Ngăn hệ thống sụp đổ, Hy Lạp đóng cửa hàng loạt ngân hàng
Diễn biến vào cuối tuần qua ở Hy Lạp đánh dấu sự biến động đột ngột
Nhằm ngăn nguy cơ sụp đổ của hệ thống tài chính, Chính phủ Hy Lạp quyết định đóng cửa một loạt ngân hàng và áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn kể từ ngày 29/6, gần 1 tuần trước khi nước này tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc có chấp nhận các yêu cầu “thắt lưng buộc bụng” mà chủ nợ đưa ra hay không.
Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, các biện pháp mà Athens đưa ra có thể khiến nền kinh tế Hy Lạp chìm sâu hơn vào suy thoái và đẩy nước này gần hơn tới nguy cơ phải ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone.
Các biện pháp nói trên được Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras công bố sau khi các cuộc đàm phán với các chủ nợ quốc tế tiếp tục đổ vỡ vào cuối ngày thứ Sáu và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định đóng băng nguồn cứu trợ khẩn cấp cho các nhà băng Hy Lạp.
Trên các đường phố ở Hy Lạp, dòng người xếp hàng dài trước những máy rút tiền tự động (ATM) và các trạm bán xăng cho thấy cuộc sống thường nhật của người dân sẽ bị đảo lộn như thế nào trong những ngày sắp tới.
Với tốc độ rút tiền kỷ lục khỏi các ngân hàng và nguồn hỗ trợ từ ECB bị đóng băng, Hy Lạp trở thành quốc gia thứ hai trong khối Eurozone, sau đảo quốc Cyprus vào năm 2013, tuyên bố đóng cửa hệ thống ngân hàng và sử dụng tới biện pháp kiểm soát vốn.
Trong khi đó, giới chức châu Âu đang bàn thảo một “kế hoạch B” nhằm ngăn không cho những bất ổn ở Hy Lạp lan sang các quốc gia khác trong Eurozone, đồng thời giữ không cho Athens tách dần ra khỏi quỹ đạo của khối sử dụng đồng tiền chung.
“Đây là một ngày vô cùng đen tối đối với Hy Lạp”, giáo sư Nicholas Economides thuộc Đại học New York nhận xét. “Nền kinh tế vốn đã trì trệ của Hy Lạp sẽ tê liệt sâu hơn nữa”.
Đồng Euro mất giá trong phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á, giảm 1,5% so với mức chốt cuối tuần trước, còn gần 1,1 USD đổi 1 Euro, trong khi giá các tài sản an toàn gia tăng. Lúc gần 10h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 8 USD/oz, lên hơn 1.183 USD/oz.
“Trong những ngày tới, điều cần thiết là sự kiên nhẫn và bình tĩnh”, Thủ tướng Tsipras phát biểu trong một tuyên bố được phát trên truyền hình. “Tiền gửi tiết kiệm của người dân Hy Lạp được đảm bảo hoàn toàn. Việc thanh toán tiền lương và lương hưu cũng vậy”, ông Tsipras trấn an người dân.
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào này 28/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhất trí về tầm quan trọng phải giữ Hy Lạp trong Eurozone. Trước đó, trong một cuộc điện đàm vào ngày 27/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob J. Lew hối thúc các chủ nợ của Hy Lạp tìm một giải pháp bền vững, bao gồm giảm nợ cho Hy Lạp. Ông Lew cũng kêu gọi Thủ tướng Tsipras sử dụng tới các biện pháp kiểm soát vốn nếu cần thiết.
Tờ báo Kathimerini của Hy Lạp dẫn nguồn tin giấu tên cho biết các ngân hàng của nước này sẽ đóng cửa cho tới ít nhất cuộc trưng cầu dân ý.
Diễn biến vào cuối tuần vừa rồi ở Hy Lạp đánh dấu biến động đột ngột so với những gì diễn ra vào tuần trước. Trong tuần trước, thị trường tài chính toàn cầu lạc quan tin tưởng Chính phủ Hy Lạp sẽ đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ.
