Mỹ phẩm giả, cái chết được báo trước
Trong vài năm qua, hàng tấn mỹ phẩm giả đã được bọn tội phạm tuồn vào Việt Nam
Trong vài năm qua, hàng tấn mỹ phẩm giả đã được bọn tội phạm tuồn vào Việt Nam.
Và vì lợi nhuận, nhiều người đã đang tâm bán những sản phẩm giả này ra thị trường, làm tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng biết bao người khác.
Mỹ phẩm “3 không”
Thượng tá Nguyễn Văn Nông - Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 15) Công an thành phố Hà Nội cho biết hàng năm, đội nghiệp vụ công an các quận, huyện cùng với Phòng PC 15 đã bắt giữ, truy tố hàng trăm đối tượng buôn bán, sản xuất mỹ phẩm lậu, giả. Hàng tấn hàng hoá đã bị tịch thu, tiêu huỷ.
"Nhưng vì lợi nhuận và dễ mua nên loại tội phạm này vẫn không ngừng xuất hiện. Theo điều tra của chúng tôi, mỹ phẩm “3 không”: không nguồn gốc, không nhãn mác và không ngày sản xuất đang được bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay”, ông Nông nói.
Mới đây nhất, cái chết của em Nguyễn Ngọc Bích (16 tuổi ở ấp Hoà Quới, xã Hoà Tân, huyện Châu Thành - Đồng Nai) ngày 9/3/2008 do thoa mỹ phẩm tắm trắng không nguồn gốc chính là bài học chua xót cho việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và là một hồi chuông cảnh báo lực lượng cơ quan chức năng đối với việc quản lý loại mỹ phẩm độc hại này trên thị trường.
Chiều ngày 8/3, Bích đến tiệm thẩm mỹ của chị Trịnh Thị Phương Thao (ở cùng huyện) mua mỹ phẩm tắm trắng về thoa. Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau đó, Bích có triệu chứng ói mửa và được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng Bích đã không qua khỏi. Nguyên nhân ban đầu xác định, Bích tử vong có thể do tai biến từ mỹ phẩm không nguồn gốc.
Hiểm họa từ những trường hợp dùng mỹ phẩm, thuốc bôi, thuốc trộn, kem tự chế để làm đẹp gây ra tai biến vẫn hàng ngày gặp tại bệnh viện Da liễu Hà Nội và Tp.HCM. Theo bác sĩ Lý Hữu Đức (Khoa Tổng hợp - Bệnh viện Da liễu Tp.HCM), tuần nào cũng có từ 5 - 7 bệnh nhân bị dị ứng mỹ phẩm, tai biến do dùng mỹ phẩm không nguồn gốc, chất lượng và dùng kem tự chế phải vào khoa lâm sàng điều trị.
Cuối tháng 1 vừa qua, chị Thanh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải nhập viện vì tổn thương da rất nặng do dùng nhiều loại kem thoa không nguồn gốc, rẻ tiền. Trước đó, tin theo lời quảng cáo “có tác dụng làm mịn da chỉ trong vòng 1 tuần” ghi trên hai loại kem Pop 4g và Young one 4,5g mà giá lại rẻ (40.000 đồng/lọ) nên chị đã mua ở chợ Móng Cái về dùng thử. Hậu quả là sau 1 tuần sử dụng, da không mịn, không trắng mà hậu quả là chị phải nhập viện vì lở loét da mặt và mụn mọc dày đặc.
Sở dĩ, mỹ phẩm giả không nguồn gốc gây ra những tác hại như vậy đối với sức khoẻ con người là do trong thành phần chúng thường chứa corticoid và axit salicylic mà không có các hoạt chất có tác dụng bảo vệ da. Do đó, khi sử dụng một thời gian, da sẽ bị mất lớp bảo vệ, bị mụn và nhiễm trùng mụn mủ.
Khó quản lý
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay cho thấy, việc quản lý, xử lý mỹ phẩm giả là khá khó khăn. Theo Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, kể từ ngày 10/3, mỹ phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu sẽ được quản lý chung một qui chế là công bố tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm ra tiêu thụ trên thị trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn cho người sử dụng.
Cũng từ quy chế này, người sử dụng mỹ phẩm có thể khiếu kiện và được bồi thường trong trường hợp sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Hiện cả nước có hơn 15.000 loại mỹ phẩm đã đăng ký lưu hành. Đó là mỹ phẩm “sạch” được chứng minh nhưng mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng và hàng “xách tay” thì vẫn còn bạt ngàn trên thị trường.
Trên thị trường, mỹ phẩm giả, không nguồn gốc chủ yếu là kem thoa mặt, trắng da, kem tắm trắng, son môi và phấn lót. Nó xuất hiện từ nhiều “đường” khác nhau như sản xuất “chui” trong nước, nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan và được bày bán ở các khu chợ đêm, chợ mỹ phẩm, ngõ ngách. Bản thân ngành y tế và lực lượng quản lý thị trường cũng chỉ kiểm tra được các cơ sở sản xuất lớn còn những điểm bán lẻ ở chợ, các lề đường thì vẫn bỏ ngỏ.
