Mỹ cấm công dân đi du lịch Triều Tiên
Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump gia tăng sức ép với Triều Tiên
Mỹ ngày 21/7 đã công bố lệnh cấm công dân nước này tới Triều Tiên du lịch, sau khi một du khách là sinh viên đại học Mỹ chết sau một thời gian bị Bình Nhưỡng cầm tù.
“Do lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ xảy ra việc bắt giữ và giam cầm lâu dài trong hệ thống chấp pháp của Triều Tiên”, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố cấm công dân Mỹ sử dụng hộ chiếu để đi tới Triều Tiên - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói trong một tuyên bố.
Theo hãng tin Bloomberg, động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump gia tăng sức ép với Triều Tiên nhằm buộc Bình Nhưỡng từ bỏ những tham vọng hạt nhân và tên lửa. Việc cấm công dân Mỹ du lịch Triều Tiên cũng xóa bỏ cơ hội để Bình Nhưỡng bắt giữ du khách Mỹ làm công cụ mặc cả.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết lệnh cấm trên sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi được Cơ quan Đăng kiểm Liên bang (Federal Register) chính thức đưa ra vào tuần tới. “Các cá nhân muốn tới Triều Tiên vì mục đích nhân đạo nhất định hoặc vì mục đích khác sẽ phải nộp đơn xin lên Bộ Ngoại giao Mỹ để được cấp phép đặc biệt”, tuyên bố cho biết.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã cân nhắc các biện pháp hạn chế công dân nước này tới Triều Tiên sau cái chết của Otto Warmbier, sinh viên Đại học Virginia, người bị Triều Tiên bắt giữ và kết án lao động khổ sai trong chuyến du lịch vào năm 2016.
Lý do mà Triều Tiên đưa ra cho việc trừng phạt Warmbier là chàng thanh niên 22 tuổi này đã tìm cách đánh cắp một khẩu hiệu tuyên truyền trong một khách sạn ở Bình Nhưỡng. Warmbier được Triều Tiên trả về Mỹ sau 15 tháng giam cầm, nhưng trong tình trạng chết não, và qua đời không lâu sau khi về nhà.
Giới chức Mỹ cũng xem lệnh cấm trên là một phần trong nỗ lực nhằm gia tăng áp lực đối với Triều Tiên trong bối cảnh nước này liên tục thử vũ khí hạt nhân và tên lửa. Từ khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson đã xem vấn đề Triều Tiên là một ưu tiên chính sách, kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia khác nỗ lực hơn nữa để siết nền kinh tế Triều Tiên.
Ngoại trưởng Tillerson đã sử dụng thẩm quyền kích hoạt các biện pháp hạn chế đi lại đối với công dân Mỹ trong trường hợp có thù địch vũ trang hoặc nếu ông cho là công dân Mỹ đối mặt nguy hiểm cận kề nếu đi tới một quốc gia nào đó. Trước đây, Mỹ từng áp dụng lệnh cấm đi lại đối với công dân của mình tới các nước Iran, Iraq, Libya, và Cuba, nhưng phần lớn những lệnh cấm này đến nay đều không còn hiệu lực.
Bộ Ngoại giao Mỹ không theo dõi số liệu chính xác về người Mỹ du lịch Triều Tiên hàng năm, nhưng con số này được cho là khoảng 1.000 người. Khi tới Triều Tiên, những du khách này thường được kèm bởi giám sát người Triều Tiên và chỉ được thăm những địa điểm có sự cho phép của Chính phủ Triều Tiên.
Trong vòng 10 năm qua, ít nhất 16 công dân Mỹ đã bị bắt giữ ở Triều Tiên, chủ yếu bị dùng làm công cụ để Bình Nhưỡng khiến Washington phải nhân nhượng. Hiện Bình Nhưỡng vẫn đang giam giữ 3 công dân Mỹ.
Chỉ một số công ty du lịch được Chính phủ Triều Tiên cho phép tổ chức tour tới nước này. Sinh viên Mỹ Warmbier đã tới Triều Tiên theo tour của Young Pioneer Tours, và công ty này đã dừng tiếp nhận du khách Mỹ muốn tới Triều Tiên sau cái chết của Warmbier.
Koryo Tours, một công ty khác cung cấp tour đi Triều Tiên, nói rằng đại sứ quán Thụy Điển ở Bình Nhưỡng đã thông báo cho họ về lệnh cấm của Mỹ.
