Nhật nối lại ODA và điều kiện chống tham nhũng đi kèm
Cùng với công bố nối lại ODA, phía Nhật cũng công bố những biện pháp chống tham nhũng được hai chính phủ Việt - Nhật phê duyệt
Một trong những vấn đề gây nhiều dư luận nhất tại Việt Nam trong vòng gần ba tháng qua được giải quyết ổn thoả, khi cuối giờ chiều ngày 23/2, Ngoại trưởng Nhật Hirofumi Nakasone chính thức tuyên bố Nhật nối lại hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam với nguồn vốn tương đương 900 triệu USD dành cho bốn dự án cơ sở hạ tầng.
Theo lịch trình, công hàm ngoại giao về bốn dự án trên sẽ được hai bên ký trước 31/3/2009, ngày kết thúc năm tài khoá 2008 của Nhật. Với phần “truy lĩnh” này, năm 2008 Việt Nam đạt mức cam kết ODA kỷ lục khoảng sáu tỉ USD.
Nhưng quan trọng hơn, cùng với công bố của ông Nakasone, Bộ Ngoại giao Nhật cũng công bố những biện pháp chống tham nhũng liên quan đến ODA, do ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng ODA Việt - Nhật soạn thảo và được chính phủ hai nước phê duyệt.
Việc nối lại ODA cho Việt Nam kèm với biện pháp chống tham nhũng diễn ra sau khi ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị khởi tố bắt giam cho thấy sự kiên định của người Nhật khi hành động. Người ta có quyền tin rằng cơ chế phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA sẽ có hiệu quả. Họ đã chứng tỏ điều này khi sáng kiến chung Việt - Nhật giúp cho môi trường đầu tư ở Việt Nam cải thiện đáng kể.
Những điều Việt Nam phải thực hiện
Phía Việt Nam cam kết trong vòng quý 1 phải thành lập xong trung tâm hỗ trợ mua sắm, thuộc Cục Mua sắm công - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để với tư cách bên thứ ba độc lập và công bằng, thẩm định việc chọn nhà thầu và tư vấn.
Cũng nhằm mục đích tránh gian lận trong đấu thầu, Việt Nam phải xúc tiến chương trình mua sắm điện tử từ năm 2009 - 2015.
Nhằm minh bạch thông tin, với hợp đồng tư vấn lớn hơn 100 triệu Yên, Việt Nam phải công bố tên, quốc tịch của những công ty tham gia, các công ty được đánh giá cao nhất trong số đó, và của những công ty được trao hợp đồng, cũng như giá trị hợp đồng.
Với công trình trên một tỉ Yên, Việt Nam phải công bố tên, quốc tịch của các nhà thầu tham gia (với giá bỏ thầu), của những nhà thầu được đánh giá cao và của những công ty thắng thầu (cùng giá trị hợp đồng). Những thông tin này được công bố trên “Công báo mua sắm” và trên website chính thức ngay trong quý 2/2009.
Ngay trong quý 1/2009, ngoài việc tiến hành hậu kiểm với những dự án từ nguồn vốn đầu tư công trong nước, Việt Nam phải bắt đầu triển khai hậu kiểm đối với những dự án ODA của Nhật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tư vấn cho Chính phủ Nhật và JICA những dự án nào cần hậu kiểm.
Để đối phó với cá nhân tham nhũng liên quan đến ODA, đến tháng 6/2009, Việt Nam phải xây dựng những quy định phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thu nhận và xử lý thông tin liên quan đến những nghi vấn tham nhũng.
Cho đến tháng 6/2010, Việt Nam phải xây dựng được bộ luật riêng để bảo vệ nhân chứng, bao gồm người Việt và người nước ngoài.
Phía Việt Nam cam kết tiến hành ngay việc điều tra và chia sẻ thông tin kịp thời với phía Nhật, khi tiếp nhận được thông tin có độ tin cậy cao liên quan đến tham nhũng ODA của Nhật. Nhật cũng yêu cầu chiến lược quốc gia chống tham nhũng đến năm 2020 mà Thủ tướng sắp ký phải được triển khai thông qua sự tham vấn chặt chẽ của nhà tài trợ.
