Nước rút FDI cuối năm: Bước ngoặt Nam Hội An
Thu hút FDI tích cực chuyển mình trong tháng tận cùng của năm dương lịch 2010
Với gần 200 dự án cả cấp mới và tăng vốn được “chốt” trong tháng 12, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tích cực chuyển mình trong tháng cuối cùng của năm 2010.
Sự “cởi mở” hơn đối với các dự án xin đăng ký cấp mới và tăng vốn trong tháng cuối năm khiến cho cục diện FDI thay đổi chóng mặt trong tháng qua. Ngoài chuyện các chỉ tiêu về vốn cam kết tăng chóng mặt thì cơ cấu vốn, vị trí xếp hạng của các đối tác cam kết vốn lớn cũng đã có sự thay đổi tương ứng.
“Hòn đá” lớn nhất rơi xuống “ao” FDI, tạo sóng trên các bảng xếp hạng kể trên, đáng chú ý là dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp phức hợp Nam Hội An với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, do Công ty Liên doanh đầu tư Genting VinaCapital làm chủ đầu tư, vừa được cấp giấy chứng nhận trong tháng này.
Tổng hợp số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, chỉ trong tháng 12, số vốn đăng ký cấp mới đã tăng thêm gần 5,3 tỷ USD, đưa tổng số vốn đăng ký cấp mới từ đầu năm tăng lên 17,23 tỷ USD, khiến chỉ tiêu này vốn liên tục đạt thấp so với cùng kỳ vào các tháng trước đó, nay đã trở lại tăng 2,5%.
Dù vậy, so với mức kỳ vọng đặt ra trong kế hoạch năm nay, chỉ tiêu này là chưa đạt (mục tiêu là thu hút trên 19 tỷ USD).
Ngược lại, sức bật không đủ mạnh trong thu hút vốn tăng thêm. Gần 140 triệu USD từ 58 dự án đăng ký tăng vốn cũng chỉ đẩy con số tổng của chỉ tiêu này cả năm lên mức gần với 1,4 tỷ USD, bằng 23,5% cùng kỷ 2009. So với mục tiêu thu hút 3 tỷ USD trong năm nay, các dự án đã đầu tư trong giai đoạn trước dường như kém hồ hởi mở rộng kinh doanh.
Như vậy, tính cả dự án đăng ký mới và tăng vốn, tổng số dự án FDI thu hút trong năm nay đạt 1.238 dự án với giá trị vốn cam kết gần 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% so với năm 2009 cả về số dự án và vốn cam kết, “chới với” trước mục tiêu thu hút 22-25 tỷ USD đặt ra cho cả năm.
Điểm sáng nhất trong thu hút FDI năm nay chính là chỉ tiêu giải ngân. Trong tháng 12, hơn 1 tỷ USD đã chảy vào Việt Nam qua kênh FDI, đưa tổng số vốn giải ngân cả năm lêm mức 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009 và chỉ cách “kỷ lục” của năm 2008 có 500 triệu USD.
Sức hỗ trợ của dòng vốn ngoại đổ vào nền kinh tế trong bối cảnh tiền đồng mất giá (có thể trên 11% trong năm nay, căn cứ theo chỉ tiêu CPI), và nhập siêu giữ ở mức cao (khả năng trên 12 tỷ USD) là đáng kể. Cán cân thanh toán tổng thể năm nay từ mức dự kiến thâm hụt nặng đang được dự báo sẽ khả quan hơn.
Trở lại với thu hút vốn FDI trong năm nay, “hòn đá” Nam Hội An nói ở trên cũng gây nên những xáo trộn trong nhiều bảng tổng sắp khác. Kinh doanh bất động sản bất ngờ “nổi lên” vị trí đầu bảng các lĩnh vực thu hút vốn FDI lớn nhất trong năm nay, soán ngôi công nghiệp chế biến chế tạo và sản xuất, phân phối điện, nước, khí, điều hòa.
Singapore cũng nhờ dự án này vượt lên dẫn đầu trong các đối tác đầu tư cam kết vốn lớn, dù cuối tháng trước còn khiêm tốn nằm ở vị trí thứ 10. Hàn Quốc cũng nhanh chân đẩy Hà Lan xuống vị trí thứ 3 để đứng vững sau đảo quốc Sư tử.
Trong khi đó, Quảng Nam từ số thứ tự 15 bật mạnh lên dẫn đầu các tỉnh, thành phố thu hút vốn FDI lớn trong năm nay, cũng chỉ với một dự án Nam Hội An cấp giấy chứng nhận trong tháng. Bà Rịa - Vũng Tàu và Tp.HCM “ngậm ngùi” về nhì và ba.
Sự “đổi ngôi” trên các chỉ tiêu chính và bảng xếp hạng như kể trên đưa đến một thực tế, chỉ cần vài dự án lớn được cấp phép có thể thay đổi hoàn toàn cục diện FDI. Nhìn vào việc lĩnh vực thu hút vốn lớn trở lại với bất động sản, địa phương thu hút lớn không còn là đồng bằng sông Cửu Long, hay đối tác cam kết vốn lớn đã chuyển hướng về các quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ… cũng cho thấy quan điểm tìm kiếm lợi nhuận từ phía nhà đầu tư ngoại đang thay đổi.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay phục hồi mạnh, nếu nhìn trên các chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp FDI đã thu về gần 38,83 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, tăng 27,8% so với năm 2009. Nếu không tính xuất khẩu dầu thô còn đạt 33,89 tỷ USD tăng tương ứng 40,1%.
