Ngân hàng chọn lọc nhu cầu mua ngoại tệ
Không bán ngoại tệ cho đối tượng không ưu tiên, đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, chỉ tập trung các nhu cầu thiết yếu
Không bán ngoại tệ cho đối tượng không ưu tiên, đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, chỉ tập trung các nhu cầu thiết yếu…
Đây là khẳng định của một số ngân hàng thương mại ở thời điểm này, bên cạnh việc thực hiện đúng tỷ giá trong biên độ mà Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Ngày 8/7, thông điệp mà Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) gửi đến khách hàng là kế hoạch bán ngoại tệ tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc. Tuy nhiên, kế hoạch này có sự chọn lọc các đối tượng.
Cụ thể, theo ông Phạm Quang Thắng, Phó tổng giám đốc Techcombank, ngân hàng này sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ cho các cá nhân có nhu cầu mua phục vụ mục đích như thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại nước ngoài hoặc thanh toán học phí du học.
Ngoài ra, Techcombank dành nguồn ngoại tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện thanh toán qua ngân hàng mình, đặc biệt là nhu cầu để nhập khẩu các loại vật tư thiết bị và vật liệu cần thiết cho sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
“Chúng tôi sẵn sàng cung ứng ngoại tệ, trong khả năng cho phép. Khách hàng có thể vay hoặc mua ngoại tệ từ Techcombank để thanh toán theo tỷ giá được niêm yết công khai tại các điểm giao dịch”, ông Thắng cho biết.
Sớm hơn, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo về các hoạt động ngoại hối, thực hiện biên độ tỷ giá mới, Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank bắt đầu thực hiện bán ra. Kế hoạch của ngân hàng này cũng có sự chọn lọc nhất định.
Đại diện Vietcombank cho biết nguồn ngoại tệ sẽ được tập trung cho các doanh nghiệp có truyền thống quan hệ tín dụng, thuộc các nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc chữa bệnh, nhu cầu khách hàng cá nhân đi chữa bệnh ở nước ngoài, hoặc để hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất khẩu, ngành hàng nông nghiệp…
“Tất nhiên những nhu cầu như du lịch nước ngoài, nhập khẩu hàng xa xỉ… sẽ được chọn lọc”, đại diện trên cho biết.
Còn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), quan điểm đặt ra là “không bán ngoại tệ cho đối tượng không ưu tiên, đặc biệt các mặt hàng xa xỉ, cao cấp và các mặt hàng thuộc diện hạn chế của Bộ Công thương như hàng tiêu dùng, ô tô, mỹ phẩm...”.
Với những nhu cầu khác, BIDV cho biết sẽ đáp ứng 100% nhu cầu nhập khẩu các hàng hoá thiết yếu thuộc đối tượng nhóm 1 theo quy định của Chính phủ như xăng dầu, hàng hoá sản xuất hàng xuất khẩu, phân bón, nguyên liệu dược phẩm; chỉ đáp ứng một phần đối với nhu cầu nhập khẩu các hàng hóa khác…
Đối với cá nhân, BIDV khẳng định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu mua ngoại tệ của người đi chữa bệnh, đi công tác, khảo sát, hội thảo và du học tại nước ngoài; các nhu cầu ngoại tệ cho du lịch nước ngoài sẽ theo các hạn mức nhất định.
Ở một diễn biến khác, khi diễn biến tỷ giá dần đi vào ổn định, các dịch vụ liên quan của ngân hàng cũng bớt căng thẳng hơn. Mới nhất, Ngân hàng Á châu (ACB) thông báo giảm phí giao dịch của tất cả các loại ngoại tệ đối với thẻ tín dụng quốc tế và thẻ thanh toán/ghi nợ quốc tế chỉ còn 0,35 - 3%; trước đó là 12% từ ngày 26/6, giảm còn 6% từ ngày 28/6.
