“Nhiều cản trở pháp lý về xử lý nợ xấu”
“Có thể trên sổ sách, tình hình xử lý nợ xấu đang tốt nhưng bản chất vấn đề lại là câu chuyện khác”
Khoảng 70% rào cản xử lý nợ xấu là do vướng mắc pháp lý. Giải quyết nợ xấu không phải chỉ cho ngân hàng mà cả nền kinh tế, nếu chỉ tổ chức tín dụng sẽ không giải quyết được mà phải có sự nhập cuộc của cả hệ thống chính trị, ông Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp chế, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Thưa ông, ông nhìn nhận thế nào về triển vọng xử lý nợ xấu hiện nay?
Nợ xấu được coi như một loại hàng hóa đặc biệt đang tồn kho. Muốn xử lý triệt để thì phải có thị trường, điều mà từ trước đến nay dường như chưa có. Bởi lẽ, thị trường sản xuất kinh doanh, bất động sản chưa phục hồi nên cánh cửa của thị trường nợ chưa mở ra.
Trong khi nhà đầu tư trong nước kiệt quệ thì nhà đầu tư nước ngoài dù muốn vào cũng không thấy triển vọng nhiều ngoài hệ thống rào cản pháp lý. Vì vậy, có thể trên sổ sách, tình hình xử lý nợ xấu đang tốt nhưng bản chất vấn đề lại là câu chuyện khác.
Ông có thể cho ví dụ về những vướng mắc pháp lý?
Vướng mắc lớn nhất gây khó khăn cho việc xử lý nợ xấu ngân hàng là sự cản trở pháp lý, tạm chia thành 4 nhóm như sau: cản trở pháp lý do xung đột pháp luật, do bất cập pháp luật, do áp dụng sai luật và do bất chấp pháp luật.
Đơn cử như quyền thu giữ tài sản được quy định tại Điều 336 về xử lý tài sản cầm cố, Điều 355 về xử lý tài sản thế chấp Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (29/12/2006) về giao dịch bảo đảm, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP (22/2/2012) rằng: các tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) có đầy đủ quyền hạn tự mình và chủ động xử lý nợ nếu như đã có thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm. Cụ thể, quyền thu giữ tài sản bảo đảm; bán tài sản bảo đảm; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ...
Tuy nhiên, trên thực tế, các tổ chức tín dụng hầu như không thể tự mình thực hiện quyền này do việc xử lý nợ liên quan đến quá nhiều quy định khác về quyền sở hữu tài sản; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền người tiêu dùng; hình thức và nội dung hợp đồng; trách nhiệm liên quan đến tài sản và giao dịch,... được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Công chứng...
Do đó, nhiều năm nay, quy định về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tại Khoản 4, Điều 58 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) cũng gần như vô nghĩa.
Mới đây, một ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm khi khách hàng chây ỳ trả nợ và không thực hiện cam kết giao tài sản bảo đảm nhưng bị phản ứng dữ dội. Ông nói gì về việc này?
Theo quy định tại Nghị định 163, nếu khách hàng không trả nợ, tổ chức tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng thực hiện tất cả những cam kết nếu có trong hợp đồng. Trong đó có quyền thu giữ tài sản bảo đảm; bán tài sản bảo đảm; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ...
Như vậy, lựa chọn cách nào, chẳng hạn, chọn cách thu giữ tài sản là quyền của tổ chức tín dụng nếu như trong hợp đồng hai bên thống nhất: khi không trả được nợ, ngân hàng có quyền thu giữ tài sản.
Giả định, tổ chức tín dụng lựa chọn quyền thu giữ tài sản thì vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện như thế nào?
Trong Nghị định 163 có đề cập vấn đề này nhưng chưa rõ, tuy nhiên đến thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện nghị định thì quy định khá chi tiết. Cụ thể, chính quyền địa phương tiếp nhận thông báo thu giữ tài sản của tổ chức tín dụng, nắm bắt tất cả thông tin liên quan để theo dõi, quản lý trên địa bàn.
