Ông Trump sẽ "trắng tay" trong năm cầm quyền đầu tiên?
Sự đổ bể của dự luật thay thế Obamacare đã làm lộ ra những điểm yếu trong hầu hết chương trình nghị sự của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với khả năng lớn hơn bao giờ hết không đạt được một thành tựu lập pháp đáng kể nào trong năm cầm quyền đầu tiên.
Mọi kế hoạch ngổn ngang
Theo hãng tin Bloomberg, dự luật nhằm thay thế đạo luật Obamacare đã đổ vỡ vào hôm thứ Ba tuần này do vấp phải sự quay lưng bất ngờ của hai nghị sỹ trong chính Đảng Cộng hòa.
Theo dự báo, phải đến tháng 9 ông Trump mới có thể vạch ra được chi tiết cho kế hoạch cải cách thuế. Mà lần cải cách thuế gần đây nhất của Mỹ, là vào năm 1986, kế hoạch chi tiết phải mất hơn 1 năm mới có thể được thông qua.
Kế hoạch đầu tư 1 nghìn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng mới chỉ là nói suông. Quốc hội Mỹ phớt đề xuất ngân sách của ông Trump. Các nghị sỹ Cộng hòa đang chia rẽ về tất cả những vấn đề, chứ không chỉ trong dự luật thay thế Obamacare. Thậm chí, Quốc hội cũng không phê chuẩn ngân sách để ông Trump xây tường ngăn biên giới Mỹ-Mexico.
Và từ giờ đến cuối năm, Quốc hội Mỹ vẫn còn phải phê chuẩn số khoản chi tiêu liên bang trị giá tổng cộng hơn 1 nghìn tỷ USD, thông qua một dự luật về chăm sóc y tế cho các cựu chiến binh, và giải quyết vấn đề trần nợ để tránh nguy cơ Chính phủ rơi vào cảnh vỡ nợ. Tất cả những công việc này phải được hoàn tất chỉ trong khoảng 12 tuần làm việc.
Bởi vậy, Quốc hội Mỹ, dù lưỡng viện đều nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa, không còn nhiều thời gian cho các vấn đề khác - thậm chí là cho một vị Tổng thống Cộng hòa bước chân vào Nhà Trắng với rất nhiều cam kết.
Nhà Trắng hứa rằng lần tới mọi chuyện sẽ khác: họ đang chuẩn bị khởi động chương trình cải cách thuế, trong đó có các chuyến đi của Tổng thống Trump đến các bang chủ chốt để quảng bá cho kế hoạch, điều mà ông chưa từng làm với dự luật thay thế Obamacare.
Chính quyền Trump cũng đã đề nghị các Giám đốc điều hành (CEO) và các tổ chức thân Đảng Cộng hòa quảng bá kế hoạch cải cách thuế trên truyền thông và tại các địa phương. Ngoài ra, Nhà Trắng còn đề nghị các thống đốc bang và quan chức địa phương hành động tương tự.
Nhưng những nỗ lực như vậy có lẽ vẫn còn chưa đủ. Sự đổ bể của dự luật thay thế Obamacare đã làm lộ ra những điểm yếu trong hầu hết chương trình nghị sự của ông Trump: mức độ ủng hộ dành cho ông thấp ngay từ đầu, và bản thân ông là một người còn non kinh nghiệm chính trường. Bên cạnh đó, ông Trump còn phải đối mặt với phái hữu truyền thống không chịu nhượng bộ trong Quốc hội Mỹ, và việc lãnh đạo Quốc hội không thể làm cầu nối cho những chia rẽ nội bộ.
Tỷ lệ ủng hộ thấp
Thất bại đầu tiên của dự luật thay thế Obamacare là vấn đề thời gian: 6 tháng trôi qua không mang lại kết quả gì đối với một vấn đề mà các nhà lãnh đạo Cộng hòa đã hy vọng sẽ làm xong từ tháng 1. Và đây lại chính là một nhiệm vụ từng được coi là dễ dàng. Từ năm 2010, Đảng Cộng hòa đã thề sẽ xóa bỏ và thay thế Obamacare. Khi tranh cử, ông Trump và các nghị sỹ Cộng hòa đã tích cực vận động về vấn đề này. Nhưng dù kiểm soát cả Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện, họ vẫn không thể làm được.
“Trong 7 năm qua, tất cả các nghị sỹ Cộng hòa đều vận động xóa bỏ và thay thế Obamacare. Tôi nghĩ rằng niềm tin sẽ bị xói mòn nghiêm trọng nếu chúng tôi không thực hiện được lời hứa đó”, thượng nghị sỹ Cộng hòa Ted Cruz đến từ bang Texas nói ngày 18/7.
Sau khi dự luật y tế đổ vỡ, ông Trump tìm cách đổ lỗi cho các nghị sỹ Dân chủ. “Chúng tôi sẽ không nhận đó là lỗi của mình. Tôi sẽ không làm vậy. Tôi có thể nói với các bạn là những người Cộng hòa sẽ không làm vậy”, ông Trump nói.
Nhưng công chúng Mỹ có vẻ không đồng ý. Theo một cuộc khảo sát do Kaiser Family Foundation thực hiện từ ngày 14-19/6, 59% người Mỹ được hỏi cho biết họ sẽ đổ lỗi cho Đảng Cộng hòa về những vấn đề trong hệ thống y tế, và chỉ 30% nói sẽ đổ lỗi cho Đảng Dân chủ.
Thị trường tiền tệ đã phản ứng mạnh khi các nhà giao dịch cho rằng chương trình nghị sự nói chung của ông Trump đang gặp trở ngại lớn. Tỷ giá đồng USD so với đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
Cùng với đó, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Trump và Đảng Cộng hòa cùng sụt giảm. Tỷ lệ ủng hộ ông Trump trong những cuộc khảo sát gần đây chỉ ở ngưỡng khoảng 40%, thấp nhất đối với bất kỳ Tổng thống Mỹ nào sau 6 tháng cầm quyền đầu tiên trong vòng 7 thập kỷ qua.
Nhà Trắng lập luận rằng Tổng thống Trump đã gặt hái được những thành công ngoài lĩnh vực lập pháp. Họ nói ông đã giành được sự phê chuẩn của Quốc hội cho ứng viên Chánh án Tòa án Tối cao Neil Gorsuch, và chính quyền ông đang đạt được những bước tiến trong nới lỏng các quy chế giám sát.
Ông Trump tuyên bố ông sẵn sàng từ bỏ dự luật y tế và chuyển sang vấn đề cắt giảm thuế mà ông tin là sẽ giúp bôi trơn nền kinh tế. “Mọi việc sẽ tiếp tục và chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi sẽ thắng ở vấn đề thuế, cơ sở hạ tầng, và nhiều việc khác mà chúng tôi đang làm”, ông nói.
Trong khi đó, Thượng viện Mỹ có vẻ vẫn chưa muốn từ bỏ dự luật y tế. Thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell vẫn có kế hoạch tổ chức một cuộc bỏ phiếu về dự luật này vào tuần tới. Ông McConnell cũng thừa nhận rằng nếu dự luật thất bị trong lần bỏ phiếu tới, Thượng viện có thể tổ chức các phiên điều trần có sự tham gia của cả hai đảng để bình ổn thị trường bảo hiểm Obamacare.
Mọi kế hoạch ngổn ngang
Theo hãng tin Bloomberg, dự luật nhằm thay thế đạo luật Obamacare đã đổ vỡ vào hôm thứ Ba tuần này do vấp phải sự quay lưng bất ngờ của hai nghị sỹ trong chính Đảng Cộng hòa.
Theo dự báo, phải đến tháng 9 ông Trump mới có thể vạch ra được chi tiết cho kế hoạch cải cách thuế. Mà lần cải cách thuế gần đây nhất của Mỹ, là vào năm 1986, kế hoạch chi tiết phải mất hơn 1 năm mới có thể được thông qua.
Kế hoạch đầu tư 1 nghìn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng mới chỉ là nói suông. Quốc hội Mỹ phớt đề xuất ngân sách của ông Trump. Các nghị sỹ Cộng hòa đang chia rẽ về tất cả những vấn đề, chứ không chỉ trong dự luật thay thế Obamacare. Thậm chí, Quốc hội cũng không phê chuẩn ngân sách để ông Trump xây tường ngăn biên giới Mỹ-Mexico.
Và từ giờ đến cuối năm, Quốc hội Mỹ vẫn còn phải phê chuẩn số khoản chi tiêu liên bang trị giá tổng cộng hơn 1 nghìn tỷ USD, thông qua một dự luật về chăm sóc y tế cho các cựu chiến binh, và giải quyết vấn đề trần nợ để tránh nguy cơ Chính phủ rơi vào cảnh vỡ nợ. Tất cả những công việc này phải được hoàn tất chỉ trong khoảng 12 tuần làm việc.
Bởi vậy, Quốc hội Mỹ, dù lưỡng viện đều nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa, không còn nhiều thời gian cho các vấn đề khác - thậm chí là cho một vị Tổng thống Cộng hòa bước chân vào Nhà Trắng với rất nhiều cam kết.
Nhà Trắng hứa rằng lần tới mọi chuyện sẽ khác: họ đang chuẩn bị khởi động chương trình cải cách thuế, trong đó có các chuyến đi của Tổng thống Trump đến các bang chủ chốt để quảng bá cho kế hoạch, điều mà ông chưa từng làm với dự luật thay thế Obamacare.
