“Năng lượng là lĩnh vực Iran rất quan tâm ở Việt Nam”
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Iran tại Việt Nam nói về tiềm năng quan hệ đầu tư và thương mại giữa hai nước
Trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam 2008 diễn ra từ ngày 17-21/10 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam (Hà Nội), Chính phủ Iran và Đại sứ quán Iran tại Việt Nam đã tổ chức đoàn 12 doanh nghiệp hàng đầu của Iran tham gia trưng bày 30 gian hàng.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Seyed Javad Ghavam Shahidi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam, về tiềm năng quan hệ đầu tư và thương mại giữa hai nước.
Thưa ông, đoàn doanh nghiệp Iran đến Việt Nam lần này để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư trong những lĩnh vực nào?
Trước hết, đây là những doanh nghiệp hàng đầu của chúng tôi hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện, nước đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng đập thuỷ điện, nhà máy điện, sản xuất thiết bị điện, tư vấn thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình liên quan...
Tôi được biết, ngành sản xuất điện của Việt Nam hiện đang là một trong những lĩnh vực tiềm năng lớn bởi sản lượng điện thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cả nước. Hiện Việt Nam cần thêm ít nhất 2.000MW điện/năm.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Iran đến Việt Nam lần này có sự góp mặt của các doanh nghiệp nổi tiếng trong khu vực Trung Đông như Công ty Ghodsniroo với trên 50 năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng tham gia phát triển các dự án điện của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam còn non trẻ, nhưng Iran đã có trên 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là dầu khí. Do vậy đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm khả năng hợp tác đầu tư thực hiện các dự án liên quan trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Iran có thế mạnh.
Tôi đảm bảo rằng các doanh nghiệp của Iran rất mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.
Vậy theo kinh nghiệm của ông, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực nào tại thị trường Iran?
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư sang Iran trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp như sản xuất thiết bị, dệt may, da giày... Việt Nam có thể sản xuất trong nước và tiến hành lắp ráp thành phẩm tại Iran để đưa hàng hoá vào thị trường Iran, và từ đó cũng có thể đưa hàng hoá thâm nhập thị trường Trung Đông rộng lớn.
Một lời khuyên hữu ích là các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi những hình mẫu hợp tác của Iran với các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Siri, Pakistan và những nước châu Phi để lựa chọn một hình thức hợp tác điển hình nhất cho doanh nghiệp hai bên.
Bên cạnh quan hệ hợp tác đầu tư, ông nhận định như thế nào về quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Iran trong thời gian qua?
Những năm vừa qua, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Iran đã có những bước phát triển đáng kể, nhất là trong khoảng thời gian 3-4 năm trở lại đây, tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai bên đã tăng gấp 3 lần so với trước đó.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2007, kim ngạch thương mại song phương đạt trên 100 triệu USD, nhưng tôi tin rằng con số thực tế có thể lớn gấp 2 lần vì nhiều hàng hoá của Việt Nam được nhập khẩu vào Iran thông qua nước thứ 3.
Mặc dù xu hướng trao đổi thương mại theo chiều hướng đi lên nhưng theo nhận định của tôi, những con số đó chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của hai nước, và cả hai bên đều mong đợi đạt được mức cao hơn so với hiện nay.
Theo ông, Việt Nam và Iran phải làm gì để có thể thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương cho xứng với tiềm năng?
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam để các doanh nghiệp Iran có mặt tại đây cùng phát triển quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư. Tuy nhiên, một vấn đề đang vấp phải hiện nay chính là sự thiếu hụt thông tin giữa cấp lãnh đạo, cũng như cấp doanh nghiệp của cả hai bên. Chúng tôi đã và đang nỗ lực hết sức để cung cấp cho các doanh nghiệp Iran, và hy vọng trong thời gian ngắn nhất có thể tháo gỡ được rào cản này.
Đối với vấn đề trao đổi thương mại, hiện tại còn khá nhiều rào cản cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Để đẩy mạnh quan hệ thương mại, chúng ta cần tiến tới việc đàm phán và ký kết hiệp định chống đánh thuế lần 2 cũng như hiệp định đầu tư giữa hai nước.
Có một thực tế là nhiều thông tin về thị trường Iran đều lấy nguồn từ phương Tây nên chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam có sự sàng lọc thông tin, để không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên. Và ý kiến của các bộ, ngành của Việt Nam liên quan cũng rất quan trọng để định hướng cho các doanh nghiệp.
