Nga ép doanh nghiệp bán ngoại tệ để cứu Rúp
Động thái trên tương tự những gì mà nước này đã làm khi tỷ giá đồng Rúp “rơi tự do” hồi cuối 2014
Chính phủ Nga một lần nữa lại gia tăng sức ép buộc các công ty xuất khẩu của nước này bán ra ngoại tệ. Đây là một biện pháp nhằm ngăn không cho bất ổn trên thị trường toàn cầu dẫn tới một đợt bán tháo mới nhằm vào đồng Rúp.
Tờ Financial Times cho biết, trong các cuộc họp và tuyên bố từ ngày 19/8, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) và các quan chức nội các nước này đã hướng dẫn lãnh đạo các công ty quốc doanh và tư nhân về thời gian và mức doanh thu bằng USD phải chuyển đổi sang đồng Rúp.
“Công việc này đang được giám sát hàng ngày”, nguồn tin từ Alrosa, một công ty khai thác kim cương, tiết lộ. Một nguồn tin thân cận khác từ hãng dầu lửa quốc doanh Rosneft thì nói: “Việc bán ra ngoại tệ đang được thực hiện theo lệnh chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ”.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev xác nhận Chính phủ nước này một lần nữa đang dựa vào các công ty xuất khẩu trong việc bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Hôm thứ Bảy vừa rồi, ông Medvedev cam kết trong trung hạn đồng Rúp sẽ đưa đưa trở lại mức tỷ giá trước khi diễn ra đợt sụt giá mới nhất.
“Dĩ nhiên là Chính phủ Nga cũng sẽ giúp Ngân hàng Trung ương bằng cách gia tăng dòng ngoại tệ”, các hãng tin Nga dẫn lời ông Medvedev. “Tôi tin rằng sẽ sớm có thêm ngoại tệ do các công ty xuất khẩu bán ra, và điều này sẽ được cảm nhận qua tỷ giá hối đoái đồng Rúp”.
Động thái trên của Chính phủ Nga tương tự những gì mà nước này đã làm khi tỷ giá đồng Rúp “rơi tự do” hồi cuối năm 2014.
Giữa tháng 12/2014, khi đồng Rúp có thời điểm mất giá tới 80 Rúp mới đổi được 1 USD, một nhóm quan chức CBR và nội các Nga đã đứng giá giám sát giao dịch ngoại hối hàng ngày của các công ty xuất khẩu lớn. Khi đó, Chính phủ Nga yêu cầu các công ty xuất khẩu thực hiện việc “chuyển đổi nhịp nhàng và ổn định” từ doanh thu bằng ngoại tế sang Rúp để tránh làm gia tăng biến động trên thị trường.
Hoạt động giám sát này là một phần trong gói giải pháp mà Moscow áp dụng để xử lý cuộc khủng hoảng tỷ giá mà không cần phải tung các biện pháp kiểm soát vốn. Sang năm 2014, Nga giảm dần sức ép về bán ngoại tệ đối với các công ty xuất khẩu sau khi tỷ giá đồng Rúp bắt đầu ổn định trở lại.
Tuy vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng biện pháp trên chỉ có ảnh hưởng giới hạn ở thời điểm hiện tại vì đồng Rúp Nga hiện đang “chung số phận” bị bán tháo như hàng loạt đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khác. Động thái phá giá đồng Nhân dân tệ mới đây của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp tăng lãi suất đang khiến đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi rớt giá “thảm hại”.
Cuối ngày thứ Sáu tuần trước, tỷ giá đồng Rúp đã rớt xuống mức hơn 69 Rúp đổi 1 USD, từ mức 65 Rúp tương đương 1 USD vào đầu tuần. Đồng tiền của Nga đã liên tục mất giá kể từ giữa tháng 5, cùng với đà giảm giá của dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này.
Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York có thời điểm xuống dưới mức 40 USD/thùng lần đầu tiên trong 6 năm rưỡi.
Vào mùa hè năm ngoái, tỷ giá đồng Rúp ở mức 35 Rúp/USD. Như vậy, trong vòng 1 năm qua, giá trị đồng tiền này đã “bốc hơi” một nửa.
Cuối tháng 9 tới là thời điểm đóng thuế doanh nghiệp ở Nga, nên nhu cầu tiền Rúp của các công ty nước này dự báo sẽ tăng mạnh. Tuy vậy, xu hướng này có thể nhanh chóng bị đảo ngược khi nhiều doanh nghiệp Nga tới hạn phải trả những khoản nợ lớn bằng ngoại tệ trong mấy tháng tới.
“Chúng tôi dự báo các công ty Nga sẽ bán thêm ngoại tệ để có 717 tỷ Rúp phục vụ cho việc đóng thuế. Tuy vậy, điều này không thể thay đổi được xu hướng mất giá của đồng Rúp”, ông Tom Levinson, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối ngân hàng Sberbank CIB, viết trong một báo cáo.