Triều Tiên phủ nhận đánh đập Warmbier trong thời gian giam giữ công dân Mỹ này, và gọi cái chết của người thanh niên là một bí ẩn.
“Do lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ xảy ra việc bắt giữ và giam cầm lâu dài trong hệ thống chấp pháp của Triều Tiên”, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố cấm công dân Mỹ sử dụng hộ chiếu để đi tới Triều Tiên - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói trong một tuyên bố.
Theo hãng tin Bloomberg, động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump gia tăng sức ép với Triều Tiên nhằm buộc Bình Nhưỡng từ bỏ những tham vọng hạt nhân và tên lửa. Việc cấm công dân Mỹ du lịch Triều Tiên cũng xóa bỏ cơ hội để Bình Nhưỡng bắt giữ du khách Mỹ làm công cụ mặc cả.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết lệnh cấm trên sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi được Cơ quan Đăng kiểm Liên bang (Federal Register) chính thức đưa ra vào tuần tới. “Các cá nhân muốn tới Triều Tiên vì mục đích nhân đạo nhất định hoặc vì mục đích khác sẽ phải nộp đơn xin lên Bộ Ngoại giao Mỹ để được cấp phép đặc biệt”, tuyên bố cho biết.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã cân nhắc các biện pháp hạn chế công dân nước này tới Triều Tiên sau cái chết của Otto Warmbier, sinh viên Đại học Virginia, người bị Triều Tiên bắt giữ và kết án lao động khổ sai trong chuyến du lịch vào năm 2016.
Lý do mà Triều Tiên đưa ra cho việc trừng phạt Warmbier là chàng thanh niên 22 tuổi này đã tìm cách đánh cắp một khẩu hiệu tuyên truyền trong một khách sạn ở Bình Nhưỡng. Warmbier được Triều Tiên trả về Mỹ sau 15 tháng giam cầm, nhưng trong tình trạng chết não, và qua đời không lâu sau khi về nhà.
Giới chức Mỹ cũng xem lệnh cấm trên là một phần trong nỗ lực nhằm gia tăng áp lực đối với Triều Tiên trong bối cảnh nước này liên tục thử vũ khí hạt nhân và tên lửa. Từ khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson đã xem vấn đề Triều Tiên là một ưu tiên chính sách, kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia khác nỗ lực hơn nữa để siết nền kinh tế Triều Tiên.
Ngoại trưởng Tillerson đã sử dụng thẩm quyền kích hoạt các biện pháp hạn chế đi lại đối với công dân Mỹ trong trường hợp có thù địch vũ trang hoặc nếu ông cho là công dân Mỹ đối mặt nguy hiểm cận kề nếu đi tới một quốc gia nào đó. Trước đây, Mỹ từng áp dụng lệnh cấm đi lại đối với công dân của mình tới các nước Iran, Iraq, Libya, và Cuba, nhưng phần lớn những lệnh cấm này đến nay đều không còn hiệu lực.
Bộ Ngoại giao Mỹ không theo dõi số liệu chính xác về người Mỹ du lịch Triều Tiên hàng năm, nhưng con số này được cho là khoảng 1.000 người. Khi tới Triều Tiên, những du khách này thường được kèm bởi giám sát người Triều Tiên và chỉ được thăm những địa điểm có sự cho phép của Chính phủ Triều Tiên.
Trong vòng 10 năm qua, ít nhất 16 công dân Mỹ đã bị bắt giữ ở Triều Tiên, chủ yếu bị dùng làm công cụ để Bình Nhưỡng khiến Washington phải nhân nhượng. Hiện Bình Nhưỡng vẫn đang giam giữ 3 công dân Mỹ.
Chỉ một số công ty du lịch được Chính phủ Triều Tiên cho phép tổ chức tour tới nước này. Sinh viên Mỹ Warmbier đã tới Triều Tiên theo tour của Young Pioneer Tours, và công ty này đã dừng tiếp nhận du khách Mỹ muốn tới Triều Tiên sau cái chết của Warmbier.
Koryo Tours, một công ty khác cung cấp tour đi Triều Tiên, nói rằng đại sứ quán Thụy Điển ở Bình Nhưỡng đã thông báo cho họ về lệnh cấm của Mỹ.
Triều Tiên phủ nhận đánh đập Warmbier trong thời gian giam giữ công dân Mỹ này, và gọi cái chết của người thanh niên là một bí ẩn.