10:58 13/12/2021

Mở quán ăn online: Chỉ thức ăn ngon liệu có đủ?

Tuấn Sơn

Nhiều người cho rằng chỉ cần có công thức món ngon là có thể “khởi nghiệp” bán quán. Nhưng câu chuyện kinh doanh quán ăn trong thời đại kỹ thuật số cần nhiều hơn thế...

Chương trình giúp các học viên ngày càng gần hơn với ước mơ được làm chủ gian hàng ẩm thực.
Chương trình giúp các học viên ngày càng gần hơn với ước mơ được làm chủ gian hàng ẩm thực.

Để vận hành dù chỉ là một hàng quán nhỏ, người làm chủ ngoài việc có công thức chuẩn, có vốn còn phải có tư duy kinh doanh, các kỹ năng quảng bá, tiếp thị. Có vậy, họ mới có thể cạnh tranh trong môi trường “trăm hoa đua nở”, đặc biệt ở những thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội. Tuy vậy, nhiều ông chủ, bà chủ lần đầu mở hàng quán kinh doanh chỉ dành phần lớn thời gian để hoàn thiện công thức món ăn ngon. Công tác quản lý, tiếp thị bị “ngó lơ” hoặc chỉ được bổ sung sau thời gian dài tự bươn chải và rút kinh nghiệm thực tiễn.

Kinh doanh ẩm thực dù là ngành đầy tiềm năng nhưng cũng hết sức rủi ro. Có người muốn mở quán thì không đủ vốn thuê mặt bằng, khó cầm cự trong bối cảnh dịch Covid-19. Nhiều người lựa chọn bán đồ ăn online thì cũng không khá khẩm hơn là mấy vì không giỏi tính toán, hạn chế về truyền thông, quy trình vận hành... Trường hợp này rơi vào phần lớn ở các hàng quán quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ. Rất nhiều người có tài năng, có đam mê nhưng rồi phải chùn chân khi không biết bắt đầu từ đâu.

Anh Ngọc Anh (38 tuổi, đối tác tài xế Gojek tại Tp.HCM) cho biết, dịch Covid-19, nguồn thu nhập đến từ việc chạy xe của anh bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, vợ chồng anh ấp ủ ước mơ mở một gian hàng trà sữa ngay tại nhà để bán online, tạo thêm nguồn thu nhập thứ hai. Anh chia sẻ: “Trước đó, vợ tôi từng bán bánh tráng trộn dạo ở nhiều nơi nhưng không được khả quan, khi thì ế ẩm, khi lại bị những người khác “ăn hiếp” vì họ thấy mình giành mất khách của họ. Nhà tôi thì ở hẻm sâu nên nếu mở quán kiểu thông thường thì chả mấy người biết mà mua nên bán online là sự lựa chọn phù hợp. Thế nhưng vợ chồng tôi vẫn còn đắn đo nhiều thứ bởi nếu không biết tiếp thị, quảng bá, không có kế hoạch tài chính thì cầm chắc thất bại”.

Chị Lê Thị Hạnh (50 tuổi, quận Tân Phú, Tp.HCM) đã bán xôi, chè ở Bình Dương nhiều năm, nhưng nay chuyển nhà lên Tp.HCM khiến chị không khỏi băn khoăn: “Ở Bình Dương, thực khách chủ yếu của tôi là các công nhân khu công nghiệp, nên cứ nấu ngon là có khách thôi. Giờ nhà tôi ở một con hẻm sâu tại Tp.HCM, không có mặt bằng để mở quán, mà có mở chắc khách cũng không vô sâu như thế. Tôi nhận ra rằng mình phải bán online, nhưng không rành công nghệ nên mọi thứ quá khó khăn.”

Chị Hạnh (áo xanh) rất hứng thú với các buổi học về quản lý tài chính, tiếp thị vì trước đây chị chỉ buôn bán theo cảm tính.
Chị Hạnh (áo xanh) rất hứng thú với các buổi học về quản lý tài chính, tiếp thị vì trước đây chị chỉ buôn bán theo cảm tính.

