“Nhiều doanh nghiệp buộc phải kinh doanh tôn thép giả”
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen cho rằng chưa bao giờ mặt hàng tôn thép giả lại nhiều như hiện nay
Tại Việt Nam, mỗi ngày hiện có hàng trăm tấn tôn thép giả được tung ra thị trường, tạo ra hồi chuông báo động về tình trạng gian dối trong kinh doanh đối với mặt hàng này.
Bên lề hội thảo “Vấn nạn gian lận thương mại trong thị trường tôn thép: Nhận diện và quản lý” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) phối hợp tổ chức hôm 26/11, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - doanh nghiệp hiện chiếm khoảng 40% thị phần tôn trong nước - cho rằng chưa bao giờ mặt hàng tôn thép giả lại nhiều như hiện nay.
Ông Vũ nói:
- Tôi biết với mỗi mét tôn giả, người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại khoảng 4.000-6.000 đồng. Hiện số tôn giả trên thị trường chiếm khoảng 20% thị phần.
Với Hoa Sen, chúng tôi tồn tại được nhờ đẩy mạnh đầu tư công nghệ để ra sản phẩm chất lượng tốt, đồng thời phát triển hệ thống bán lẻ khắp cả nước, xây dựng thương hiệu thành công. Cùng với đó chúng tôi đẩy mạnh xuất khẩu.
Có như vậy chúng tôi mới trụ được, không thì “chết” từ lâu rồi.
Tại hội thảo này, ông đã chia sẻ rằng rất “thông cảm” với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tôn thép giả, vì sao vậy?
Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp muốn làm ăn đàng hoàng, nhưng mặt khác, nhiều nơi làm ăn gian dối vẫn tồn tại, thậm chí sống rất tốt.
Họ nhận thấy không thể cạnh tranh được với người làm ăn gian dối, không bán được hàng, vì thế, đã buộc phải gian dối theo. Tức là rất nhiều doanh nghiệp dù không muốn kinh doanh tôn thép giả cũng buộc phải làm vậy!
Điều đó là rất nguy hiểm.
Vậy theo ông, để khắc phục tình trạng này, cần phải làm gì?
Đây là vấn đề của cả nền kinh tế. Đầu tiên, các cơ quan quản lý nhà nước cần làm hết trách nhiệm của mình.
Ví dụ, Tổng cục Đo lường chất lượng và Bộ Công Thương phải yêu cầu các doanh nghiệp phải niêm yết, công bố các tiêu chuẩn sản phẩm, chất lượng sản phẩm, để người tiêu dùng hiểu rõ và đúng, bảo đảm những người kinh doanh phải tuân thủ nghiêm túc những công bố của mình, nếu vi phạm sẽ bị chế tài mạnh.
Thứ hai là Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng phải giải quyết thỏa đáng và có ý kiến dứt khoát, kiên quyết với cơ quan chức năng khi phát hiện ra những vụ việc người sản xuất, kinh doanh có hành động gian dối với khách hàng.
Đối với doanh nghiệp, phải có biện pháp tự bảo vệ mình bằng cách minh bạch các thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng, sản phẩm, kênh phân phối, giá bán...
Vai trò của truyền thông cũng rất quan trọng, vì người tiêu dùng không thể biết vô số tiêu chuẩn trong hàng hóa cho nhu cầu của mình. Vì vậy, rất cần các đơn vị truyền thông thông tin tới khách hàng các doanh nghiệp làm ăn chân chính, các sản phẩm chất lượng để người dùng biết cách lựa chọn những sản phẩm đúng và phù hợp.
Và cuối cùng, với người tiêu dùng, để không nhầm lẫn thì tốt nhất cần yêu cầu đơn vị kinh doanh xuất hóa đơn cho mình, đó là cách tốt nhất để tự bảo vệ quyền lợi.
Bên lề hội thảo “Vấn nạn gian lận thương mại trong thị trường tôn thép: Nhận diện và quản lý” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) phối hợp tổ chức hôm 26/11, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - doanh nghiệp hiện chiếm khoảng 40% thị phần tôn trong nước - cho rằng chưa bao giờ mặt hàng tôn thép giả lại nhiều như hiện nay.
Ông Vũ nói:
- Tôi biết với mỗi mét tôn giả, người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại khoảng 4.000-6.000 đồng. Hiện số tôn giả trên thị trường chiếm khoảng 20% thị phần.
Với Hoa Sen, chúng tôi tồn tại được nhờ đẩy mạnh đầu tư công nghệ để ra sản phẩm chất lượng tốt, đồng thời phát triển hệ thống bán lẻ khắp cả nước, xây dựng thương hiệu thành công. Cùng với đó chúng tôi đẩy mạnh xuất khẩu.
Có như vậy chúng tôi mới trụ được, không thì “chết” từ lâu rồi.
Tại hội thảo này, ông đã chia sẻ rằng rất “thông cảm” với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tôn thép giả, vì sao vậy?
Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp muốn làm ăn đàng hoàng, nhưng mặt khác, nhiều nơi làm ăn gian dối vẫn tồn tại, thậm chí sống rất tốt.
Họ nhận thấy không thể cạnh tranh được với người làm ăn gian dối, không bán được hàng, vì thế, đã buộc phải gian dối theo. Tức là rất nhiều doanh nghiệp dù không muốn kinh doanh tôn thép giả cũng buộc phải làm vậy!
Điều đó là rất nguy hiểm.
Vậy theo ông, để khắc phục tình trạng này, cần phải làm gì?
Đây là vấn đề của cả nền kinh tế. Đầu tiên, các cơ quan quản lý nhà nước cần làm hết trách nhiệm của mình.
Ví dụ, Tổng cục Đo lường chất lượng và Bộ Công Thương phải yêu cầu các doanh nghiệp phải niêm yết, công bố các tiêu chuẩn sản phẩm, chất lượng sản phẩm, để người tiêu dùng hiểu rõ và đúng, bảo đảm những người kinh doanh phải tuân thủ nghiêm túc những công bố của mình, nếu vi phạm sẽ bị chế tài mạnh.
Thứ hai là Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng phải giải quyết thỏa đáng và có ý kiến dứt khoát, kiên quyết với cơ quan chức năng khi phát hiện ra những vụ việc người sản xuất, kinh doanh có hành động gian dối với khách hàng.
Đối với doanh nghiệp, phải có biện pháp tự bảo vệ mình bằng cách minh bạch các thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng, sản phẩm, kênh phân phối, giá bán...
Vai trò của truyền thông cũng rất quan trọng, vì người tiêu dùng không thể biết vô số tiêu chuẩn trong hàng hóa cho nhu cầu của mình. Vì vậy, rất cần các đơn vị truyền thông thông tin tới khách hàng các doanh nghiệp làm ăn chân chính, các sản phẩm chất lượng để người dùng biết cách lựa chọn những sản phẩm đúng và phù hợp.
Và cuối cùng, với người tiêu dùng, để không nhầm lẫn thì tốt nhất cần yêu cầu đơn vị kinh doanh xuất hóa đơn cho mình, đó là cách tốt nhất để tự bảo vệ quyền lợi.