Cho đến tháng 6/2009, Việt Nam phải ban hành quy định về việc tiếp nhận và xử lý thông tin, tố cáo liên quan đến tham nhũng; Bộ Tư pháp phải soạn thảo nghị định về sự tham gia của các tổ chức quần chúng, xã hội, xã hội nghề nghiệp trong quá trình xây dựng luật và hoạch định chính sách; Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải xây dựng được bộ quy tắc ứng xử trong đấu thầu, buộc các cơ quan và pháp nhân tham gia đấu thầu phải ký và tuân thủ.
Những cam kết từ phía Nhật
Rút kinh nghiệm từ vụ PCI, nhà tư vấn nhiều tai tiếng trong quá khứ mà vẫn được tham gia nhiều dự án lớn không chỉ ở Việt Nam, JICA cam kết sẽ xem xét lại, cải thiện các hướng dẫn chọn nhà tư vấn ngay trong quý 1 này, trong đó có cả quy định tiến hành hậu kiểm với quy trình tuyển chọn tư vấn.
Chính phủ Nhật và JICA cũng cam kết sẽ nhanh chóng thể chế hoá hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến tham nhũng, bảo đảm sự minh bạch thông tin trong đấu thầu tư vấn.
Cho đến nay, JICA chỉ cử chuyên gia đến những nước nhận ODA thiếu kinh nghiệm, nhất là trong việc chọn tư vấn. Sắp tới, để tránh sự thông đồng giữa nhà tư vấn và quan chức phụ trách dự án ở nước nhận ODA, với những hợp đồng tư vấn lớn, vượt quá 1 tỉ Yên, họ phải cử chuyên gia tới.
Chính phủ Nhật và JICA cũng cam kết sẽ chia sẻ thông tin có dính tham nhũng cho các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ khác. Do vậy, họ sẽ yêu cầu công ty dự thầu viết cam kết không dính đến tham nhũng trong các dự án ODA trước đó.
Đặc biệt, Chính phủ Nhật nêu rõ rằng họ sẽ quy định trong các hợp đồng và các văn bản khác ký giữa Chính phủ Nhật Bản hoặc JICA và nước nhận ODA rằng nếu họ nhận được thông tin liên quan đến các vụ quan chức nước nhận ODA tham nhũng, họ có quyền yêu cầu chính phủ nước nhận ODA phải giải thích rõ ràng.
Huỳnh Phan (SGTT)
Theo lịch trình, công hàm ngoại giao về bốn dự án trên sẽ được hai bên ký trước 31/3/2009, ngày kết thúc năm tài khoá 2008 của Nhật. Với phần “truy lĩnh” này, năm 2008 Việt Nam đạt mức cam kết ODA kỷ lục khoảng sáu tỉ USD.
Nhưng quan trọng hơn, cùng với công bố của ông Nakasone, Bộ Ngoại giao Nhật cũng công bố những biện pháp chống tham nhũng liên quan đến ODA, do ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng ODA Việt - Nhật soạn thảo và được chính phủ hai nước phê duyệt.
Việc nối lại ODA cho Việt Nam kèm với biện pháp chống tham nhũng diễn ra sau khi ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị khởi tố bắt giam cho thấy sự kiên định của người Nhật khi hành động. Người ta có quyền tin rằng cơ chế phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA sẽ có hiệu quả. Họ đã chứng tỏ điều này khi sáng kiến chung Việt - Nhật giúp cho môi trường đầu tư ở Việt Nam cải thiện đáng kể.
Những điều Việt Nam phải thực hiện
Phía Việt Nam cam kết trong vòng quý 1 phải thành lập xong trung tâm hỗ trợ mua sắm, thuộc Cục Mua sắm công - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để với tư cách bên thứ ba độc lập và công bằng, thẩm định việc chọn nhà thầu và tư vấn.
Cũng nhằm mục đích tránh gian lận trong đấu thầu, Việt Nam phải xúc tiến chương trình mua sắm điện tử từ năm 2009 - 2015.