Chính quyền Trump cũng đã đề nghị các Giám đốc điều hành (CEO) và các tổ chức thân Đảng Cộng hòa quảng bá kế hoạch cải cách thuế trên truyền thông và tại các địa phương. Ngoài ra, Nhà Trắng còn đề nghị các thống đốc bang và quan chức địa phương hành động tương tự.
Nhưng những nỗ lực như vậy có lẽ vẫn còn chưa đủ. Sự đổ bể của dự luật thay thế Obamacare đã làm lộ ra những điểm yếu trong hầu hết chương trình nghị sự của ông Trump: mức độ ủng hộ dành cho ông thấp ngay từ đầu, và bản thân ông là một người còn non kinh nghiệm chính trường. Bên cạnh đó, ông Trump còn phải đối mặt với phái hữu truyền thống không chịu nhượng bộ trong Quốc hội Mỹ, và việc lãnh đạo Quốc hội không thể làm cầu nối cho những chia rẽ nội bộ.
Tỷ lệ ủng hộ thấp
Thất bại đầu tiên của dự luật thay thế Obamacare là vấn đề thời gian: 6 tháng trôi qua không mang lại kết quả gì đối với một vấn đề mà các nhà lãnh đạo Cộng hòa đã hy vọng sẽ làm xong từ tháng 1. Và đây lại chính là một nhiệm vụ từng được coi là dễ dàng. Từ năm 2010, Đảng Cộng hòa đã thề sẽ xóa bỏ và thay thế Obamacare. Khi tranh cử, ông Trump và các nghị sỹ Cộng hòa đã tích cực vận động về vấn đề này. Nhưng dù kiểm soát cả Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện, họ vẫn không thể làm được.
“Trong 7 năm qua, tất cả các nghị sỹ Cộng hòa đều vận động xóa bỏ và thay thế Obamacare. Tôi nghĩ rằng niềm tin sẽ bị xói mòn nghiêm trọng nếu chúng tôi không thực hiện được lời hứa đó”, thượng nghị sỹ Cộng hòa Ted Cruz đến từ bang Texas nói ngày 18/7.
Sau khi dự luật y tế đổ vỡ, ông Trump tìm cách đổ lỗi cho các nghị sỹ Dân chủ. “Chúng tôi sẽ không nhận đó là lỗi của mình. Tôi sẽ không làm vậy. Tôi có thể nói với các bạn là những người Cộng hòa sẽ không làm vậy”, ông Trump nói.
Nhưng công chúng Mỹ có vẻ không đồng ý. Theo một cuộc khảo sát do Kaiser Family Foundation thực hiện từ ngày 14-19/6, 59% người Mỹ được hỏi cho biết họ sẽ đổ lỗi cho Đảng Cộng hòa về những vấn đề trong hệ thống y tế, và chỉ 30% nói sẽ đổ lỗi cho Đảng Dân chủ.
Thị trường tiền tệ đã phản ứng mạnh khi các nhà giao dịch cho rằng chương trình nghị sự nói chung của ông Trump đang gặp trở ngại lớn. Tỷ giá đồng USD so với đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
Cùng với đó, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Trump và Đảng Cộng hòa cùng sụt giảm. Tỷ lệ ủng hộ ông Trump trong những cuộc khảo sát gần đây chỉ ở ngưỡng khoảng 40%, thấp nhất đối với bất kỳ Tổng thống Mỹ nào sau 6 tháng cầm quyền đầu tiên trong vòng 7 thập kỷ qua.
Nhà Trắng lập luận rằng Tổng thống Trump đã gặt hái được những thành công ngoài lĩnh vực lập pháp. Họ nói ông đã giành được sự phê chuẩn của Quốc hội cho ứng viên Chánh án Tòa án Tối cao Neil Gorsuch, và chính quyền ông đang đạt được những bước tiến trong nới lỏng các quy chế giám sát.
Ông Trump tuyên bố ông sẵn sàng từ bỏ dự luật y tế và chuyển sang vấn đề cắt giảm thuế mà ông tin là sẽ giúp bôi trơn nền kinh tế. “Mọi việc sẽ tiếp tục và chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi sẽ thắng ở vấn đề thuế, cơ sở hạ tầng, và nhiều việc khác mà chúng tôi đang làm”, ông nói.
Trong khi đó, Thượng viện Mỹ có vẻ vẫn chưa muốn từ bỏ dự luật y tế. Thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell vẫn có kế hoạch tổ chức một cuộc bỏ phiếu về dự luật này vào tuần tới. Ông McConnell cũng thừa nhận rằng nếu dự luật thất bị trong lần bỏ phiếu tới, Thượng viện có thể tổ chức các phiên điều trần có sự tham gia của cả hai đảng để bình ổn thị trường bảo hiểm Obamacare.