Nhiều nền kinh tế Đông Nam Á loạng choạng vì giá dầu thấp
Khó khăn từ ngành năng lượng đã lan sang ngành ngân hàng, bán lẻ và bất động sản
Năm nay, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên thị trường New York, Mỹ đã có lúc xuống dưới mức 30 USD/thùng, lần đầu tiên trong 12 năm.
Dù từ đó đến nay giá dầu đã hồi phục phần nào, nhưng vẫn chỉ ở ngưỡng trên 40 USD/thùng. Tình trạng dư cung và nhu cầu yếu đang kéo giá dầu giảm sâu, cùng lúc giá than đá và dầu cọ cũng giảm.
Hiệu ứng dây chuyền
Dù nhìn tổng thể, nhiều nền kinh tế tại Đông Nam Á có thể hưởng lợi phần nào từ việc giá năng lượng giảm bởi nhiều nước nhập khẩu ròng loại hàng hóa này, tuy nhiên, nhiều tập đoàn năng lượng nhà nước với sức ảnh hưởng lớn lên nền kinh tế đang phải chịu tác động nặng nề, theo nội dung một bài bình luận mới được báo Nikkei Asian Review đăng tải.
Cách đây không lâu, tập đoàn năng lượng nhà nước Petronas của Malaysia công bố lợi nhuận quý 2/2016 giảm 96%. Sản lượng của tập đoàn này tăng 3%, tuy nhiên doanh thu lại giảm đến 20% bởi giá dầu thấp. Petronas đang lãnh “trái đắng” của một thời kỳ đầu tư táo bạo khi giá dầu cao trước đây.
Tình hình kinh doanh của Petronas đã khó khăn đến mức mà người đứng đầu tập đoàn này, ông Wan Zulkiflee, mới đây đã tuyên bố Petronas chưa thấy có lý do gì để lạc quan về triển vọng lợi nhuận tương lai.
Trong cùng khoảng thời gian trên, lợi nhuận của PTT - tập đoàn năng lượng nhà nước của Thái Lan - tăng 5% nhưng doanh thu giảm 20%.
Doanh thu tập đoàn than đá Adaro Energy của Indonesia thì giảm 16% trong nửa đầu năm 2016, do nhu cầu giảm sút trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn.
Để đảm bảo triển vọng lợi nhuận, nhiều tập đoàn năng lượng đang cố gắng giảm bớt đầu tư và tiến hành nhiều biện pháp cải tổ. Petronas đã công bố kế hoạch giảm khoảng 12,2 tỷ USD đầu tư trong 4 năm tới. PTT cũng giảm mạnh đầu tư trong năm 2016.
Tại Malaysia, các tập đoàn năng lượng có vị trí quan trọng. Chỉ riêng với Petronas, ước tính có đến 4 nghìn công ty có hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ tập đoàn này. UMW Oil & Gas của Malaysia cũng có hoạt động kinh doanh liên quan đến nhiều doanh nghiệp gần như Petronas.
Chính phủ Singapore đã đặt mục tiêu phát triển ngành năng lượng thành một trong những ngành mũi nhọn, nhưng giá dầu giảm sâu đã khiến mục tiêu này trở nên khó khăn. Đầu tháng 8/2016, lãnh đạo tập đoàn kỹ thuật khai thác dầu khí Swiber Holdings của Singapore đã phải công bố tạm thời ngừng trả lãi trái phiếu. Giữa tháng 8/2016, tập đoàn năng lượng KrisEnergy cũng của Singapore công bố khó có thể hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn.
Khó khăn từ ngành năng lượng, như một hiệu ứng dây chuyền, đã lan sang ngành ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng DBS của Singaporetăng đến 20% trong quý 2/2016. Ngân hàng này đã buộc phải nâng dự phòng nợ xấu và công bố lợi nhuận quý 2 giảm 6%. Lợi nhuận ròng của ngân hàng lớn thứ hai Singapore, Oversea-Chinese Banking, cũng giảm 15% trong quý 2/2016.
Sự sụt giảm của cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng và tài nguyên kéo chỉ số Strait Times tại Singapore mất điểm mạnh. Sau khi leo lên mức cao vào giữa tháng 4/2016, chỉ số này giảm sâu liên tục cho đến hiện tại.
Khả năng thu hút vốn đầu tư của các đợt IPO tại thị trường chứng khoán Singapore đang kém đi đáng kể. Trong vai trò trung tâm tài chính khu vực, Singapore đang tụt lại so với Hồng Kông, cũng chính bởi sự sụt giảm của thị trường trong thời gian qua. Rõ ràng, giá dầu thấp đang tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế Singapore.
Hàng không, điểm sáng hiếm hoi
Tại Malaysia, giá dầu thấp còn khiến tiêu dùng của người dân giảm mạnh. Cuối tháng 6/2016, tập đoàn bất động sản UEM Sunrise đã phải tạm hoãn khởi công dự án nhà ở cao cấp trung tâm Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia. Đại diện UEM Sunrise cho biết doanh số bán căn hộ cao cấp đã giảm 10% trong năm vừa qua, nguyên nhân chủ yếu do sự đi xuống của ngành dầu khí.
Petronas đã buộc phải sa thải khoảng 1000 nhân viên tại Malaysia. Tất nhiên, 4.000 công ty có chuyện làm ăn liên quan đến Petronas cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Khả năng tài chính kém đi, người tiêu dùng cũng khó vay mua ôtô hơn, doanh số bán xe nửa đầu năm của hãng Proton tại Malaysia giảm gần 30%.
Kinh tế Indonesia cũng chịu tác động không nhỏ khi giá dầu và than đá đi xuống. Vùng Kalimantan, được mệnh danh là thủ phủ của ngành than đá Indonesia, đang chứng kiến tình trạng nhiều công ty kinh doanh bán lẻ, dịch vụ phải đóng cửa.
Khắp nơi tại Đông Nam Á, người ta có thể cảm nhận rõ ràng sự khó khăn của ngành dịch vụ ăn uống, du lịch khi giá dầu giảm.
Chỉ một điểm sáng hiếm hoi, đó là các hãng hàng không đang hưởng lợi, AirAsia công bố chi phí nhiên liệu quý 2/2016 giảm 20% trong khi đó lợi nhuận ròng tăng gần 40%. Hãng đã đặt mua thêm 100 máy bay cỡ trung để phục vụ cho nhu cầu đi lại tăng chóng mặt khi giá vé máy bay giảm. Hãng hàng không Thai Airways International cũng khôi phục được công việc kinh doanh sau nhiều quý thua lỗ liên tiếp.
Dù từ đó đến nay giá dầu đã hồi phục phần nào, nhưng vẫn chỉ ở ngưỡng trên 40 USD/thùng. Tình trạng dư cung và nhu cầu yếu đang kéo giá dầu giảm sâu, cùng lúc giá than đá và dầu cọ cũng giảm.
Hiệu ứng dây chuyền
Dù nhìn tổng thể, nhiều nền kinh tế tại Đông Nam Á có thể hưởng lợi phần nào từ việc giá năng lượng giảm bởi nhiều nước nhập khẩu ròng loại hàng hóa này, tuy nhiên, nhiều tập đoàn năng lượng nhà nước với sức ảnh hưởng lớn lên nền kinh tế đang phải chịu tác động nặng nề, theo nội dung một bài bình luận mới được báo Nikkei Asian Review đăng tải.
Cách đây không lâu, tập đoàn năng lượng nhà nước Petronas của Malaysia công bố lợi nhuận quý 2/2016 giảm 96%. Sản lượng của tập đoàn này tăng 3%, tuy nhiên doanh thu lại giảm đến 20% bởi giá dầu thấp. Petronas đang lãnh “trái đắng” của một thời kỳ đầu tư táo bạo khi giá dầu cao trước đây.
Tình hình kinh doanh của Petronas đã khó khăn đến mức mà người đứng đầu tập đoàn này, ông Wan Zulkiflee, mới đây đã tuyên bố Petronas chưa thấy có lý do gì để lạc quan về triển vọng lợi nhuận tương lai.
Trong cùng khoảng thời gian trên, lợi nhuận của PTT - tập đoàn năng lượng nhà nước của Thái Lan - tăng 5% nhưng doanh thu giảm 20%.
Doanh thu tập đoàn than đá Adaro Energy của Indonesia thì giảm 16% trong nửa đầu năm 2016, do nhu cầu giảm sút trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn.
Để đảm bảo triển vọng lợi nhuận, nhiều tập đoàn năng lượng đang cố gắng giảm bớt đầu tư và tiến hành nhiều biện pháp cải tổ. Petronas đã công bố kế hoạch giảm khoảng 12,2 tỷ USD đầu tư trong 4 năm tới. PTT cũng giảm mạnh đầu tư trong năm 2016.
Tại Malaysia, các tập đoàn năng lượng có vị trí quan trọng. Chỉ riêng với Petronas, ước tính có đến 4 nghìn công ty có hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ tập đoàn này. UMW Oil & Gas của Malaysia cũng có hoạt động kinh doanh liên quan đến nhiều doanh nghiệp gần như Petronas.
Chính phủ Singapore đã đặt mục tiêu phát triển ngành năng lượng thành một trong những ngành mũi nhọn, nhưng giá dầu giảm sâu đã khiến mục tiêu này trở nên khó khăn. Đầu tháng 8/2016, lãnh đạo tập đoàn kỹ thuật khai thác dầu khí Swiber Holdings của Singapore đã phải công bố tạm thời ngừng trả lãi trái phiếu. Giữa tháng 8/2016, tập đoàn năng lượng KrisEnergy cũng của Singapore công bố khó có thể hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn.
Khó khăn từ ngành năng lượng, như một hiệu ứng dây chuyền, đã lan sang ngành ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng DBS của Singaporetăng đến 20% trong quý 2/2016. Ngân hàng này đã buộc phải nâng dự phòng nợ xấu và công bố lợi nhuận quý 2 giảm 6%. Lợi nhuận ròng của ngân hàng lớn thứ hai Singapore, Oversea-Chinese Banking, cũng giảm 15% trong quý 2/2016.
Sự sụt giảm của cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng và tài nguyên kéo chỉ số Strait Times tại Singapore mất điểm mạnh. Sau khi leo lên mức cao vào giữa tháng 4/2016, chỉ số này giảm sâu liên tục cho đến hiện tại.
Khả năng thu hút vốn đầu tư của các đợt IPO tại thị trường chứng khoán Singapore đang kém đi đáng kể. Trong vai trò trung tâm tài chính khu vực, Singapore đang tụt lại so với Hồng Kông, cũng chính bởi sự sụt giảm của thị trường trong thời gian qua. Rõ ràng, giá dầu thấp đang tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế Singapore.
Hàng không, điểm sáng hiếm hoi
Tại Malaysia, giá dầu thấp còn khiến tiêu dùng của người dân giảm mạnh. Cuối tháng 6/2016, tập đoàn bất động sản UEM Sunrise đã phải tạm hoãn khởi công dự án nhà ở cao cấp trung tâm Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia. Đại diện UEM Sunrise cho biết doanh số bán căn hộ cao cấp đã giảm 10% trong năm vừa qua, nguyên nhân chủ yếu do sự đi xuống của ngành dầu khí.
Petronas đã buộc phải sa thải khoảng 1000 nhân viên tại Malaysia. Tất nhiên, 4.000 công ty có chuyện làm ăn liên quan đến Petronas cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Khả năng tài chính kém đi, người tiêu dùng cũng khó vay mua ôtô hơn, doanh số bán xe nửa đầu năm của hãng Proton tại Malaysia giảm gần 30%.
Kinh tế Indonesia cũng chịu tác động không nhỏ khi giá dầu và than đá đi xuống. Vùng Kalimantan, được mệnh danh là thủ phủ của ngành than đá Indonesia, đang chứng kiến tình trạng nhiều công ty kinh doanh bán lẻ, dịch vụ phải đóng cửa.
Khắp nơi tại Đông Nam Á, người ta có thể cảm nhận rõ ràng sự khó khăn của ngành dịch vụ ăn uống, du lịch khi giá dầu giảm.
Chỉ một điểm sáng hiếm hoi, đó là các hãng hàng không đang hưởng lợi, AirAsia công bố chi phí nhiên liệu quý 2/2016 giảm 20% trong khi đó lợi nhuận ròng tăng gần 40%. Hãng đã đặt mua thêm 100 máy bay cỡ trung để phục vụ cho nhu cầu đi lại tăng chóng mặt khi giá vé máy bay giảm. Hãng hàng không Thai Airways International cũng khôi phục được công việc kinh doanh sau nhiều quý thua lỗ liên tiếp.