Hy vọng này đã vụt tắt vào đêm ngày thứ Sáu khi Thủ tướng Tsipras khiến các chủ nợ “sốc” bằng tuyên bố tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 5/7 về các yêu cầu “thắt lưng buộc bụng” mà các chủ nợ đưa ra. Ngày 30/6 là ngày tới hạn Hy Lạp phải trả khoản nợ 1,7 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và không có nguồn cứu trợ được các chủ nợ giải ngân, Hy Lạp gần như đã cầm chắc nguy cơ phá sản.
Ngay sau khi tuyên bố trưng cầu dân ý được đưa ra, người dân Hy Lạp đã tìm mọi cách để rút hết tiền khỏi ngân hàng. Hai quan chức cấp cao của ngành ngân hàng Hy Lạp cho biết, vào sáng ngày thứ Bảy, có tới 500 trong tổng số hơn 7.000 máy ATM của nước này bị rút hết tiền. Theo kênh truyền hình Skai, đã có 1 tỷ Euro, tương đương khoảng 1,1 tỷ USD bị rút khỏi hệ thống ngân hàng Hy Lạp.
Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Hy Lạp công bố hôm 25/6, người gửi tiền nước này đã rút 30 tỷ Euro trong thời gian từ tháng 1-5, đưa lượng tiền gửi trong hệ thống nhà băng còn 129,9 tỷ Euro.
Ngày 28/6, ECB đóng băng mức trần Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho các ngân hàng Hy Lạp ở mức dưới 89 tỷ Euro. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm tới nay ECB từ chối duy trì hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng của Hy Lạp, bất chấp tiền gửi đang tháo chạy khỏi các ngân hàng nước này.
Thủ tướng Hy Lạp Tsipras tiếp tục quan điểm chỉ trích các chủ nợ. “Phẩm giá của người Hy Lạp khi đối diện với thủ đoạn tống tiền và bất công sẽ gửi một thông điệp của hy vọng và tự hào tới toàn thể châu Âu”, ông Tsipras phát biểu trên truyền hình.
Đêm ngày Chủ nhật, hàng dài người dân Hy Lạp trước cửa nhiều trạm bán xăng ở Athens cho thấy sự nghi ngờ về khả năng nước này duy trì nhập khẩu nhiên liệu. Trong khi đó, dòng người trước các ATM đã giảm xuống do các máy ATM đã cạn tiền.
Chính phủ của ông Tsipas kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Ông Tsipras cũng nhắc lại đề nghị với Ủy ban châu Âu (EC) về gia hạn cứu trợ cho Hy Lạp cho tới khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý này.
Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, các biện pháp mà Athens đưa ra có thể khiến nền kinh tế Hy Lạp chìm sâu hơn vào suy thoái và đẩy nước này gần hơn tới nguy cơ phải ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone.
Các biện pháp nói trên được Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras công bố sau khi các cuộc đàm phán với các chủ nợ quốc tế tiếp tục đổ vỡ vào cuối ngày thứ Sáu và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định đóng băng nguồn cứu trợ khẩn cấp cho các nhà băng Hy Lạp.
Trên các đường phố ở Hy Lạp, dòng người xếp hàng dài trước những máy rút tiền tự động (ATM) và các trạm bán xăng cho thấy cuộc sống thường nhật của người dân sẽ bị đảo lộn như thế nào trong những ngày sắp tới.
Với tốc độ rút tiền kỷ lục khỏi các ngân hàng và nguồn hỗ trợ từ ECB bị đóng băng, Hy Lạp trở thành quốc gia thứ hai trong khối Eurozone, sau đảo quốc Cyprus vào năm 2013, tuyên bố đóng cửa hệ thống ngân hàng và sử dụng tới biện pháp kiểm soát vốn.
Trong khi đó, giới chức châu Âu đang bàn thảo một “kế hoạch B” nhằm ngăn không cho những bất ổn ở Hy Lạp lan sang các quốc gia khác trong Eurozone, đồng thời giữ không cho Athens tách dần ra khỏi quỹ đạo của khối sử dụng đồng tiền chung.
“Đây là một ngày vô cùng đen tối đối với Hy Lạp”, giáo sư Nicholas Economides thuộc Đại học New York nhận xét. “Nền kinh tế vốn đã trì trệ của Hy Lạp sẽ tê liệt sâu hơn nữa”.
