Nợ xấu của công ty chứng khoán, hiểu thế nào?
Cho đến nay, có lẽ chưa có quy định nào về nợ xấu của công ty chứng khoán tại Việt Nam
Cho đến nay, có lẽ chưa có quy định nào về nợ xấu của công ty chứng khoán tại Việt Nam, đơn giản vì công ty chứng khoán chưa được phép cho vay, mà không cho vay thì lấy đâu ra nợ xấu?
Nhưng với thực trạng nợ đọng margin cũ và rủi ro khi triển khai margin mới (đã cho vay, tất có nợ xấu), liệu đã đến lúc cơ quan quản lý nên sớm có quy định về nợ xấu cho khối công ty này?
Trước hết, nên định nghĩa nợ xấu của công ty chứng khoán thế nào? Liệu có thể tham khảo quy định về nợ xấu của khối ngân hàng được không?
Những khoản nợ margin được coi là xấu là nợ có mức tài sản ròng (TSR) nhỏ hơn mức xử lý, hoặc hết hạn mà không thu được gốc. Và việc tham khảo với quy định nợ xấu ngân hàng, theo người viết, là hoàn toàn có thể, nhưng cần được điều chỉnh một chút dựa trên đặc trưng của margin như kỳ hạn ngắn, tình trạng nợ được đánh giá lại hàng ngày, có thể cảnh báo và xử lý trước khi hết hạn...
Dựa theo Quyết định 43/2005/QĐ-NHNN, có thể tạm đề xuất cho cách phân loại nợ margin của công ty chứng khoán như sau.
Nhóm 1: Nợ đủ chuẩn, là các khoản margin được công ty chứng khoán đánh giá là có thể thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý, là các khoản margin có TSR rơi vào tình trạng cảnh báo, tức là nhà đầu tư chuẩn bị bổ sung tiền hay tài sản đảm bảo khác, hoặc là margin tuy có TSR tốt nhưng hết hạn và nhà đầu tư và công ty chứng khoán đang thảo luận để gia hạn, đảo thành margin mới… trong vòng xxx ngày (chú ý là margin là các khoản tín dụng ngắn hạn nên không thể áp mức 90 ngày như nợ cần chú ý của ngân hàng).
Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn, là các khoản margin có TSR rơi về mức xử lý và nhà đầu tư chưa thấy bổ sung tài sản đảm bảo, tuy nhiên TSR vẫn lớn hơn 0, hoặc margin quá hạn của nhóm 2 mà nhà đầu tư và công ty chứng khoán không thể gia hạn hay đảo trong xxx ngày, buộc công ty chứng khoán phải tính ngay chuyện bán.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, là các khoản margin có TSR < 0, tức là dù có bán đi, công ty chứng khoán vẫn chịu thiệt hại, hoặc margin nhóm 3 mà công ty chứng khoán có bán vẫn không thể thu đủ nợ (ví dụ mất thanh khoản, mất giá quá nhanh...).
Nợ nhóm 3 trở đi của ngân hàng được coi là nợ xấu, thì nợ nhóm 3 trở đi của chứng khoán cũng được coi là nợ xấu. Sở dĩ người viết coi nợ dưới chuẩn ngay khi TSR rơi về mức xử lý là dựa trên quan điểm: nhà đầu tư chỉ có tài sản đảm bảo “hiện hữu duy nhất” là chứng khoán, do công ty chứng khoán chỉ nắm được chừng ấy “tóc” của khách hàng, nên chỉ mong (cho dù có chuyện gì xảy ra) bán số chứng khoán ngay khi TSR > 0 là thu đủ nợ.
Thời gian để công ty chứng khoán bán chứng khoán khi TSR về mức xử lý mà vẫn dương không nhiều, nói chung chỉ có thể tính bằng số phiên giao dịch, nên đã bán là phải quyết bán ngay cho bằng được. Nói cách khác, công ty chứng khoán không hề muốn các khả năng phải siết đồ khác hay kiện tụng...
Tính đến thời điểm này, rất nhiều công ty chứng khoán đã có báo cáo tài chính quý 3, với điểm sáng nhất là các khoản phải thu đã giảm. SBS giảm phải thu được một nửa, còn 338 tỷ đồng so với đầu năm, VND giảm hơn 1/3, còn 656 tỷ đồng, FPTS chỉ còn hơn 740 tỷ đồng so với mức 2.000 tỷ đồng của năm trước...
Và nổi tiếng nhất là... ORS: các khoản phải thu từ 1.489 tỷ đồng cuối quý 2 về còn 249 tỷ đồng cuối quý 3, tức là trong vòng 90 ngày đã giảm được hơn 1.000 tỷ đồng!
Nợ phải thu giảm, thì nợ xấu margin... cũng giảm, kể cả các khoản khó đòi. Nợ nào dễ xử lý được thì các công ty đã giải quyết hết, và có lẽ giờ chỉ còn những cục nợ nhóm 5, tức là nợ có khả năng mất vốn (TSR âm). Nói cách khác, nợ xấu margin đang được cô đặc lại, toàn màu đen chứ không lẫn lộn xám, xanh hay tím hồng gì nữa.
Thị trường càng lình xình thì càng khó đòi nợ, bởi rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán đang tìm cách “xù” margin cũ, vì họ đang bám trên một hy vọng rằng, nếu có kiện tụng thì tòa sẽ tuyên các hợp đồng margin cũ là vô hiệu. Công ty chứng khoán vì thế cũng khó mà bán hết cổ phiếu của nhà đầu tư đi.
Do đó, nhiều công ty chứng khoán cũng đang chờ đến giải pháp cuối là trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho các năm sau, hy vọng thị trường lên, công ty làm ăn có lãi trở lại mà bù vào mất mát này. Những muốn trích lập dự phòng, lại phải chờ có văn bản hướng dẫn.
Nhưng với thực trạng nợ đọng margin cũ và rủi ro khi triển khai margin mới (đã cho vay, tất có nợ xấu), liệu đã đến lúc cơ quan quản lý nên sớm có quy định về nợ xấu cho khối công ty này?
Trước hết, nên định nghĩa nợ xấu của công ty chứng khoán thế nào? Liệu có thể tham khảo quy định về nợ xấu của khối ngân hàng được không?
Những khoản nợ margin được coi là xấu là nợ có mức tài sản ròng (TSR) nhỏ hơn mức xử lý, hoặc hết hạn mà không thu được gốc. Và việc tham khảo với quy định nợ xấu ngân hàng, theo người viết, là hoàn toàn có thể, nhưng cần được điều chỉnh một chút dựa trên đặc trưng của margin như kỳ hạn ngắn, tình trạng nợ được đánh giá lại hàng ngày, có thể cảnh báo và xử lý trước khi hết hạn...
Dựa theo Quyết định 43/2005/QĐ-NHNN, có thể tạm đề xuất cho cách phân loại nợ margin của công ty chứng khoán như sau.
Nhóm 1: Nợ đủ chuẩn, là các khoản margin được công ty chứng khoán đánh giá là có thể thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý, là các khoản margin có TSR rơi vào tình trạng cảnh báo, tức là nhà đầu tư chuẩn bị bổ sung tiền hay tài sản đảm bảo khác, hoặc là margin tuy có TSR tốt nhưng hết hạn và nhà đầu tư và công ty chứng khoán đang thảo luận để gia hạn, đảo thành margin mới… trong vòng xxx ngày (chú ý là margin là các khoản tín dụng ngắn hạn nên không thể áp mức 90 ngày như nợ cần chú ý của ngân hàng).
Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn, là các khoản margin có TSR rơi về mức xử lý và nhà đầu tư chưa thấy bổ sung tài sản đảm bảo, tuy nhiên TSR vẫn lớn hơn 0, hoặc margin quá hạn của nhóm 2 mà nhà đầu tư và công ty chứng khoán không thể gia hạn hay đảo trong xxx ngày, buộc công ty chứng khoán phải tính ngay chuyện bán.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, là các khoản margin có TSR < 0, tức là dù có bán đi, công ty chứng khoán vẫn chịu thiệt hại, hoặc margin nhóm 3 mà công ty chứng khoán có bán vẫn không thể thu đủ nợ (ví dụ mất thanh khoản, mất giá quá nhanh...).
Nợ nhóm 3 trở đi của ngân hàng được coi là nợ xấu, thì nợ nhóm 3 trở đi của chứng khoán cũng được coi là nợ xấu. Sở dĩ người viết coi nợ dưới chuẩn ngay khi TSR rơi về mức xử lý là dựa trên quan điểm: nhà đầu tư chỉ có tài sản đảm bảo “hiện hữu duy nhất” là chứng khoán, do công ty chứng khoán chỉ nắm được chừng ấy “tóc” của khách hàng, nên chỉ mong (cho dù có chuyện gì xảy ra) bán số chứng khoán ngay khi TSR > 0 là thu đủ nợ.
Thời gian để công ty chứng khoán bán chứng khoán khi TSR về mức xử lý mà vẫn dương không nhiều, nói chung chỉ có thể tính bằng số phiên giao dịch, nên đã bán là phải quyết bán ngay cho bằng được. Nói cách khác, công ty chứng khoán không hề muốn các khả năng phải siết đồ khác hay kiện tụng...
Tính đến thời điểm này, rất nhiều công ty chứng khoán đã có báo cáo tài chính quý 3, với điểm sáng nhất là các khoản phải thu đã giảm. SBS giảm phải thu được một nửa, còn 338 tỷ đồng so với đầu năm, VND giảm hơn 1/3, còn 656 tỷ đồng, FPTS chỉ còn hơn 740 tỷ đồng so với mức 2.000 tỷ đồng của năm trước...
Và nổi tiếng nhất là... ORS: các khoản phải thu từ 1.489 tỷ đồng cuối quý 2 về còn 249 tỷ đồng cuối quý 3, tức là trong vòng 90 ngày đã giảm được hơn 1.000 tỷ đồng!
Nợ phải thu giảm, thì nợ xấu margin... cũng giảm, kể cả các khoản khó đòi. Nợ nào dễ xử lý được thì các công ty đã giải quyết hết, và có lẽ giờ chỉ còn những cục nợ nhóm 5, tức là nợ có khả năng mất vốn (TSR âm). Nói cách khác, nợ xấu margin đang được cô đặc lại, toàn màu đen chứ không lẫn lộn xám, xanh hay tím hồng gì nữa.
Thị trường càng lình xình thì càng khó đòi nợ, bởi rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán đang tìm cách “xù” margin cũ, vì họ đang bám trên một hy vọng rằng, nếu có kiện tụng thì tòa sẽ tuyên các hợp đồng margin cũ là vô hiệu. Công ty chứng khoán vì thế cũng khó mà bán hết cổ phiếu của nhà đầu tư đi.
Do đó, nhiều công ty chứng khoán cũng đang chờ đến giải pháp cuối là trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho các năm sau, hy vọng thị trường lên, công ty làm ăn có lãi trở lại mà bù vào mất mát này. Những muốn trích lập dự phòng, lại phải chờ có văn bản hướng dẫn.