính trị.
Bán đảo Sinai, nơi máy bay rơi xuống, cũng là nơi diễn ra phong trào nổi dậy mạnh mẽ chống lại Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi.
Cùng ngày, nhánh của IS ở Sinai một lần nữa nhận trách nhiệm về vụ rơi máy bay A321 chở 224 hành khách và phi hành đoàn. IS tuyên bố vụ tấn công này nhằm trả thù “các cuộc không kích của Nga đã giết chết hàng trăm người Hồi giáo ở Syria”.
Tổ chức khủng bố này cũng tuyên bố sẽ đến lúc nói cho cả thế giới biết chúng đã thực hiện vụ tấn công như thế nào.
Tuy vậy, nguồn tin là quan chức Mỹ và châu Âu nhấn mạnh các nhà điều tra chưa đi đến kết luận cuối cùng về nguyên nhân của thảm họa.
Anh cho rằng nhiều khả năng một thiết bị nổ đã dẫn tới vụ vơi máy bay trên, nhưng không nêu tên bất kỳ đối tượng nghi vấn nào.
“Chúng tôi cho rằng có khả năng lớn vụ rơi máy bay là do một thiết bị nổ trên máy bay gây ra”, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói sau một cuộc họp của Ủy ban Phản ứng khủng hoảng thuộc Chính phủ Anh do Thủ tướng David Cameron chủ trì.
Trong khi đó, Ai Cập - quốc gia nơi chuyến bay xấu số rơi xuống, đồng thời là đồng minh thân cận của Mỹ trong cuộc chiến chống IS - tuyên bố không tin IS là thủ phạm gây ra vụ rơi máy bay này.
Phản ứng trước nhận định của Anh về việc máy bay bị IS đánh bom, ngoại trưởng Hy Lạp Sameh Shoukry nói ông “cảm thấy ngạc nhiên”.
“Cần phải điều tra kỹ mới có thể làm rõ mọi việc. Chúng ta không nên vội vã đánh giá hay có những hành động gây ảnh hưởng”, ông Shoukry nói. Vị quan chức này nhấn mạnh việc Ai Cập có một tỷ lệ lớn dân số phụ thuộc vào ngành du lịch, nên những đánh giá như vậy có thể gây bất lợi cho người dân Ai Cập.
Một quan chức Nga cũng nói cuộc điều tra đang tập trung vào khả năng một vật thể được đưa lên máy bay đã gây ra thảm họa.
“Có hai khả năng đang được xem xét: một vật thể nào đó được đưa lên máy bay và lỗi kỹ thuật. Nhưng chiếc máy bay không thể bỗng dưng nổ trên không, chắc chắn phải có hành động nào đó. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy máy bay trúng tên lửa”, vị quan chức Nga cho hay.
Theo các chuyên gia an ninh và điều tra viên, khó có chuyện chiếc A321 gặp nạn bị tấn công từ bên ngoài. Các nhóm phiến quân ở Sinai cũng được cho là không sở hữu công nghệ có thể bắn hạ máy bay ở độ cao hành trình gần 10 km.
Bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có bom trên máy bay sẽ là một đòn giáng mạnh vào ngành du lịch của Ai Cập, một trụ cột của nền kinh tế đang chật vật hồi phục của nước này sau nhiều năm biến động chính trị.
Bán đảo Sinai, nơi máy bay rơi xuống, cũng là nơi diễn ra phong trào nổi dậy mạnh mẽ chống lại Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi.