Ông Nguyễn Hạnh Phúc trở thành Tổng thư ký Quốc hội
Sau khi trúng cử chức danh này, ông Phúc vẫn đồng thời làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Với đa số phiếu thuận, sáng 25/11, Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - làm Tổng thư ký Quốc hội khóa 13.
Sau khi trúng cử chức danh này, ông Phúc vẫn đồng thời làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Trước đó, kết quả thể hiện tại phiếu xin ý kiến cho thấy có 7 vị không đồng ý và 20 vị không thể hiện chính kiến về nhân sự được giới thiệu bầu chức danh Tổng thư ký.
Kết quả biểu quyết chốt danh sách để bầu Tổng thư ký có 429 vị tán thành, 3 vị không tán thành và 7 vị không biểu quyết.
Với ý kiến đề nghị giải thích căn cứ để bầu Tổng thư ký khi Luật Tổ chức Quốc hội (quy định về chức danh này) chưa có hiệu lực, Ủy ban Thường vu Quốc hội giải trình rằng từ nay đến khi luật có hiệu lực (1/1/2016) thời gian không còn dài.
Nếu đến kỳ họp tiếp theo của Quốc hội vào tháng 3/2016 mới bầu thì từ tháng 1 đến tháng 3 sẽ không có Tổng thư ký để thực hiện nhiệm vụ theo luật. Do đó, bầu Tổng thư ký tại thời điểm này là cần thiết.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho biết, các nghị quyết về nhân sự thường có hiệu lực ngay, song để phù hợp với Luật Tổ chức Quốc hội thì nghị quyết bầu tổng thư ký Quốc hội quy định rõ thời điểm có hiệu lực cùng với luật.
Cũng trong sáng 25/11, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia về danh sách các phó chủ tịch và các ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Theo đó, các phó chủ tịch gồm bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ.
Phó chủ tịch thứ tư là ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
16 ủy viên Hội đồng được Quốc hội phê chuẩn gồm 3 phó chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng ban Công tác đại biểu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Các vị bộ trưởng sẽ tham gia Hội đồng gồm có bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông.
Trước đó, vào sáng 24/11, Quốc hội đã quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là ngày Chủ Nhật, 22/5/2016.
Và, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Sau khi trúng cử chức danh này, ông Phúc vẫn đồng thời làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Trước đó, kết quả thể hiện tại phiếu xin ý kiến cho thấy có 7 vị không đồng ý và 20 vị không thể hiện chính kiến về nhân sự được giới thiệu bầu chức danh Tổng thư ký.
Kết quả biểu quyết chốt danh sách để bầu Tổng thư ký có 429 vị tán thành, 3 vị không tán thành và 7 vị không biểu quyết.
Với ý kiến đề nghị giải thích căn cứ để bầu Tổng thư ký khi Luật Tổ chức Quốc hội (quy định về chức danh này) chưa có hiệu lực, Ủy ban Thường vu Quốc hội giải trình rằng từ nay đến khi luật có hiệu lực (1/1/2016) thời gian không còn dài.
Nếu đến kỳ họp tiếp theo của Quốc hội vào tháng 3/2016 mới bầu thì từ tháng 1 đến tháng 3 sẽ không có Tổng thư ký để thực hiện nhiệm vụ theo luật. Do đó, bầu Tổng thư ký tại thời điểm này là cần thiết.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho biết, các nghị quyết về nhân sự thường có hiệu lực ngay, song để phù hợp với Luật Tổ chức Quốc hội thì nghị quyết bầu tổng thư ký Quốc hội quy định rõ thời điểm có hiệu lực cùng với luật.
Cũng trong sáng 25/11, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia về danh sách các phó chủ tịch và các ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Theo đó, các phó chủ tịch gồm bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ.
Phó chủ tịch thứ tư là ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
16 ủy viên Hội đồng được Quốc hội phê chuẩn gồm 3 phó chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng ban Công tác đại biểu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Các vị bộ trưởng sẽ tham gia Hội đồng gồm có bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông.
Trước đó, vào sáng 24/11, Quốc hội đã quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là ngày Chủ Nhật, 22/5/2016.
Và, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.