Trên thị trường tự do, sau khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc (từ 27/6), thêm những thông điệp thực hiện cơ chế một giá và bán ra của các ngân hàng thương mại, tỷ giá đã giảm mạnh. Đến cuối chiều ngày 9/7, giá USD mua vào – bán ra chỉ còn 16.950 - 17.050 VND.
Đây là khẳng định của một số ngân hàng thương mại ở thời điểm này, bên cạnh việc thực hiện đúng tỷ giá trong biên độ mà Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Ngày 8/7, thông điệp mà Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) gửi đến khách hàng là kế hoạch bán ngoại tệ tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc. Tuy nhiên, kế hoạch này có sự chọn lọc các đối tượng.
Cụ thể, theo ông Phạm Quang Thắng, Phó tổng giám đốc Techcombank, ngân hàng này sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ cho các cá nhân có nhu cầu mua phục vụ mục đích như thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại nước ngoài hoặc thanh toán học phí du học.
Ngoài ra, Techcombank dành nguồn ngoại tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện thanh toán qua ngân hàng mình, đặc biệt là nhu cầu để nhập khẩu các loại vật tư thiết bị và vật liệu cần thiết cho sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
“Chúng tôi sẵn sàng cung ứng ngoại tệ, trong khả năng cho phép. Khách hàng có thể vay hoặc mua ngoại tệ từ Techcombank để thanh toán theo tỷ giá được niêm yết công khai tại các điểm giao dịch”, ông Thắng cho biết.
Sớm hơn, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo về các hoạt động ngoại hối, thực hiện biên độ tỷ giá mới, Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank bắt đầu thực hiện bán ra. Kế hoạch của ngân hàng này cũng có sự chọn lọc nhất định.
Đại diện Vietcombank cho biết nguồn ngoại tệ sẽ được tập trung cho các doanh nghiệp có truyền thống quan hệ tín dụng, thuộc các nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc chữa bệnh, nhu cầu khách hàng cá nhân đi chữa bệnh ở nước ngoài, hoặc để hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất khẩu, ngành hàng nông nghiệp…
“Tất nhiên những nhu cầu như du lịch nước ngoài, nhập khẩu hàng xa xỉ… sẽ được chọn lọc”, đại diện trên cho biết.
Còn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), quan điểm đặt ra là “không bán ngoại tệ cho đối tượng không ưu tiên, đặc biệt các mặt hàng xa xỉ, cao cấp và các mặt hàng thuộc diện hạn chế của Bộ Công thương như hàng tiêu dùng, ô tô, mỹ phẩm...”.
Với những nhu cầu khác, BIDV cho biết sẽ đáp ứng 100% nhu cầu nhập khẩu các hàng hoá thiết yếu thuộc đối tượng nhóm 1 theo quy định của Chính phủ như xăng dầu, hàng hoá sản xuất hàng xuất khẩu, phân bón, nguyên liệu dược phẩm; chỉ đáp ứng một phần đối với nhu cầu nhập khẩu các hàng hóa khác…
Đối với cá nhân, BIDV khẳng định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu mua ngoại tệ của người đi chữa bệnh, đi công tác, khảo sát, hội thảo và du học tại nước ngoài; các nhu cầu ngoại tệ cho du lịch nước ngoài sẽ theo các hạn mức nhất định.
Ở một diễn biến khác, khi diễn biến tỷ giá dần đi vào ổn định, các dịch vụ liên quan của ngân hàng cũng bớt căng thẳng hơn. Mới nhất, Ngân hàng Á châu (ACB) thông báo giảm phí giao dịch của tất cả các loại ngoại tệ đối với thẻ tín dụng quốc tế và thẻ thanh toán/ghi nợ quốc tế chỉ còn 0,35 - 3%; trước đó là 12% từ ngày 26/6, giảm còn 6% từ ngày 28/6.
Trên thị trường tự do, sau khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc (từ 27/6), thêm những thông điệp thực hiện cơ chế một giá và bán ra của các ngân hàng thương mại, tỷ giá đã giảm mạnh. Đến cuối chiều ngày 9/7, giá USD mua vào – bán ra chỉ còn 16.950 - 17.050 VND.