Nhập khẩu của khu vực này năm 2010 ước đạt 36,5 tỷ USD, tăng gần 40% so với năm ngoái. Như vậy, cả năm của các doanh nghiệp này xuất siêu vào khoảng 2,3 tỷ USD. Nếu không kể dầu thô thì nhập siêu khoảng 2,6 tỷ USD.
Sự “cởi mở” hơn đối với các dự án xin đăng ký cấp mới và tăng vốn trong tháng cuối năm khiến cho cục diện FDI thay đổi chóng mặt trong tháng qua. Ngoài chuyện các chỉ tiêu về vốn cam kết tăng chóng mặt thì cơ cấu vốn, vị trí xếp hạng của các đối tác cam kết vốn lớn cũng đã có sự thay đổi tương ứng.
“Hòn đá” lớn nhất rơi xuống “ao” FDI, tạo sóng trên các bảng xếp hạng kể trên, đáng chú ý là dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp phức hợp Nam Hội An với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, do Công ty Liên doanh đầu tư Genting VinaCapital làm chủ đầu tư, vừa được cấp giấy chứng nhận trong tháng này.
Tổng hợp số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, chỉ trong tháng 12, số vốn đăng ký cấp mới đã tăng thêm gần 5,3 tỷ USD, đưa tổng số vốn đăng ký cấp mới từ đầu năm tăng lên 17,23 tỷ USD, khiến chỉ tiêu này vốn liên tục đạt thấp so với cùng kỳ vào các tháng trước đó, nay đã trở lại tăng 2,5%.
Dù vậy, so với mức kỳ vọng đặt ra trong kế hoạch năm nay, chỉ tiêu này là chưa đạt (mục tiêu là thu hút trên 19 tỷ USD).
Ngược lại, sức bật không đủ mạnh trong thu hút vốn tăng thêm. Gần 140 triệu USD từ 58 dự án đăng ký tăng vốn cũng chỉ đẩy con số tổng của chỉ tiêu này cả năm lên mức gần với 1,4 tỷ USD, bằng 23,5% cùng kỷ 2009. So với mục tiêu thu hút 3 tỷ USD trong năm nay, các dự án đã đầu tư trong giai đoạn trước dường như kém hồ hởi mở rộng kinh doanh.
Như vậy, tính cả dự án đăng ký mới và tăng vốn, tổng số dự án FDI thu hút trong năm nay đạt 1.238 dự án với giá trị vốn cam kết gần 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% so với năm 2009 cả về số dự án và vốn cam kết, “chới với” trước mục tiêu thu hút 22-25 tỷ USD đặt ra cho cả năm.
Điểm sáng nhất trong thu hút FDI năm nay chính là chỉ tiêu giải ngân. Trong tháng 12, hơn 1 tỷ USD đã chảy vào Việt Nam qua kênh FDI, đưa tổng số vốn giải ngân cả năm lêm mức 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009 và chỉ cách “kỷ lục” của năm 2008 có 500 triệu USD.
Sức hỗ trợ của dòng vốn ngoại đổ vào nền kinh tế trong bối cảnh tiền đồng mất giá (có thể trên 11% trong năm nay, căn cứ theo chỉ tiêu CPI), và nhập siêu giữ ở mức cao (khả năng trên 12 tỷ USD) là đáng kể. Cán cân thanh toán tổng thể năm nay từ mức dự kiến thâm hụt nặng đang được dự báo sẽ khả quan hơn.
Trở lại với thu hút vốn FDI trong năm nay, “hòn đá” Nam Hội An nói ở trên cũng gây nên những xáo trộn trong nhiều bảng tổng sắp khác. Kinh doanh bất động sản bất ngờ “nổi lên” vị trí đầu bảng các lĩnh vực thu hút vốn FDI lớn nhất trong năm nay, soán ngôi công nghiệp chế biến chế tạo và sản xuất, phân phối điện, nước, khí, điều hòa.
Singapore cũng nhờ dự án này vượt lên dẫn đầu trong các đối tác đầu tư cam kết vốn lớn, dù cuối tháng trước còn khiêm tốn nằm ở vị trí thứ 10. Hàn Quốc cũng nhanh chân đẩy Hà Lan xuống vị trí thứ 3 để đứng vững sau đảo quốc Sư tử.
Trong khi đó, Quảng Nam từ số thứ tự 15 bật mạnh lên dẫn đầu các tỉnh, thành phố thu hút vốn FDI lớn trong năm nay, cũng chỉ với một dự án Nam Hội An cấp giấy chứng nhận trong tháng. Bà Rịa - Vũng Tàu và Tp.HCM “ngậm ngùi” về nhì và ba.
Sự “đổi ngôi” trên các chỉ tiêu chính và bảng xếp hạng như kể trên đưa đến một thực tế, chỉ cần vài dự án lớn được cấp phép có thể thay đổi hoàn toàn cục diện FDI. Nhìn vào việc lĩnh vực thu hút vốn lớn trở lại với bất động sản, địa phương thu hút lớn không còn là đồng bằng sông Cửu Long, hay đối tác cam kết vốn lớn đã chuyển hướng về các quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ… cũng cho thấy quan điểm tìm kiếm lợi nhuận từ phía nhà đầu tư ngoại đang thay đổi.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay phục hồi mạnh, nếu nhìn trên các chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp FDI đã thu về gần 38,83 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, tăng 27,8% so với năm 2009. Nếu không tính xuất khẩu dầu thô còn đạt 33,89 tỷ USD tăng tương ứng 40,1%.
Nhập khẩu của khu vực này năm 2010 ước đạt 36,5 tỷ USD, tăng gần 40% so với năm ngoái. Như vậy, cả năm của các doanh nghiệp này xuất siêu vào khoảng 2,3 tỷ USD. Nếu không kể dầu thô thì nhập siêu khoảng 2,6 tỷ USD.