Và vì lợi nhuận, nhiều người đã đang tâm bán những sản phẩm giả này ra thị trường, làm tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng biết bao người khác.
Mỹ phẩm “3 không”
Thượng tá Nguyễn Văn Nông - Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 15) Công an thành phố Hà Nội cho biết hàng năm, đội nghiệp vụ công an các quận, huyện cùng với Phòng PC 15 đã bắt giữ, truy tố hàng trăm đối tượng buôn bán, sản xuất mỹ phẩm lậu, giả. Hàng tấn hàng hoá đã bị tịch thu, tiêu huỷ.
"Nhưng vì lợi nhuận và dễ mua nên loại tội phạm này vẫn không ngừng xuất hiện. Theo điều tra của chúng tôi, mỹ phẩm “3 không”: không nguồn gốc, không nhãn mác và không ngày sản xuất đang được bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay”, ông Nông nói.
Mới đây nhất, cái chết của em Nguyễn Ngọc Bích (16 tuổi ở ấp Hoà Quới, xã Hoà Tân, huyện Châu Thành - Đồng Nai) ngày 9/3/2008 do thoa mỹ phẩm tắm trắng không nguồn gốc chính là bài học chua xót cho việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và là một hồi chuông cảnh báo lực lượng cơ quan chức năng đối với việc quản lý loại mỹ phẩm độc hại này trên thị trường.
Chiều ngày 8/3, Bích đến tiệm thẩm mỹ của chị Trịnh Thị Phương Thao (ở cùng huyện) mua mỹ phẩm tắm trắng về thoa. Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau đó, Bích có triệu chứng ói mửa và được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng Bích đã không qua khỏi. Nguyên nhân ban đầu xác định, Bích tử vong có thể do tai biến từ mỹ phẩm không nguồn gốc.
Hiểm họa từ những trường hợp dùng mỹ phẩm, thuốc bôi, thuốc trộn, kem tự chế để làm đẹp gây ra tai biến vẫn hàng ngày gặp tại bệnh viện Da liễu Hà Nội và Tp.HCM. Theo bác sĩ Lý Hữu Đức (Khoa Tổng hợp - Bệnh viện Da liễu Tp.HCM), tuần nào cũng có từ 5 - 7 bệnh nhân bị dị ứng mỹ phẩm, tai biến do dùng mỹ phẩm không nguồn gốc, chất lượng và dùng kem tự chế phải vào khoa lâm sàng điều trị.
Cuối tháng 1 vừa qua, chị Thanh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải nhập viện vì tổn thương da rất nặng do dùng nhiều loại kem thoa không nguồn gốc, rẻ tiền. Trước đó, tin theo lời quảng cáo “có tác dụng làm mịn da chỉ trong vòng 1 tuần” ghi trên hai loại kem Pop 4g và Young one 4,5g mà giá lại rẻ (40.000 đồng/lọ) nên chị đã mua ở chợ Móng Cái về dùng thử. Hậu quả là sau 1 tuần sử dụng, da không mịn, không trắng mà hậu quả là chị phải nhập viện vì lở loét da mặt và mụn mọc dày đặc.
Sở dĩ, mỹ phẩm giả không nguồn gốc gây ra những tác hại như vậy đối với sức khoẻ con người là do trong thành phần chúng thường chứa corticoid và axit salicylic mà không có các hoạt chất có tác dụng bảo vệ da. Do đó, khi sử dụng một thời gian, da sẽ bị mất lớp bảo vệ, bị mụn và nhiễm trùng mụn mủ.
Khó quản lý
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay cho thấy, việc quản lý, xử lý mỹ phẩm giả là khá khó khăn. Theo Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, kể từ ngày 10/3, mỹ phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu sẽ được quản lý chung một qui chế là công bố tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm ra tiêu thụ trên thị trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn cho người sử dụng.
Cũng từ quy chế này, người sử dụng mỹ phẩm có thể khiếu kiện và được bồi thường trong trường hợp sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Hiện cả nước có hơn 15.000 loại mỹ phẩm đã đăng ký lưu hành. Đó là mỹ phẩm “sạch” được chứng minh nhưng mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng và hàng “xách tay” thì vẫn còn bạt ngàn trên thị trường.
Trên thị trường, mỹ phẩm giả, không nguồn gốc chủ yếu là kem thoa mặt, trắng da, kem tắm trắng, son môi và phấn lót. Nó xuất hiện từ nhiều “đường” khác nhau như sản xuất “chui” trong nước, nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan và được bày bán ở các khu chợ đêm, chợ mỹ phẩm, ngõ ngách. Bản thân ngành y tế và lực lượng quản lý thị trường cũng chỉ kiểm tra được các cơ sở sản xuất lớn còn những điểm bán lẻ ở chợ, các lề đường thì vẫn bỏ ngỏ.