Nhật Bản lần đầu hạ lãi suất sau 7 năm
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa tuyên bố cắt giảm lãi suất đồng Yên 0,2%, từ mức 0,5% xuống còn 0,3%
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa tuyên bố cắt giảm lãi suất đồng Yên 0,2%, từ mức 0,5% xuống còn 0,3%. Như vậy, BoJ là ngân hàng trung ương tiếp theo hưởng ứng đợt cắt giảm lãi suất toàn cầu đang diễn ra, với sự mở màn của các nước Trung Quốc, Nauy và Mỹ hôm 29/10 vừa qua.
Giống như mục đích của các ngân hàng trung ương khác trong đợt cắt giảm lãi suất này, BoJ hạ lãi suất đồng Yên ngày hôm nay (31/10) nhằm ngăn chặn không cho kinh tế Nhật rơi vào một thời kỳ suy thoái kéo dài.
Tuy nhiên, khác với sự đồng thuận của tất cả các quan chức có thẩm quyền quyết định lãi suất trong Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong lần bỏ phiếu quyết định cắt giảm lãi suất hôm 29/10, các quan chức trong BoJ đã tỏ rõ sự bất đồng lớn trong cuộc bỏ phiếu quyết định lãi suất đồng Yên ngày hôm nay.
Đã có 3 trong số 8 quan chức của BoJ bỏ phiếu hôm nay muốn đưa lãi suất đồng Yên về 0,25%, 1 quan chức muốn giữ nguyên mức lãi suất 0,5%, còn lại 4 quan chức muốn hạ lãi suất về 0,3%. Cuối cùng, Thống đốc Masaaki Shirakawa của BoJ đã phải bỏ lá phiếu quyết định hạ lãi suất đồng Yên về 0,3%.
Mức lãi suất cơ bản 0,5% đã được duy trì ở Nhật Bản trong suốt 7 năm qua và đây là mức lãi suất thấp nhất trong số các đồng tiền của các nước phát triển. Trong đợt cắt giảm lãi suất toàn cầu gần đây, BoJ đã từ chối hạ lãi suất đồng Yên vì cho rằng mức lãi suất 0,5% đã là quá thấp.
Tuy nhiên, áp lực cắt giảm lãi suất Yên Nhật đã xuất hiện mạnh hơn bao giờ hết trong bối cảnh khủng hoảng tài chính leo thang và lan rộng, khiến thị trường chứng khoán Nhật chao đảo và đe dọa đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vào suy thoái.
Số lượng những bằng chứng về sự trượt dốc của kinh tế Nhật đã gia tăng mạnh trong vòng 1 tháng trở lại đây trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu leo thang.
Trong tháng 9, xuất khẩu của Nhật chỉ tăng có 1,5%, thấp hơn một nửa so với dự báo của các nhà kinh tế, trong khi sản xuất công nghiệp quý 2 sụt giảm quý thứ 3 liên tiếp. Các số liệu công bố ngày 31/10 cho thấy, lạm phát ở Nhật đi xuống và chi tiêu của các hộ gia đình nước này giảm tháng thứ 7 liên tục.
BoJ dự báo, tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm tài khóa đang diễn ra, kết thúc vào tháng 3/2008 sẽ chỉ là 0,1%, so với mức dự báo 1,2% hồi tháng 7 vừa qua. Mức dự báo tăng GDP cho hai năm kế tiếp lần lượt là 0,6% và 1,7%.
Về vấn đề lạm phát, BoJ cho rằng, lạm phát ở Nhật sẽ không tăng trong năm tài khóa tới, sau khi tăng 1,6% trong năm tài khóa này.
Trong bối cảnh này, các công ty lớn của Nhật đang đồng loạt giảm dự báo lợi nhuận hoặc công bố thua lỗ lớn hơn dự kiến. Tình hình càng khó khăn thêm đối với các nhà xuất khẩu của Nhật do đồng Yên lên giá mạnh so với các ngoại tệ khác, trong đó có USD, làm cho giá hàng xuất khẩu của Nhật trở nên đắt đỏ.
Ngày 30/10, Chính phủ của Thủ tướng Taro Aso đã công bố một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói trị giá 51 tỷ USD để giảm thiểu tác động của sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự lên giá mạnh của đồng Yên.