Đồng Euro mất giá trong phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á, giảm 1,5% so với mức chốt cuối tuần trước, còn gần 1,1 USD đổi 1 Euro, trong khi giá các tài sản an toàn gia tăng. Lúc gần 10h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 8 USD/oz, lên hơn 1.183 USD/oz.
“Trong những ngày tới, điều cần thiết là sự kiên nhẫn và bình tĩnh”, Thủ tướng Tsipras phát biểu trong một tuyên bố được phát trên truyền hình. “Tiền gửi tiết kiệm của người dân Hy Lạp được đảm bảo hoàn toàn. Việc thanh toán tiền lương và lương hưu cũng vậy”, ông Tsipras trấn an người dân.
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào này 28/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhất trí về tầm quan trọng phải giữ Hy Lạp trong Eurozone. Trước đó, trong một cuộc điện đàm vào ngày 27/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob J. Lew hối thúc các chủ nợ của Hy Lạp tìm một giải pháp bền vững, bao gồm giảm nợ cho Hy Lạp. Ông Lew cũng kêu gọi Thủ tướng Tsipras sử dụng tới các biện pháp kiểm soát vốn nếu cần thiết.
Tờ báo Kathimerini của Hy Lạp dẫn nguồn tin giấu tên cho biết các ngân hàng của nước này sẽ đóng cửa cho tới ít nhất cuộc trưng cầu dân ý.
Diễn biến vào cuối tuần vừa rồi ở Hy Lạp đánh dấu biến động đột ngột so với những gì diễn ra vào tuần trước. Trong tuần trước, thị trường tài chính toàn cầu lạc quan tin tưởng Chính phủ Hy Lạp sẽ đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ.
Hy vọng này đã vụt tắt vào đêm ngày thứ Sáu khi Thủ tướng Tsipras khiến các chủ nợ “sốc” bằng tuyên bố tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 5/7 về các yêu cầu “thắt lưng buộc bụng” mà các chủ nợ đưa ra. Ngày 30/6 là ngày tới hạn Hy Lạp phải trả khoản nợ 1,7 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và không có nguồn cứu trợ được các chủ nợ giải ngân, Hy Lạp gần như đã cầm chắc nguy cơ phá sản.
Ngay sau khi tuyên bố trưng cầu dân ý được đưa ra, người dân Hy Lạp đã tìm mọi cách để rút hết tiền khỏi ngân hàng. Hai quan chức cấp cao của ngành ngân hàng Hy Lạp cho biết, vào sáng ngày thứ Bảy, có tới 500 trong tổng số hơn 7.000 máy ATM của nước này bị rút hết tiền. Theo kênh truyền hình Skai, đã có 1 tỷ Euro, tương đương khoảng 1,1 tỷ USD bị rút khỏi hệ thống ngân hàng Hy Lạp.
Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Hy Lạp công bố hôm 25/6, người gửi tiền nước này đã rút 30 tỷ Euro trong thời gian từ tháng 1-5, đưa lượng tiền gửi trong hệ thống nhà băng còn 129,9 tỷ Euro.
Ngày 28/6, ECB đóng băng mức trần Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho các ngân hàng Hy Lạp ở mức dưới 89 tỷ Euro. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm tới nay ECB từ chối duy trì hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng của Hy Lạp, bất chấp tiền gửi đang tháo chạy khỏi các ngân hàng nước này.
Thủ tướng Hy Lạp Tsipras tiếp tục quan điểm chỉ trích các chủ nợ. “Phẩm giá của người Hy Lạp khi đối diện với thủ đoạn tống tiền và bất công sẽ gửi một thông điệp của hy vọng và tự hào tới toàn thể châu Âu”, ông Tsipras phát biểu trên truyền hình.
Đêm ngày Chủ nhật, hàng dài người dân Hy Lạp trước cửa nhiều trạm bán xăng ở Athens cho thấy sự nghi ngờ về khả năng nước này duy trì nhập khẩu nhiên liệu. Trong khi đó, dòng người trước các ATM đã giảm xuống do các máy ATM đã cạn tiền.
Chính phủ của ông Tsipas kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Ông Tsipras cũng nhắc lại đề nghị với Ủy ban châu Âu (EC) về gia hạn cứu trợ cho Hy Lạp cho tới khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý này.