“Nên cắt giảm 15-30% số công trình đầu tư”
Siết chặt đầu tư công được xác định là một giải pháp căn cơ để kiềm chế lạm phát. Vấn đề là việc siết này thực hiện như thế nào?
Siết chặt đầu tư công được xác định là một giải pháp căn cơ để kiềm chế lạm phát. Vấn đề là việc siết này thực hiện như thế nào?
Trao đổi với báo giới, TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương - cho rằng muốn đạt mục tiêu phải có cơ chế, biện pháp, động lực và cả sức ép.
Để cắt giảm được công trình kém hiệu quả, theo ông Doanh, cần đưa ra một khung tiêu chí. Công trình nào đã vượt thời hạn, đã thất thoát... phải liệt vào danh sách và nên có cơ chế bán lại cho chủ đầu tư có năng lực hơn.
Bên cạnh đó, phải đưa ra động lực cụ thể. Nơi nào cắt giảm được nhiều công trình sẽ được ưu tiên những công trình mới và ngược lại đối với những nơi vẫn để xảy ra các công trình lãng phí, trễ hạn. Nếu chỉ đưa ra mục tiêu, đưa ra quyết tâm trong khi người làm tốt chẳng được hơn gì anh làm kém sẽ không thể đem lại sự thay đổi.
Như thế, các tiêu chí sẽ rất phức tạp?
Cơ chế đầu tư của Việt Nam hiện phân cấp qua nhiều tầng nấc. Các bộ, ngành, tỉnh, huyện... đều có quyền quyết các dự án đầu tư. Vì vậy, việc đưa ra các tiêu chí bao quát thế nào là công trình kém hiệu quả, rồi công trình nào phải đình chỉ, tạm hoãn là rất khó khăn vì ngành xây dựng khác, ngành văn hóa, giáo dục lại khác.
Song đã đặt tiêu chí thì tiêu chí đó vẫn phải được cụ thể hóa ở từng ngành. Tuy vậy, có tiêu chí phức tạp vẫn không hẳn đã giúp cắt giảm được đúng địa chỉ và đúng số lượng công trình không hiệu quả.
Đầu tư kém hiệu quả là căn bệnh trầm kha từ khi có đầu tư nhà nước. Đây là vấn đề nằm trong cơ chế đầu tư. Tất cả ai có quyền lực đều có thể ra quyết định đầu tư và không ít người khi lên chức đều nghĩ phải mang về cho địa phương, doanh nghiệp, trường học của mình một dự án đầu tư.
Không ít nơi trong thường vụ có bao nhiêu đồng chí thì có bấy nhiêu dự án đầu tư. Những người làm công tác quản lý đầu tư đã nói câu chuyện này từ rất lâu. Nếu không khắc phục được từ tận cơ chế, ta sẽ luôn đưa ra bài thuốc “sẽ cắt giảm, tăng hiệu quả” nhưng không làm được.
Một công trình đầu tư ngoài những lợi ích chính thức cho địa phương, cho y tế, giáo dục... rất có thể còn có lợi ích ngầm nào đó cho những người có quyền quyết định. Vì thế nếu không có tiêu chí sẽ ít người nhận công trình mình kém hiệu quả và nếu không có chế tài chống lại các lợi ích ngầm, sẽ không ai muốn cắt giảm những công trình mình đã ra quyết định đầu tư.
Một chỉ thị của Thủ tướng phải có một cái giá khiến người không thực hiện được sẽ phải trả mới có thể đem lại hiệu quả cao.
Với tình hình hiện nay, các giải pháp phải mạnh, thậm chí phải chấp nhận chịu đau. Kinh tế Mỹ lao đao, Nhật đau đớn, Trung Quốc khó khăn thì chúng ta không nên ảo tưởng Việt Nam đang an lành. Đã đến lúc báo động cho mọi người biết đây đang là thời điểm rất nghiêm trọng đối với những nền kinh tế còn mong manh như Việt Nam.
Đã đến lúc cắt giảm xe công, cắt giảm chi phí xăng dầu cho công chức, buộc các công sở tiết kiệm triệt để.
Vậy theo ông, với tình hình lạm phát hiện nay, Việt Nam nên cắt giảm bao nhiêu phần trăm đầu tư xây dựng cơ bản?
Theo tôi, với kinh nghiệm nhiều năm về các công trình đầu tư không hiệu quả, nên yêu cầu các bộ trưởng, chủ đầu tư lớn thực hiện tỉ lệ cắt giảm nhất định. Nếu không cắt giảm sẽ bị đình chỉ các dự án tiếp theo.