Chia sẻ nỗi lo lắng trên, chị Kim Ngân (33 tuổi, quận 8, Tp.HCM), dù đã có kinh nghiệm bán quán nhỏ lâu năm và tự tin với khả năng nấu nướng của mình nhưng chị vẫn thừa nhận việc tự làm chủ một gian hàng ẩm thực là khá chật vật do cạnh tranh cao, cá nhân lại chưa được trang bị kiến thức về xu hướng ẩm thực cũng như tiếp thị.

Một cách kịp thời, vợ chồng anh Ngọc Anh, chị Hạnh, chị Ngân cùng nhiều người khác đã tìm được phương pháp “vượt khó” nhờ tham gia chương trình “Để không ai bị bỏ lại phía sau - Mùa 2” của Gojek. Đây là dự án đào tạo kỹ năng nghề và kiến thức chuyên môn cho người thân các đối tác tài xế của Gojek và hỗ trợ họ khởi nghiệp kinh doanh trên nền tảng công nghệ.

Hợp tác với các chuyên gia của Nhà văn hóa Phụ nữ, Gojek thực hiện một chuỗi các buổi đào tạo nhằm hỗ trợ người tham gia phát triển một số kỹ năng quản lý kinh doanh cơ bản, tập trung vào lĩnh vực khởi nghiệp mặt hàng ăn uống.

Tại các lớp nấu nướng, pha chế, các bác tài Gojek và người thân được nghiên cứu lý thuyết trước, sau đó, thay phiên nhau thực hành từng khâu trong quy trình chế biến món ăn. Các học viên cũng được đào tạo kiến thức về lập kế hoạch tài chính và quản lý cửa hàng, xây dựng và quản lý gian hàng trực tuyến, các nguyên tắc cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chọn nguyên vật liệu và chế biến thực phẩm an toàn, tiếp thị online...

Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek Việt Nam, cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới, khi ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của họ, thì việc chuyển đổi thành doanh nghiệp số là một yêu cầu tất yếu đặt ra cho các đơn vị kinh doanh vừa, nhỏ và siêu nhỏ, và chúng tôi rất vui mừng được đóng góp một phần trong việc thúc đẩy quá trình này”.

Chị Kim Vi, vợ anh Ngọc Anh tự tin chia sẻ: “Tôi tin tưởng khi mình nấu ngon kết hợp với việc kinh doanh qua nền tảng công nghệ thời gian tới sẽ được nhiều người biết đến hơn, dần dần việc buôn bán sẽ ổn đinh, thu nhập cũng sẽ tốt lên”.

Chương trình đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều hàng quán phải đóng cửa do không trang trải được chi phí mặt bằng, và khách hàng hạn chế đi ăn tại quán. Các học viên đều cảm thấy việc học hành bài bản theo giáo án của chương trình đưa họ ngày càng gần hơn với ước mơ được làm chủ gian hàng ẩm thực, làm chủ tương lai của gia đình.

Không dừng lại trong khuôn khổ chương trình, thời gian này Gojek vẫn tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động trên GoFood thông qua hình thức online để tạo cơ hội các cửa hàng nhỏ và siêu nhỏ có cơ hội tìm kiếm thu nhập. Nhà hàng, quán ăn khi muốn đăng ký hoạt động trên GoFood của Gojek chỉ cần cung cấp thông tin trên trang đăng ký trực tuyến vào bất kỳ lúc nào và hoàn toàn miễn phí. Cửa hàng sau khi gửi hồ sơ trực tuyến có thể hoạt động trên GoFood sau 10-14 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu.

* Thông tin chi tiết:

https://form.jotform.com/203253922990457?fbclid=IwAR2TI5CVheaSMaGDnwcL5iqrSWiFP_JJ12FRAUVB6mPtgULYpw3IEinfDAM