Nhằm minh bạch thông tin, với hợp đồng tư vấn lớn hơn 100 triệu Yên, Việt Nam phải công bố tên, quốc tịch của những công ty tham gia, các công ty được đánh giá cao nhất trong số đó, và của những công ty được trao hợp đồng, cũng như giá trị hợp đồng.
Với công trình trên một tỉ Yên, Việt Nam phải công bố tên, quốc tịch của các nhà thầu tham gia (với giá bỏ thầu), của những nhà thầu được đánh giá cao và của những công ty thắng thầu (cùng giá trị hợp đồng). Những thông tin này được công bố trên “Công báo mua sắm” và trên website chính thức ngay trong quý 2/2009.
Ngay trong quý 1/2009, ngoài việc tiến hành hậu kiểm với những dự án từ nguồn vốn đầu tư công trong nước, Việt Nam phải bắt đầu triển khai hậu kiểm đối với những dự án ODA của Nhật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tư vấn cho Chính phủ Nhật và JICA những dự án nào cần hậu kiểm.
Để đối phó với cá nhân tham nhũng liên quan đến ODA, đến tháng 6/2009, Việt Nam phải xây dựng những quy định phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thu nhận và xử lý thông tin liên quan đến những nghi vấn tham nhũng.
Cho đến tháng 6/2010, Việt Nam phải xây dựng được bộ luật riêng để bảo vệ nhân chứng, bao gồm người Việt và người nước ngoài.
Phía Việt Nam cam kết tiến hành ngay việc điều tra và chia sẻ thông tin kịp thời với phía Nhật, khi tiếp nhận được thông tin có độ tin cậy cao liên quan đến tham nhũng ODA của Nhật. Nhật cũng yêu cầu chiến lược quốc gia chống tham nhũng đến năm 2020 mà Thủ tướng sắp ký phải được triển khai thông qua sự tham vấn chặt chẽ của nhà tài trợ.
Cho đến tháng 6/2009, Việt Nam phải ban hành quy định về việc tiếp nhận và xử lý thông tin, tố cáo liên quan đến tham nhũng; Bộ Tư pháp phải soạn thảo nghị định về sự tham gia của các tổ chức quần chúng, xã hội, xã hội nghề nghiệp trong quá trình xây dựng luật và hoạch định chính sách; Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải xây dựng được bộ quy tắc ứng xử trong đấu thầu, buộc các cơ quan và pháp nhân tham gia đấu thầu phải ký và tuân thủ.
Những cam kết từ phía Nhật
Rút kinh nghiệm từ vụ PCI, nhà tư vấn nhiều tai tiếng trong quá khứ mà vẫn được tham gia nhiều dự án lớn không chỉ ở Việt Nam, JICA cam kết sẽ xem xét lại, cải thiện các hướng dẫn chọn nhà tư vấn ngay trong quý 1 này, trong đó có cả quy định tiến hành hậu kiểm với quy trình tuyển chọn tư vấn.
Chính phủ Nhật và JICA cũng cam kết sẽ nhanh chóng thể chế hoá hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến tham nhũng, bảo đảm sự minh bạch thông tin trong đấu thầu tư vấn.
Cho đến nay, JICA chỉ cử chuyên gia đến những nước nhận ODA thiếu kinh nghiệm, nhất là trong việc chọn tư vấn. Sắp tới, để tránh sự thông đồng giữa nhà tư vấn và quan chức phụ trách dự án ở nước nhận ODA, với những hợp đồng tư vấn lớn, vượt quá 1 tỉ Yên, họ phải cử chuyên gia tới.
Chính phủ Nhật và JICA cũng cam kết sẽ chia sẻ thông tin có dính tham nhũng cho các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ khác. Do vậy, họ sẽ yêu cầu công ty dự thầu viết cam kết không dính đến tham nhũng trong các dự án ODA trước đó.
Đặc biệt, Chính phủ Nhật nêu rõ rằng họ sẽ quy định trong các hợp đồng và các văn bản khác ký giữa Chính phủ Nhật Bản hoặc JICA và nước nhận ODA rằng nếu họ nhận được thông tin liên quan đến các vụ quan chức nước nhận ODA tham nhũng, họ có quyền yêu cầu chính phủ nước nhận ODA phải giải thích rõ ràng.
Huỳnh Phan (SGTT)