Trước Nhật Bản, tham gia vào đợt cắt giảm lãi suất toàn cầu lần này đã có các nước và khu vực Trung Quốc, Nauy, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan và một số quốc gia Trung Đông. Dự kiến, vào đầu tháng 11 này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng sẽ tiến hành hạ lãi suất đồng Euro và Bảng Anh.
(Theo Bloomberg)
Giống như mục đích của các ngân hàng trung ương khác trong đợt cắt giảm lãi suất này, BoJ hạ lãi suất đồng Yên ngày hôm nay (31/10) nhằm ngăn chặn không cho kinh tế Nhật rơi vào một thời kỳ suy thoái kéo dài.
Tuy nhiên, khác với sự đồng thuận của tất cả các quan chức có thẩm quyền quyết định lãi suất trong Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong lần bỏ phiếu quyết định cắt giảm lãi suất hôm 29/10, các quan chức trong BoJ đã tỏ rõ sự bất đồng lớn trong cuộc bỏ phiếu quyết định lãi suất đồng Yên ngày hôm nay.
Đã có 3 trong số 8 quan chức của BoJ bỏ phiếu hôm nay muốn đưa lãi suất đồng Yên về 0,25%, 1 quan chức muốn giữ nguyên mức lãi suất 0,5%, còn lại 4 quan chức muốn hạ lãi suất về 0,3%. Cuối cùng, Thống đốc Masaaki Shirakawa của BoJ đã phải bỏ lá phiếu quyết định hạ lãi suất đồng Yên về 0,3%.
Mức lãi suất cơ bản 0,5% đã được duy trì ở Nhật Bản trong suốt 7 năm qua và đây là mức lãi suất thấp nhất trong số các đồng tiền của các nước phát triển. Trong đợt cắt giảm lãi suất toàn cầu gần đây, BoJ đã từ chối hạ lãi suất đồng Yên vì cho rằng mức lãi suất 0,5% đã là quá thấp.
Tuy nhiên, áp lực cắt giảm lãi suất Yên Nhật đã xuất hiện mạnh hơn bao giờ hết trong bối cảnh khủng hoảng tài chính leo thang và lan rộng, khiến thị trường chứng khoán Nhật chao đảo và đe dọa đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vào suy thoái.
Số lượng những bằng chứng về sự trượt dốc của kinh tế Nhật đã gia tăng mạnh trong vòng 1 tháng trở lại đây trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu leo thang.
Trong tháng 9, xuất khẩu của Nhật chỉ tăng có 1,5%, thấp hơn một nửa so với dự báo của các nhà kinh tế, trong khi sản xuất công nghiệp quý 2 sụt giảm quý thứ 3 liên tiếp. Các số liệu công bố ngày 31/10 cho thấy, lạm phát ở Nhật đi xuống và chi tiêu của các hộ gia đình nước này giảm tháng thứ 7 liên tục.
BoJ dự báo, tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm tài khóa đang diễn ra, kết thúc vào tháng 3/2008 sẽ chỉ là 0,1%, so với mức dự báo 1,2% hồi tháng 7 vừa qua. Mức dự báo tăng GDP cho hai năm kế tiếp lần lượt là 0,6% và 1,7%.
Về vấn đề lạm phát, BoJ cho rằng, lạm phát ở Nhật sẽ không tăng trong năm tài khóa tới, sau khi tăng 1,6% trong năm tài khóa này.
Trong bối cảnh này, các công ty lớn của Nhật đang đồng loạt giảm dự báo lợi nhuận hoặc công bố thua lỗ lớn hơn dự kiến. Tình hình càng khó khăn thêm đối với các nhà xuất khẩu của Nhật do đồng Yên lên giá mạnh so với các ngoại tệ khác, trong đó có USD, làm cho giá hàng xuất khẩu của Nhật trở nên đắt đỏ.
Ngày 30/10, Chính phủ của Thủ tướng Taro Aso đã công bố một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói trị giá 51 tỷ USD để giảm thiểu tác động của sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự lên giá mạnh của đồng Yên.
Trước Nhật Bản, tham gia vào đợt cắt giảm lãi suất toàn cầu lần này đã có các nước và khu vực Trung Quốc, Nauy, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan và một số quốc gia Trung Đông. Dự kiến, vào đầu tháng 11 này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng sẽ tiến hành hạ lãi suất đồng Euro và Bảng Anh.
(Theo Bloomberg)