Tổng thống Trump phủ nhận “bữa tối bí mật” với ông Putin
Cho đến ngày 18/7, thông tin về cuộc trao đổi này giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ không hề được hai bên tiết lộ
Ngoài cuộc gặp đã được công bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã có một cuộc trò chuyện khác tại một bữa tối trong dịp hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra hồi đầu tháng này ở Hamburg, Đức - một quan chức Nhà Trắng cho biết ngày 18/7.
Tuy nhiên, ông Trump đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên một số tờ báo nói rằng đây là một “bữa tối bí mật” giữa ông với ông Putin.
Cho đến ngày 18/7, thông tin về cuộc trao đổi này giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ không hề được hai bên tiết lộ. Thay vào đó, điện Kremlin và Nhà Trắng chỉ công bố thông tin về cuộc gặp chính thức kéo dài hai giờ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga bên lề thượng đỉnh G20 vào hôm 7/7. Tổng thống Mỹ nói rằng trong cuộc gặp đó, Putin đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Tương tác giữa Trump với Putin thường bị truyền thông “soi” rất kỹ, bởi từ trước và sau khi lên cầm quyền, Trump đã phải đối mặt với những nghi vấn cho rằng chiến dịch của ông đã “thông đồng” với Nga để thắng cử.
Theo lời vị quan chức Nhà Trắng, trong một bữa tối có sự tham dự của các nhà lãnh đạo G20, ông Putin được xếp ngồi cạnh đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump. Khi bữa tối kết thúc, ông Trump đã lại gần và trò chuyện với Putin.
“Không hề có cuộc gặp thứ hai nào giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin, mà chỉ là một cuộc hội thoại ngắn vào cuối một bữa tối. Thông tin nói rằng Nhà Trắng cố gắng che giấu một cuộc gặp thứ hai là tin sai, độc hại, và kỳ cục”, vị quan chức phát biểu.
Cùng ngày 18/7, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter: “Câu chuyện của giới tin giả về bữa tối bí mật với Putin thật ghê tởm. Tất cả các nhà lãnh đạo G20 và các phu nhân, phu quân đều được Thủ tướng Đức mời dùng bữa tối hôm đó. Báo chí biết điều ấy!”.
Tuy nhiên, thông tin về cuộc trò chuyện Trump-Putin nói trên có thể làm xuất hiện những mối lo ngại mới, trong bối cảnh Quốc hội Mỹ và một công tố viên đặc biệt đang tiến hành điều tra về nghi vấn cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử 2016 để giúp ông Trump trở thành Tổng thống. Đến nay, Trump vẫn một mực phủ nhận cáo buộc nói ông “thông đồng” với Nga, và phía Nga cũng phủ nhận can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Người đầu tiên đưa tin về cuộc trò chuyện trên giữa Trump với Putin là Ian Bremmer, người đứng đầu công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group. Ông Bremmer nói Trump rời ghế của mình vào giữa bữa tối hôm đó và dành khoảng một giờ đồng hồ để trao đổi “riêng tư và sôi nổi” với Putin, và “chỉ có người phiên dịch riêng của ông Putin” tham gia.
Cũng theo ông Bremmer, việc không có người phiên dịch nào của Mỹ trong cuộc nói chuyện trên đã khiến các nhà lãnh đạo khác ngạc nhiên. Vị chuyên gia gọi đây là một “sự vi phạm quy định về an ninh quốc gia”.
Tuy nhiên, vị quan chức Nhà Trắng nói, các nhà lãnh đạo và phu nhân, phu quân của họ chỉ được phép đưa một người phiên dịch tới bữa tối đó. Ông Trump ngồi kế bên phu nhân của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và người phiên dịch mà ông Trump đưa đến bữa tối là phiên dịch tiếng Nhật.
“Khi Tổng thống Trump trò chuyện với Tổng thống Putin, hai nhà lãnh đạo sử dụng phiên dịch viên tiếng Nga, vì phiên dịch viên người Mỹ không nói tiếng Nga”, vị quan chức giải thích.
Khi được hỏi về nội dung của cuộc trò chuyện, vị quan chức Nhà Trắng nói: “Không ai rõ họ thảo luận về vấn đề gì, không rõ họ nói về chuyện xã hội hay có đề cập đến các vấn đề song phương và quốc tế”.