Trong trường hợp xảy ra chống đối, gây lộn xộn thì chính quyền, đặc biệt là cơ quan công an phải vào cuộc, đảm bảo an toàn, thông suốt cho tổ chức tín dụng thực hiện quyền thu hồi tài sản.
Cụ thể hơn, một khách hàng vay không chịu bàn giao một tài sản bảo đảm là ngôi nhà thì tổ chức tín dụng có quyền cắt khóa để khẳng định tài sản của mình không, thưa ông?
Điều này phụ thuộc vào nội dung ký kết trong hợp đồng giữa hai bên. Nếu hai bên cùng thống nhất là nếu không trả được nợ, khách vay phải bàn giao tài sản cho chủ nợ thì phải tuân thủ theo quy định của Nghị định 163. Trong trường hợp chây ỳ, tổ chức tín dụng có quyền cắt khóa để khẳng định quyền thu giữ tài sản.
Mặc dù vậy, rất ít ngân hàng dám thực hiện quyền này vì sự đồng thuận của dư luận, uy tín ngân hàng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tính hiệu lực của Nghị định 163.
Do vậy, chỉ tổ chức tín dụng không giải quyết được câu chuyện này mà phải có sự nhập cuộc của cả hệ thống chính trị bởi vì, giải quyết nợ xấu không phải chỉ cho ngân hàng mà cả nền kinh tế.
Trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện quyền thu giữ tài sản, nếu không có mặt khách hàng vay mà chỉ có chính quyền địa phương và thừa phát lại liệu có tiềm ẩn tội “xâm phạm tài sản cá nhân”?
Đó là vấn đề của luật. Luật cho đến đâu thì làm đến đấy. Thực tế thì vấn đề này không được quy định rõ ràng trong luật mà chỉ là một vài văn bản dưới luật nên đó là một vướng mắc. Không như ở Mỹ, vay mượn mà không trả, ngân hàng đến vứt hết đồ đạc ra ngoài và niêm phong nhà cửa ngay.
Ở Việt Nam, tổ chức tín dụng phải mời công an, chính quyền, thừa phát lại làm chứng, quay phim hẳn hoi mà rất ít đơn vị dám thu giữ tài sản khi khách hàng vắng mặt.
Thưa ông, ông nhìn nhận thế nào về triển vọng xử lý nợ xấu hiện nay?
Nợ xấu được coi như một loại hàng hóa đặc biệt đang tồn kho. Muốn xử lý triệt để thì phải có thị trường, điều mà từ trước đến nay dường như chưa có. Bởi lẽ, thị trường sản xuất kinh doanh, bất động sản chưa phục hồi nên cánh cửa của thị trường nợ chưa mở ra.
Trong khi nhà đầu tư trong nước kiệt quệ thì nhà đầu tư nước ngoài dù muốn vào cũng không thấy triển vọng nhiều ngoài hệ thống rào cản pháp lý. Vì vậy, có thể trên sổ sách, tình hình xử lý nợ xấu đang tốt nhưng bản chất vấn đề lại là câu chuyện khác.
Ông có thể cho ví dụ về những vướng mắc pháp lý?
Vướng mắc lớn nhất gây khó khăn cho việc xử lý nợ xấu ngân hàng là sự cản trở pháp lý, tạm chia thành 4 nhóm như sau: cản trở pháp lý do xung đột pháp luật, do bất cập pháp luật, do áp dụng sai luật và do bất chấp pháp luật.
Đơn cử như quyền thu giữ tài sản được quy định tại Điều 336 về xử lý tài sản cầm cố, Điều 355 về xử lý tài sản thế chấp Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (29/12/2006) về giao dịch bảo đảm, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP (22/2/2012) rằng: các tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) có đầy đủ quyền hạn tự mình và chủ động xử lý nợ nếu như đã có thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm. Cụ thể, quyền thu giữ tài sản bảo đảm; bán tài sản bảo đảm; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ...
