Ngân hàng BIDV dự báo kinh tế vĩ mô
Tổ nghiên cứu của Ngân hàng BIDV vừa đưa ra một số dự báo về kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm nay
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thành lập một tổ nghiên cứu độc lập, chuyên nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong, ngoài nước và đưa ra những đánh giá, dự báo đối với nền kinh tế Việt Nam.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, tổ nghiên cứu sẽ cập nhật thông tin về tình hình kinh tế, thị trường tiền tệ ; trao đổi tham vấn với các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nhằm giúp ban lãnh đạo BIDV chủ động linh hoạt điều hành hoạt động, ứng phó kịp thời với diễn biến của thị trường và sự điều hành của nhà nước.
Tổ nghiên cứu này vừa đưa ra báo cáo “Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008 và dự báo cho 6 tháng cuối năm”. Mặc dù là “tác phẩm” đầu tay, nhưng bản báo cáo được trình bày khá cặn kẽ trong việc đưa ra những dự báo về các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nửa cuối năm 2008.
Trước hết, báo cáo tổng hợp và mô tả chi tiết, cụ thể tình hình và nguyên nhân gây bất ổn cho nền kinh tế trong 6 tháng đầu 2008 và số liệu xây dựng nên bản báo cáo này được trích dẫn từ những nguồn tin cậy như Tổng cục Thống kê, báo cáo từ bộ ngành, đánh giá của các định chế nước ngoài HSBC, Morgan Stanley, Standard & Poor’s.
Đối với chỉ số CPI, tổ nghiên cứu của BIDV nhận định: mặc dù có nhiều dự báo khác nhau, nhưng trên cơ sở đánh giá của các tổ chức quốc tế cùng với yếu tố giả định giá xăng dầu trên thế giới vẫn ở mức cao (140 USD/thùng), tất yếu tác động mạnh đến chi phí sản xuất của toàn xã hội tính hội tụ qua nhiều vòng và do đó, CPI năm nay sẽ tăng ở mức 24% - 26%.
Vấn đề cán cân thanh toán tổng thể được tổ nghiên cứu đưa ra 2 kịch bản: thặng dư khoảng 1 tỷ USD hoặc âm 2 tỷ USD. Tuy nhiên, tổ nghiên cứu cho rằng, kịch bản 1 có nhiều khả năng xảy ra hơn bởi lẽ: mặc dù tài khoản vãng lai âm 17,1 tỷ USD, nhưng tài khoản vốn dương 18,1 tỷ USD.
Thể hiện tính độc lập của mình trong nghiên cứu và dự báo, tổ nghiên cứu của BIDV cũng đưa ra những vấn đề còn tồn tại mà nếu không giải quyết rốt ráo sẽ để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Thứ nhất là cán cân thanh toán. Mức nhập siêu các tháng cuối năm thường cao hơn các tháng đầu năm, chẳng hạn mức nhập siêu 6 tháng cuối 2007 bằng 63% nhập siêu của năm đó. Vì thế, nếu việc kiềm chế nhập khẩu thiếu hiệu quả thì nguy cơ thâm hụt thương mại có thể lớn hơn mức dự báo là 22 tỷ USD và cán cân thanh toán sẽ bị “âm” 2 tỷ USD, gây sức ép mạnh lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối.
Thứ hai, đối với vấn đề điều hành lãi suất cơ bản, tổ nghiên cứu đánh giá: cơ quan điều hành còn đi sau đòi hỏi thực tế của thị trường tiền tệ vốn biến động rất nhanh. Do đó, công cụ này hiện chưa thực sự dẫn dắt thị trường, đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại và ổn định thị trường tiền tệ.
Thứ ba, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá lên +/-2% và nâng tỷ giá giao dịch liên ngân hàng, được đánh giá là điều tiết khá linh hoạt đối với giá trị thực của VND. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại hai hệ thống tỷ giá (chính thức và chợ đen) đang gây khó khăn cho công tác điều hành tỷ giá.
Thứ tư, vấn đề khả năng tiếp nhận FDI của nền kinh tế hiện còn nhỏ trong khi luồng vốn vẫn tiếp tục chảy vào. Vì vậy, việc điều tiết dòng vốn, cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho vốn FDI đạt hiệu quả cao đang là yêu cầu cấp bách.
