Pháp-Trung khép lại “thời kỳ lạnh nhạt”
Ngày 20/12/2009, Thủ tướng Pháp F.Fillon đã tới Bắc Kinh, mở đầu chuyến công du Trung Quốc trong vòng ba ngày
Ngày 20/12/2009, Thủ tướng Pháp F.Fillon đã tới Bắc Kinh, mở đầu chuyến công du Trung Quốc trong vòng ba ngày. Ngoài việc thúc đẩy tiến trình hòa giải giữa hai nước sau thời kỳ căng thẳng năm 2008, Thủ tướng Pháp muốn giành được một số hợp đồng kinh tế quan trọng tại Trung Quốc.
Theo báo chí Trung Quốc, trong chuyến thăm lần này, ông Fillon gặp gỡ, hội đàm với tất cả các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc. Chuyến công du Trung Quốc lần này của Thủ tướng Pháp còn nhằm chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Trung Hoa vào đầu năm tới của Tổng thống Sarkozy.
Phát triển quan hệ “lành mạnh và ổn định”
Trả lời phỏng vấn của hãng Tân Hoa Xã, Thủ tướng Pháp Fillon khẳng định, Paris cần đến Trung Quốc, nước đang đóng một vai trò thiết yếu trên sân khấu kinh tế thế giới, để : ''tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề chung mà thế giới gặp phải''.
Về phần mình, Bắc Kinh cũng mong muốn khép lại thời kỳ lạnh nhạt vừa qua. Theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này mong muốn phát triển quan hệ “lành mạnh và ổn định” với Pháp.
Kể từ sau sự kiện Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tiếp lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, tại Ba Lan, cuối năm 2008, Trung Quốc đã tỏ ra lạnh nhạt với Pháp. Một số cửa hàng của Pháp tại Trung Quốc bị kêu gọi tẩy chay. Các hợp đồng lớn bị ngưng trệ.
Các hãng lớn của Pháp như Schneider, Danone, đã bị đặt vào tình trạng khó khăn. Các hợp đồng lớn, như hợp đồng điện hạt nhân EPR, đã bị đình hoãn. Phía Trung Quốc không còn đặt mua các máy bay của Airbus từ năm 2007. Hơn thế nữa, là sự thất vọng của giới doanh nghiệp Pháp tại Trung Quốc thời gian qua, khi Chính phủ Pháp không thật sự quan tâm các khó khăn của họ do phía Trung Quốc gây ra.
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Pháp là sự đánh dấu, “thời kỳ lạnh nhạt” trong quan hệ hai nước đang được khép lại. Trước đó, hai bên cũng đã có một loạt chuyến thăm ở cấp thấp hơn, nhằm mở rộng hợp tác kinh tế song phương, tháng 11 vừa qua, Pháp cũng đã đón một đoàn 300 doanh nhân Trung Quốc tới nước này tìm mua nguyên liệu và hướng đầu tư vào các doanh nghiệp Pháp.
Mở rộng hợp tác nhiều lĩnh vực
Tháp tùng Thủ tướng Fillon tới Trung Quốc có 4 bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Kinh tế và Ngân sách. Một trong những trọng tâm của chuyến thăm là mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Pháp mong muốn hợp tác với các công ty Trung Quốc để xây dựng tại đây 2 lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3. Hai bên cũng xem xét khả năng kí kết các hợp đồng trong lĩnh vực giao thông đô thị, cung cấp nước và các dự án trong lĩnh vực y tế.
Nhân chuyến thăm, phía Pháp có cuộc gặp gỡ với hơn 40 lãnh đạo công ty Trung Quốc. Tập đoàn điện lực EDF và Tập đoàn điện nguyên tử AREVA của Pháp đã ký hai thoả thuận hợp doanh với Tập đoàn Trung Quốc, CGNPC, để xây dựng hai lò phản ứng EPR ở Đài Sơn, Quảng Đông.
Sáng qua, 21/12, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Pháp Fillon và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cùng dự lễ thành lập Công ty TNHH hợp doanh điện nguyên từ Đài Sơn và khởi động dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử Đài Sơn. Dự án này có tổng trị giá 16,74 tỷ NDT (2 tỷ USD), phía Trung Quốc góp vốn 70%; Pháp góp 30%. Dự kiến hoạt động tháng 10/2014.
Paris cũng muốn thúc đẩy 2 đề án hợp tác khác với Trung Quốc: một nhà máy xử lý chất thải nguyên tử và một Viện đào tạo hạt nhân Pháp-Trung Quốc ở Quảng Đông. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Pháp thì thời gian qua Trung Quốc không mấy thiết tha hợp tác với Pháp trong những đề án lớn. Hiện nay có khoảng 2.000 công ty Pháp hoạt động tại Trung Quốc, nhưng Pháp chỉ là đối tác thương mại thứ 4 của Bắc Kinh ở châu Âu.
Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Fillon, Paris khẳng định rằng, Trung Quốc là ưu tiên đối với Pháp, và Pháp vẫn hy vọng chiếm lĩnh thêm thị trường mới tại đây, ví dụ như thị trường trực thăng, y tế, viễn thông hay sinh thái.
Theo báo chí Trung Quốc, trong chuyến thăm lần này, ông Fillon gặp gỡ, hội đàm với tất cả các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc. Chuyến công du Trung Quốc lần này của Thủ tướng Pháp còn nhằm chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Trung Hoa vào đầu năm tới của Tổng thống Sarkozy.
Phát triển quan hệ “lành mạnh và ổn định”
Trả lời phỏng vấn của hãng Tân Hoa Xã, Thủ tướng Pháp Fillon khẳng định, Paris cần đến Trung Quốc, nước đang đóng một vai trò thiết yếu trên sân khấu kinh tế thế giới, để : ''tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề chung mà thế giới gặp phải''.
Về phần mình, Bắc Kinh cũng mong muốn khép lại thời kỳ lạnh nhạt vừa qua. Theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này mong muốn phát triển quan hệ “lành mạnh và ổn định” với Pháp.
Kể từ sau sự kiện Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tiếp lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, tại Ba Lan, cuối năm 2008, Trung Quốc đã tỏ ra lạnh nhạt với Pháp. Một số cửa hàng của Pháp tại Trung Quốc bị kêu gọi tẩy chay. Các hợp đồng lớn bị ngưng trệ.
Các hãng lớn của Pháp như Schneider, Danone, đã bị đặt vào tình trạng khó khăn. Các hợp đồng lớn, như hợp đồng điện hạt nhân EPR, đã bị đình hoãn. Phía Trung Quốc không còn đặt mua các máy bay của Airbus từ năm 2007. Hơn thế nữa, là sự thất vọng của giới doanh nghiệp Pháp tại Trung Quốc thời gian qua, khi Chính phủ Pháp không thật sự quan tâm các khó khăn của họ do phía Trung Quốc gây ra.
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Pháp là sự đánh dấu, “thời kỳ lạnh nhạt” trong quan hệ hai nước đang được khép lại. Trước đó, hai bên cũng đã có một loạt chuyến thăm ở cấp thấp hơn, nhằm mở rộng hợp tác kinh tế song phương, tháng 11 vừa qua, Pháp cũng đã đón một đoàn 300 doanh nhân Trung Quốc tới nước này tìm mua nguyên liệu và hướng đầu tư vào các doanh nghiệp Pháp.
Mở rộng hợp tác nhiều lĩnh vực
Tháp tùng Thủ tướng Fillon tới Trung Quốc có 4 bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Kinh tế và Ngân sách. Một trong những trọng tâm của chuyến thăm là mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Pháp mong muốn hợp tác với các công ty Trung Quốc để xây dựng tại đây 2 lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3. Hai bên cũng xem xét khả năng kí kết các hợp đồng trong lĩnh vực giao thông đô thị, cung cấp nước và các dự án trong lĩnh vực y tế.
Nhân chuyến thăm, phía Pháp có cuộc gặp gỡ với hơn 40 lãnh đạo công ty Trung Quốc. Tập đoàn điện lực EDF và Tập đoàn điện nguyên tử AREVA của Pháp đã ký hai thoả thuận hợp doanh với Tập đoàn Trung Quốc, CGNPC, để xây dựng hai lò phản ứng EPR ở Đài Sơn, Quảng Đông.
Sáng qua, 21/12, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Pháp Fillon và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cùng dự lễ thành lập Công ty TNHH hợp doanh điện nguyên từ Đài Sơn và khởi động dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử Đài Sơn. Dự án này có tổng trị giá 16,74 tỷ NDT (2 tỷ USD), phía Trung Quốc góp vốn 70%; Pháp góp 30%. Dự kiến hoạt động tháng 10/2014.
Paris cũng muốn thúc đẩy 2 đề án hợp tác khác với Trung Quốc: một nhà máy xử lý chất thải nguyên tử và một Viện đào tạo hạt nhân Pháp-Trung Quốc ở Quảng Đông. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Pháp thì thời gian qua Trung Quốc không mấy thiết tha hợp tác với Pháp trong những đề án lớn. Hiện nay có khoảng 2.000 công ty Pháp hoạt động tại Trung Quốc, nhưng Pháp chỉ là đối tác thương mại thứ 4 của Bắc Kinh ở châu Âu.
Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Fillon, Paris khẳng định rằng, Trung Quốc là ưu tiên đối với Pháp, và Pháp vẫn hy vọng chiếm lĩnh thêm thị trường mới tại đây, ví dụ như thị trường trực thăng, y tế, viễn thông hay sinh thái.