Tuy nhiên, trên thực tế, các tổ chức tín dụng hầu như không thể tự mình thực hiện quyền này do việc xử lý nợ liên quan đến quá nhiều quy định khác về quyền sở hữu tài sản; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền người tiêu dùng; hình thức và nội dung hợp đồng; trách nhiệm liên quan đến tài sản và giao dịch,... được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Công chứng...
Do đó, nhiều năm nay, quy định về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tại Khoản 4, Điều 58 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) cũng gần như vô nghĩa.
Mới đây, một ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm khi khách hàng chây ỳ trả nợ và không thực hiện cam kết giao tài sản bảo đảm nhưng bị phản ứng dữ dội. Ông nói gì về việc này?
Theo quy định tại Nghị định 163, nếu khách hàng không trả nợ, tổ chức tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng thực hiện tất cả những cam kết nếu có trong hợp đồng. Trong đó có quyền thu giữ tài sản bảo đảm; bán tài sản bảo đảm; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ...
Như vậy, lựa chọn cách nào, chẳng hạn, chọn cách thu giữ tài sản là quyền của tổ chức tín dụng nếu như trong hợp đồng hai bên thống nhất: khi không trả được nợ, ngân hàng có quyền thu giữ tài sản.
Giả định, tổ chức tín dụng lựa chọn quyền thu giữ tài sản thì vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện như thế nào?
Trong Nghị định 163 có đề cập vấn đề này nhưng chưa rõ, tuy nhiên đến thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện nghị định thì quy định khá chi tiết. Cụ thể, chính quyền địa phương tiếp nhận thông báo thu giữ tài sản của tổ chức tín dụng, nắm bắt tất cả thông tin liên quan để theo dõi, quản lý trên địa bàn.
Trong trường hợp xảy ra chống đối, gây lộn xộn thì chính quyền, đặc biệt là cơ quan công an phải vào cuộc, đảm bảo an toàn, thông suốt cho tổ chức tín dụng thực hiện quyền thu hồi tài sản.
Cụ thể hơn, một khách hàng vay không chịu bàn giao một tài sản bảo đảm là ngôi nhà thì tổ chức tín dụng có quyền cắt khóa để khẳng định tài sản của mình không, thưa ông?
Điều này phụ thuộc vào nội dung ký kết trong hợp đồng giữa hai bên. Nếu hai bên cùng thống nhất là nếu không trả được nợ, khách vay phải bàn giao tài sản cho chủ nợ thì phải tuân thủ theo quy định của Nghị định 163. Trong trường hợp chây ỳ, tổ chức tín dụng có quyền cắt khóa để khẳng định quyền thu giữ tài sản.
Mặc dù vậy, rất ít ngân hàng dám thực hiện quyền này vì sự đồng thuận của dư luận, uy tín ngân hàng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tính hiệu lực của Nghị định 163.
Do vậy, chỉ tổ chức tín dụng không giải quyết được câu chuyện này mà phải có sự nhập cuộc của cả hệ thống chính trị bởi vì, giải quyết nợ xấu không phải chỉ cho ngân hàng mà cả nền kinh tế.
Trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện quyền thu giữ tài sản, nếu không có mặt khách hàng vay mà chỉ có chính quyền địa phương và thừa phát lại liệu có tiềm ẩn tội “xâm phạm tài sản cá nhân”?
Đó là vấn đề của luật. Luật cho đến đâu thì làm đến đấy. Thực tế thì vấn đề này không được quy định rõ ràng trong luật mà chỉ là một vài văn bản dưới luật nên đó là một vướng mắc. Không như ở Mỹ, vay mượn mà không trả, ngân hàng đến vứt hết đồ đạc ra ngoài và niêm phong nhà cửa ngay.
Ở Việt Nam, tổ chức tín dụng phải mời công an, chính quyền, thừa phát lại làm chứng, quay phim hẳn hoi mà rất ít đơn vị dám thu giữ tài sản khi khách hàng vắng mặt.