Tùy từng ngành, lĩnh vực nhưng tỉ lệ cắt giảm chung của cả nước nên từ 15-30%. Nếu dưới 15% sẽ không có ý nghĩa đối với tình hình lạm phát hiện nay.
Trao đổi với báo giới, TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương - cho rằng muốn đạt mục tiêu phải có cơ chế, biện pháp, động lực và cả sức ép.
Để cắt giảm được công trình kém hiệu quả, theo ông Doanh, cần đưa ra một khung tiêu chí. Công trình nào đã vượt thời hạn, đã thất thoát... phải liệt vào danh sách và nên có cơ chế bán lại cho chủ đầu tư có năng lực hơn.
Bên cạnh đó, phải đưa ra động lực cụ thể. Nơi nào cắt giảm được nhiều công trình sẽ được ưu tiên những công trình mới và ngược lại đối với những nơi vẫn để xảy ra các công trình lãng phí, trễ hạn. Nếu chỉ đưa ra mục tiêu, đưa ra quyết tâm trong khi người làm tốt chẳng được hơn gì anh làm kém sẽ không thể đem lại sự thay đổi.
Như thế, các tiêu chí sẽ rất phức tạp?
Cơ chế đầu tư của Việt Nam hiện phân cấp qua nhiều tầng nấc. Các bộ, ngành, tỉnh, huyện... đều có quyền quyết các dự án đầu tư. Vì vậy, việc đưa ra các tiêu chí bao quát thế nào là công trình kém hiệu quả, rồi công trình nào phải đình chỉ, tạm hoãn là rất khó khăn vì ngành xây dựng khác, ngành văn hóa, giáo dục lại khác.
Song đã đặt tiêu chí thì tiêu chí đó vẫn phải được cụ thể hóa ở từng ngành. Tuy vậy, có tiêu chí phức tạp vẫn không hẳn đã giúp cắt giảm được đúng địa chỉ và đúng số lượng công trình không hiệu quả.
Đầu tư kém hiệu quả là căn bệnh trầm kha từ khi có đầu tư nhà nước. Đây là vấn đề nằm trong cơ chế đầu tư. Tất cả ai có quyền lực đều có thể ra quyết định đầu tư và không ít người khi lên chức đều nghĩ phải mang về cho địa phương, doanh nghiệp, trường học của mình một dự án đầu tư.
Không ít nơi trong thường vụ có bao nhiêu đồng chí thì có bấy nhiêu dự án đầu tư. Những người làm công tác quản lý đầu tư đã nói câu chuyện này từ rất lâu. Nếu không khắc phục được từ tận cơ chế, ta sẽ luôn đưa ra bài thuốc “sẽ cắt giảm, tăng hiệu quả” nhưng không làm được.
Một công trình đầu tư ngoài những lợi ích chính thức cho địa phương, cho y tế, giáo dục... rất có thể còn có lợi ích ngầm nào đó cho những người có quyền quyết định. Vì thế nếu không có tiêu chí sẽ ít người nhận công trình mình kém hiệu quả và nếu không có chế tài chống lại các lợi ích ngầm, sẽ không ai muốn cắt giảm những công trình mình đã ra quyết định đầu tư.
Một chỉ thị của Thủ tướng phải có một cái giá khiến người không thực hiện được sẽ phải trả mới có thể đem lại hiệu quả cao.
Với tình hình hiện nay, các giải pháp phải mạnh, thậm chí phải chấp nhận chịu đau. Kinh tế Mỹ lao đao, Nhật đau đớn, Trung Quốc khó khăn thì chúng ta không nên ảo tưởng Việt Nam đang an lành. Đã đến lúc báo động cho mọi người biết đây đang là thời điểm rất nghiêm trọng đối với những nền kinh tế còn mong manh như Việt Nam.
Đã đến lúc cắt giảm xe công, cắt giảm chi phí xăng dầu cho công chức, buộc các công sở tiết kiệm triệt để.
Vậy theo ông, với tình hình lạm phát hiện nay, Việt Nam nên cắt giảm bao nhiêu phần trăm đầu tư xây dựng cơ bản?
Theo tôi, với kinh nghiệm nhiều năm về các công trình đầu tư không hiệu quả, nên yêu cầu các bộ trưởng, chủ đầu tư lớn thực hiện tỉ lệ cắt giảm nhất định. Nếu không cắt giảm sẽ bị đình chỉ các dự án tiếp theo.
Tùy từng ngành, lĩnh vực nhưng tỉ lệ cắt giảm chung của cả nước nên từ 15-30%. Nếu dưới 15% sẽ không có ý nghĩa đối với tình hình lạm phát hiện nay.