Theo số liệu thống kê của CBR, các công ty Nga, không bao gồm các ngân hàng, sắp tới sẽ phải trả hơn 12 tỷ USD nợ ngoại tệ gồm cả tiền lãi.
Tờ Financial Times cho biết, trong các cuộc họp và tuyên bố từ ngày 19/8, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) và các quan chức nội các nước này đã hướng dẫn lãnh đạo các công ty quốc doanh và tư nhân về thời gian và mức doanh thu bằng USD phải chuyển đổi sang đồng Rúp.
“Công việc này đang được giám sát hàng ngày”, nguồn tin từ Alrosa, một công ty khai thác kim cương, tiết lộ. Một nguồn tin thân cận khác từ hãng dầu lửa quốc doanh Rosneft thì nói: “Việc bán ra ngoại tệ đang được thực hiện theo lệnh chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ”.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev xác nhận Chính phủ nước này một lần nữa đang dựa vào các công ty xuất khẩu trong việc bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Hôm thứ Bảy vừa rồi, ông Medvedev cam kết trong trung hạn đồng Rúp sẽ đưa đưa trở lại mức tỷ giá trước khi diễn ra đợt sụt giá mới nhất.
“Dĩ nhiên là Chính phủ Nga cũng sẽ giúp Ngân hàng Trung ương bằng cách gia tăng dòng ngoại tệ”, các hãng tin Nga dẫn lời ông Medvedev. “Tôi tin rằng sẽ sớm có thêm ngoại tệ do các công ty xuất khẩu bán ra, và điều này sẽ được cảm nhận qua tỷ giá hối đoái đồng Rúp”.
Động thái trên của Chính phủ Nga tương tự những gì mà nước này đã làm khi tỷ giá đồng Rúp “rơi tự do” hồi cuối năm 2014.
Giữa tháng 12/2014, khi đồng Rúp có thời điểm mất giá tới 80 Rúp mới đổi được 1 USD, một nhóm quan chức CBR và nội các Nga đã đứng giá giám sát giao dịch ngoại hối hàng ngày của các công ty xuất khẩu lớn. Khi đó, Chính phủ Nga yêu cầu các công ty xuất khẩu thực hiện việc “chuyển đổi nhịp nhàng và ổn định” từ doanh thu bằng ngoại tế sang Rúp để tránh làm gia tăng biến động trên thị trường.
Hoạt động giám sát này là một phần trong gói giải pháp mà Moscow áp dụng để xử lý cuộc khủng hoảng tỷ giá mà không cần phải tung các biện pháp kiểm soát vốn. Sang năm 2014, Nga giảm dần sức ép về bán ngoại tệ đối với các công ty xuất khẩu sau khi tỷ giá đồng Rúp bắt đầu ổn định trở lại.
Tuy vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng biện pháp trên chỉ có ảnh hưởng giới hạn ở thời điểm hiện tại vì đồng Rúp Nga hiện đang “chung số phận” bị bán tháo như hàng loạt đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khác. Động thái phá giá đồng Nhân dân tệ mới đây của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp tăng lãi suất đang khiến đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi rớt giá “thảm hại”.
Cuối ngày thứ Sáu tuần trước, tỷ giá đồng Rúp đã rớt xuống mức hơn 69 Rúp đổi 1 USD, từ mức 65 Rúp tương đương 1 USD vào đầu tuần. Đồng tiền của Nga đã liên tục mất giá kể từ giữa tháng 5, cùng với đà giảm giá của dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này.
Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York có thời điểm xuống dưới mức 40 USD/thùng lần đầu tiên trong 6 năm rưỡi.
Vào mùa hè năm ngoái, tỷ giá đồng Rúp ở mức 35 Rúp/USD. Như vậy, trong vòng 1 năm qua, giá trị đồng tiền này đã “bốc hơi” một nửa.
Cuối tháng 9 tới là thời điểm đóng thuế doanh nghiệp ở Nga, nên nhu cầu tiền Rúp của các công ty nước này dự báo sẽ tăng mạnh. Tuy vậy, xu hướng này có thể nhanh chóng bị đảo ngược khi nhiều doanh nghiệp Nga tới hạn phải trả những khoản nợ lớn bằng ngoại tệ trong mấy tháng tới.
“Chúng tôi dự báo các công ty Nga sẽ bán thêm ngoại tệ để có 717 tỷ Rúp phục vụ cho việc đóng thuế. Tuy vậy, điều này không thể thay đổi được xu hướng mất giá của đồng Rúp”, ông Tom Levinson, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối ngân hàng Sberbank CIB, viết trong một báo cáo.
Theo số liệu thống kê của CBR, các công ty Nga, không bao gồm các ngân hàng, sắp tới sẽ phải trả hơn 12 tỷ USD nợ ngoại tệ gồm cả tiền lãi.