Vì vậy, Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm đến thị trường Trung Đông thì nên có định hướng rõ ràng để hướng dẫn cho các doanh nghiệp. Iran sẵn sàng hợp tác với Việt Nam nên chúng tôi mong Việt Nam chú trọng hơn nữa đến thị trường Iran. Chúng ta cần một nguồn lực để thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương phát triển hơn nữa.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Seyed Javad Ghavam Shahidi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam, về tiềm năng quan hệ đầu tư và thương mại giữa hai nước.
Thưa ông, đoàn doanh nghiệp Iran đến Việt Nam lần này để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư trong những lĩnh vực nào?
Trước hết, đây là những doanh nghiệp hàng đầu của chúng tôi hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện, nước đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng đập thuỷ điện, nhà máy điện, sản xuất thiết bị điện, tư vấn thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình liên quan...
Tôi được biết, ngành sản xuất điện của Việt Nam hiện đang là một trong những lĩnh vực tiềm năng lớn bởi sản lượng điện thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cả nước. Hiện Việt Nam cần thêm ít nhất 2.000MW điện/năm.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Iran đến Việt Nam lần này có sự góp mặt của các doanh nghiệp nổi tiếng trong khu vực Trung Đông như Công ty Ghodsniroo với trên 50 năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng tham gia phát triển các dự án điện của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam còn non trẻ, nhưng Iran đã có trên 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là dầu khí. Do vậy đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm khả năng hợp tác đầu tư thực hiện các dự án liên quan trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Iran có thế mạnh.
Tôi đảm bảo rằng các doanh nghiệp của Iran rất mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.
Vậy theo kinh nghiệm của ông, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực nào tại thị trường Iran?
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư sang Iran trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp như sản xuất thiết bị, dệt may, da giày... Việt Nam có thể sản xuất trong nước và tiến hành lắp ráp thành phẩm tại Iran để đưa hàng hoá vào thị trường Iran, và từ đó cũng có thể đưa hàng hoá thâm nhập thị trường Trung Đông rộng lớn.
Một lời khuyên hữu ích là các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi những hình mẫu hợp tác của Iran với các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Siri, Pakistan và những nước châu Phi để lựa chọn một hình thức hợp tác điển hình nhất cho doanh nghiệp hai bên.
Bên cạnh quan hệ hợp tác đầu tư, ông nhận định như thế nào về quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Iran trong thời gian qua?
Những năm vừa qua, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Iran đã có những bước phát triển đáng kể, nhất là trong khoảng thời gian 3-4 năm trở lại đây, tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai bên đã tăng gấp 3 lần so với trước đó.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2007, kim ngạch thương mại song phương đạt trên 100 triệu USD, nhưng tôi tin rằng con số thực tế có thể lớn gấp 2 lần vì nhiều hàng hoá của Việt Nam được nhập khẩu vào Iran thông qua nước thứ 3.
Mặc dù xu hướng trao đổi thương mại theo chiều hướng đi lên nhưng theo nhận định của tôi, những con số đó chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của hai nước, và cả hai bên đều mong đợi đạt được mức cao hơn so với hiện nay.
Theo ông, Việt Nam và Iran phải làm gì để có thể thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương cho xứng với tiềm năng?
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam để các doanh nghiệp Iran có mặt tại đây cùng phát triển quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư. Tuy nhiên, một vấn đề đang vấp phải hiện nay chính là sự thiếu hụt thông tin giữa cấp lãnh đạo, cũng như cấp doanh nghiệp của cả hai bên. Chúng tôi đã và đang nỗ lực hết sức để cung cấp cho các doanh nghiệp Iran, và hy vọng trong thời gian ngắn nhất có thể tháo gỡ được rào cản này.
Đối với vấn đề trao đổi thương mại, hiện tại còn khá nhiều rào cản cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Để đẩy mạnh quan hệ thương mại, chúng ta cần tiến tới việc đàm phán và ký kết hiệp định chống đánh thuế lần 2 cũng như hiệp định đầu tư giữa hai nước.
Có một thực tế là nhiều thông tin về thị trường Iran đều lấy nguồn từ phương Tây nên chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam có sự sàng lọc thông tin, để không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên. Và ý kiến của các bộ, ngành của Việt Nam liên quan cũng rất quan trọng để định hướng cho các doanh nghiệp.
Vì vậy, Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm đến thị trường Trung Đông thì nên có định hướng rõ ràng để hướng dẫn cho các doanh nghiệp. Iran sẵn sàng hợp tác với Việt Nam nên chúng tôi mong Việt Nam chú trọng hơn nữa đến thị trường Iran. Chúng ta cần một nguồn lực để thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương phát triển hơn nữa.