Trong một diễn biến khác, một ủy ban điều tra của Quốc hội Mỹ ngày 18/7 tuyên bố muốn thẩm vấn Donald Trump Jr., con trai cả của ông Trump. Vào tháng 6 năm ngoái, Trump Jr. đã có cuộc gặp với một luật sư Nga được cho là có những thông tin gây bất lợi cho bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, ông Trump đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên một số tờ báo nói rằng đây là một “bữa tối bí mật” giữa ông với ông Putin.
Cho đến ngày 18/7, thông tin về cuộc trao đổi này giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ không hề được hai bên tiết lộ. Thay vào đó, điện Kremlin và Nhà Trắng chỉ công bố thông tin về cuộc gặp chính thức kéo dài hai giờ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga bên lề thượng đỉnh G20 vào hôm 7/7. Tổng thống Mỹ nói rằng trong cuộc gặp đó, Putin đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Tương tác giữa Trump với Putin thường bị truyền thông “soi” rất kỹ, bởi từ trước và sau khi lên cầm quyền, Trump đã phải đối mặt với những nghi vấn cho rằng chiến dịch của ông đã “thông đồng” với Nga để thắng cử.
Theo lời vị quan chức Nhà Trắng, trong một bữa tối có sự tham dự của các nhà lãnh đạo G20, ông Putin được xếp ngồi cạnh đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump. Khi bữa tối kết thúc, ông Trump đã lại gần và trò chuyện với Putin.
“Không hề có cuộc gặp thứ hai nào giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin, mà chỉ là một cuộc hội thoại ngắn vào cuối một bữa tối. Thông tin nói rằng Nhà Trắng cố gắng che giấu một cuộc gặp thứ hai là tin sai, độc hại, và kỳ cục”, vị quan chức phát biểu.
Cùng ngày 18/7, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter: “Câu chuyện của giới tin giả về bữa tối bí mật với Putin thật ghê tởm. Tất cả các nhà lãnh đạo G20 và các phu nhân, phu quân đều được Thủ tướng Đức mời dùng bữa tối hôm đó. Báo chí biết điều ấy!”.
Tuy nhiên, thông tin về cuộc trò chuyện Trump-Putin nói trên có thể làm xuất hiện những mối lo ngại mới, trong bối cảnh Quốc hội Mỹ và một công tố viên đặc biệt đang tiến hành điều tra về nghi vấn cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử 2016 để giúp ông Trump trở thành Tổng thống. Đến nay, Trump vẫn một mực phủ nhận cáo buộc nói ông “thông đồng” với Nga, và phía Nga cũng phủ nhận can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Người đầu tiên đưa tin về cuộc trò chuyện trên giữa Trump với Putin là Ian Bremmer, người đứng đầu công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group. Ông Bremmer nói Trump rời ghế của mình vào giữa bữa tối hôm đó và dành khoảng một giờ đồng hồ để trao đổi “riêng tư và sôi nổi” với Putin, và “chỉ có người phiên dịch riêng của ông Putin” tham gia.
Cũng theo ông Bremmer, việc không có người phiên dịch nào của Mỹ trong cuộc nói chuyện trên đã khiến các nhà lãnh đạo khác ngạc nhiên. Vị chuyên gia gọi đây là một “sự vi phạm quy định về an ninh quốc gia”.
Tuy nhiên, vị quan chức Nhà Trắng nói, các nhà lãnh đạo và phu nhân, phu quân của họ chỉ được phép đưa một người phiên dịch tới bữa tối đó. Ông Trump ngồi kế bên phu nhân của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và người phiên dịch mà ông Trump đưa đến bữa tối là phiên dịch tiếng Nhật.
“Khi Tổng thống Trump trò chuyện với Tổng thống Putin, hai nhà lãnh đạo sử dụng phiên dịch viên tiếng Nga, vì phiên dịch viên người Mỹ không nói tiếng Nga”, vị quan chức giải thích.
Khi được hỏi về nội dung của cuộc trò chuyện, vị quan chức Nhà Trắng nói: “Không ai rõ họ thảo luận về vấn đề gì, không rõ họ nói về chuyện xã hội hay có đề cập đến các vấn đề song phương và quốc tế”.
Trong một diễn biến khác, một ủy ban điều tra của Quốc hội Mỹ ngày 18/7 tuyên bố muốn thẩm vấn Donald Trump Jr., con trai cả của ông Trump. Vào tháng 6 năm ngoái, Trump Jr. đã có cuộc gặp với một luật sư Nga được cho là có những thông tin gây bất lợi cho bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.