Đặc biệt, Tổ nghiên cứu cũng đề cập rất sâu về vấn đề an sinh xã hội. Nhiều năm qua, thu nhập người lao động tăng khoảng 10 – 12%/năm nhưng nếu so với mức tăng giá thì mức tăng thu nhập không đủ bù đắp. Bên cạnh đó, mặc dù tăng trưởng đạt được những thành tựu nhất định nhưng khoảng cách giàu nghèo đang bị phân hóa ghê gớm.
Một điều dễ nhận thấy là chỉ số Gini đo mức độ chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam hiện đứng mức cao trên thế giới. Sự phân hóa này đã kéo theo sự bất bình đẳng trong hưởng thụ và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tăng trưởng cao nhưng người nghèo lại không được hưởng lợi nhiều trong khi họ lại phải hứng chịu những cú va đập nặng nề của lạm phát gia tăng.
Chưa kể rằng, hệ quả của lạm phát, thất nghiệp và mức sống giảm sút đã gây nên những bất ổn xã hội mà bằng chứng là các vụ đình công trong 6 tháng qua lên tới 127 vụ, lớn hơn con số 115 vụ của cả năm 2007.
Từ thực tế này, Tổ nghiên cứu BIDV khuyến nghị Nhà nước cần có chính sách bù đắp tổn thất thu nhập do lạm phát kéo dài, hạn chế tình trạng phân hóa giàu nghèo. Đặc biệt, phải có chính sách hỗ trợ nông dân như giảm thuế, lệ phí và có cơ chế thu mua lương thực hợp lý, hạn chế tư thương ép giá.
* Một số dự báo chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cả năm 2008 của Tổ nghiên cứu BIDV:
- Tăng trưởng kinh tế: 6,8% - 7%
- Lạm phát: 24% – 26%
- Tỷ giá: 17.000 đồng – 17.200 đồng/USD
- Tăng trưởng tín dụng: nhỏ hơn 30% và nên ở mức 25%.
- Giải ngân FDI: 10 – 11 tỷ USD
- Nhập siêu: 20 đến 22 tỷ USD
- Cán cân thanh toán: thặng dư 1 tỷ USD
- Dữ trữ ngoại hối: 19 – 21 tỷ USD
- Chỉ số VN-Index: 500 – 550 điểm
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, tổ nghiên cứu sẽ cập nhật thông tin về tình hình kinh tế, thị trường tiền tệ ; trao đổi tham vấn với các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nhằm giúp ban lãnh đạo BIDV chủ động linh hoạt điều hành hoạt động, ứng phó kịp thời với diễn biến của thị trường và sự điều hành của nhà nước.
Tổ nghiên cứu này vừa đưa ra báo cáo “Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008 và dự báo cho 6 tháng cuối năm”. Mặc dù là “tác phẩm” đầu tay, nhưng bản báo cáo được trình bày khá cặn kẽ trong việc đưa ra những dự báo về các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nửa cuối năm 2008.
Trước hết, báo cáo tổng hợp và mô tả chi tiết, cụ thể tình hình và nguyên nhân gây bất ổn cho nền kinh tế trong 6 tháng đầu 2008 và số liệu xây dựng nên bản báo cáo này được trích dẫn từ những nguồn tin cậy như Tổng cục Thống kê, báo cáo từ bộ ngành, đánh giá của các định chế nước ngoài HSBC, Morgan Stanley, Standard & Poor’s.
Đối với chỉ số CPI, tổ nghiên cứu của BIDV nhận định: mặc dù có nhiều dự báo khác nhau, nhưng trên cơ sở đánh giá của các tổ chức quốc tế cùng với yếu tố giả định giá xăng dầu trên thế giới vẫn ở mức cao (140 USD/thùng), tất yếu tác động mạnh đến chi phí sản xuất của toàn xã hội tính hội tụ qua nhiều vòng và do đó, CPI năm nay sẽ tăng ở mức 24% - 26%.
Vấn đề cán cân thanh toán tổng thể được tổ nghiên cứu đưa ra 2 kịch bản: thặng dư khoảng 1 tỷ USD hoặc âm 2 tỷ USD. Tuy nhiên, tổ nghiên cứu cho rằng, kịch bản 1 có nhiều khả năng xảy ra hơn bởi lẽ: mặc dù tài khoản vãng lai âm 17,1 tỷ USD, nhưng tài khoản vốn dương 18,1 tỷ USD.
Thể hiện tính độc lập của mình trong nghiên cứu và dự báo, tổ nghiên cứu của BIDV cũng đưa ra những vấn đề còn tồn tại mà nếu không giải quyết rốt ráo sẽ để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Thứ nhất là cán cân thanh toán. Mức nhập siêu các tháng cuối năm thường cao hơn các tháng đầu năm, chẳng hạn mức nhập siêu 6 tháng cuối 2007 bằng 63% nhập siêu của năm đó. Vì thế, nếu việc kiềm chế nhập khẩu thiếu hiệu quả thì nguy cơ thâm hụt thương mại có thể lớn hơn mức dự báo là 22 tỷ USD và cán cân thanh toán sẽ bị “âm” 2 tỷ USD, gây sức ép mạnh lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối.
Thứ hai, đối với vấn đề điều hành lãi suất cơ bản, tổ nghiên cứu đánh giá: cơ quan điều hành còn đi sau đòi hỏi thực tế của thị trường tiền tệ vốn biến động rất nhanh. Do đó, công cụ này hiện chưa thực sự dẫn dắt thị trường, đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại và ổn định thị trường tiền tệ.
Thứ ba, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá lên +/-2% và nâng tỷ giá giao dịch liên ngân hàng, được đánh giá là điều tiết khá linh hoạt đối với giá trị thực của VND. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại hai hệ thống tỷ giá (chính thức và chợ đen) đang gây khó khăn cho công tác điều hành tỷ giá.
Thứ tư, vấn đề khả năng tiếp nhận FDI của nền kinh tế hiện còn nhỏ trong khi luồng vốn vẫn tiếp tục chảy vào. Vì vậy, việc điều tiết dòng vốn, cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho vốn FDI đạt hiệu quả cao đang là yêu cầu cấp bách.
Đặc biệt, Tổ nghiên cứu cũng đề cập rất sâu về vấn đề an sinh xã hội. Nhiều năm qua, thu nhập người lao động tăng khoảng 10 – 12%/năm nhưng nếu so với mức tăng giá thì mức tăng thu nhập không đủ bù đắp. Bên cạnh đó, mặc dù tăng trưởng đạt được những thành tựu nhất định nhưng khoảng cách giàu nghèo đang bị phân hóa ghê gớm.
Một điều dễ nhận thấy là chỉ số Gini đo mức độ chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam hiện đứng mức cao trên thế giới. Sự phân hóa này đã kéo theo sự bất bình đẳng trong hưởng thụ và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tăng trưởng cao nhưng người nghèo lại không được hưởng lợi nhiều trong khi họ lại phải hứng chịu những cú va đập nặng nề của lạm phát gia tăng.
Chưa kể rằng, hệ quả của lạm phát, thất nghiệp và mức sống giảm sút đã gây nên những bất ổn xã hội mà bằng chứng là các vụ đình công trong 6 tháng qua lên tới 127 vụ, lớn hơn con số 115 vụ của cả năm 2007.
Từ thực tế này, Tổ nghiên cứu BIDV khuyến nghị Nhà nước cần có chính sách bù đắp tổn thất thu nhập do lạm phát kéo dài, hạn chế tình trạng phân hóa giàu nghèo. Đặc biệt, phải có chính sách hỗ trợ nông dân như giảm thuế, lệ phí và có cơ chế thu mua lương thực hợp lý, hạn chế tư thương ép giá.
* Một số dự báo chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cả năm 2008 của Tổ nghiên cứu BIDV:
- Tăng trưởng kinh tế: 6,8% - 7%
- Lạm phát: 24% – 26%
- Tỷ giá: 17.000 đồng – 17.200 đồng/USD
- Tăng trưởng tín dụng: nhỏ hơn 30% và nên ở mức 25%.
- Giải ngân FDI: 10 – 11 tỷ USD
- Nhập siêu: 20 đến 22 tỷ USD
- Cán cân thanh toán: thặng dư 1 tỷ USD
- Dữ trữ ngoại hối: 19 – 21 tỷ USD
- Chỉ số VN-Index: 500 – 550 điểm