Putin lệnh tiêu hủy thực phẩm phương Tây vào Nga
Việc Nga và các nước phương Tây trừng phạt lẫn nhau đã khiến cả hai bên điêu đứng
Hôm thứ Tư tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh yêu cầu “tiêu hủy” toàn bộ thực phẩm nhập vào nước này mà không tuân thủ lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm phương Tây, tờ International Business Times đưa tin.
Lệnh cấm nói trên là một phần của lệnh trừng phạt mà Moscow tung ra vào năm 2014, nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tuy nhằm mục đích trả đũa phương Tây, lệnh trừng phạt này đã khiến cuộc sống hàng ngày của nhiều người Nga đảo lộn, bởi họ đã vốn quen với việc sử dụng nhiều mặt hàng nhập khẩu từ châu Âu.
Sắc lệnh của Tổng thống Putin sẽ có hiệu lực từ ngày 6/8. “Các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu tươi sống, và thực phẩm có nguồn gốc từ bất kỳ quốc gia nào ra quyết định trừng phạt kinh tế nhằm vào các tổ chức/cá nhân của nga, hoặc tham gia vào quyết định như vậy, và đã bị cấm nhập khẩu vào Nga... đều sẽ bị tiêu hủy”, sắc lệnh của người đứng đầu điện Kremlin có đoạn viết.
Việc Nga và các nước phương Tây trừng phạt lẫn nhau đã khiến cả hai bên điêu đứng. Nhiều nước châu Âu trước đây xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Nga đã chịu thiệt hại lớn.
Chẳng hạn, từ đầu tháng 7 này, nông dân ngành sữa của Pháp đã biểu tình phản đối mức giá không phù hợp và thị trường co hẹp. Một nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là sự biến mất của thị trường Nga dành cho pho mát Pháp.
Sắc lệnh mới của Tổng thống Putin không áp dụng đối với khối lượng nhỏ hàng hóa phương Tây mà công dân Nga được phép mang từ châu Âu hoặc Mỹ về nước để tiêu dùng cá nhân.
Tuy vậy, giới hạn “tiêu dùng cá nhân” thường bị phá vỡ, bởi nhiều người Nga tìm cách buôn lậu số lượng lớn pho mát hoặc hàng hóa đặc sản phương Tây về nước. Đầu tháng này, một người đàn ông Nga bị bắt khi đang tìm cách đưa 1.000 pound, tương đương khoảng nửa tấn, pho mát từ châu Âu vào Nga.
Một thị trường “chợ đen” rộng lớn dành cho các sản phẩm bị cấm này đã xuất hiện ở Nga trong năm qua, cùng với các giao dịch được diễn ra bí mật.
Sắc lệnh của Tổng thống Putin được xem là sự tiếp tục của chính sách trong mấy tháng qua về củng cố trừng phạt phương Tây và chứng tỏ rằng Nga không hề có ý định “xem xét lại” lệnh trừng phạt này. Putin cũng đã ký một sắc lệnh gia hạn trừng phạt phương Tây thêm ít nhất 1 năm.
Lệnh cấm nói trên là một phần của lệnh trừng phạt mà Moscow tung ra vào năm 2014, nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tuy nhằm mục đích trả đũa phương Tây, lệnh trừng phạt này đã khiến cuộc sống hàng ngày của nhiều người Nga đảo lộn, bởi họ đã vốn quen với việc sử dụng nhiều mặt hàng nhập khẩu từ châu Âu.
Sắc lệnh của Tổng thống Putin sẽ có hiệu lực từ ngày 6/8. “Các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu tươi sống, và thực phẩm có nguồn gốc từ bất kỳ quốc gia nào ra quyết định trừng phạt kinh tế nhằm vào các tổ chức/cá nhân của nga, hoặc tham gia vào quyết định như vậy, và đã bị cấm nhập khẩu vào Nga... đều sẽ bị tiêu hủy”, sắc lệnh của người đứng đầu điện Kremlin có đoạn viết.
Việc Nga và các nước phương Tây trừng phạt lẫn nhau đã khiến cả hai bên điêu đứng. Nhiều nước châu Âu trước đây xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Nga đã chịu thiệt hại lớn.
Chẳng hạn, từ đầu tháng 7 này, nông dân ngành sữa của Pháp đã biểu tình phản đối mức giá không phù hợp và thị trường co hẹp. Một nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là sự biến mất của thị trường Nga dành cho pho mát Pháp.
Sắc lệnh mới của Tổng thống Putin không áp dụng đối với khối lượng nhỏ hàng hóa phương Tây mà công dân Nga được phép mang từ châu Âu hoặc Mỹ về nước để tiêu dùng cá nhân.
Tuy vậy, giới hạn “tiêu dùng cá nhân” thường bị phá vỡ, bởi nhiều người Nga tìm cách buôn lậu số lượng lớn pho mát hoặc hàng hóa đặc sản phương Tây về nước. Đầu tháng này, một người đàn ông Nga bị bắt khi đang tìm cách đưa 1.000 pound, tương đương khoảng nửa tấn, pho mát từ châu Âu vào Nga.
Một thị trường “chợ đen” rộng lớn dành cho các sản phẩm bị cấm này đã xuất hiện ở Nga trong năm qua, cùng với các giao dịch được diễn ra bí mật.
Sắc lệnh của Tổng thống Putin được xem là sự tiếp tục của chính sách trong mấy tháng qua về củng cố trừng phạt phương Tây và chứng tỏ rằng Nga không hề có ý định “xem xét lại” lệnh trừng phạt này. Putin cũng đã ký một sắc lệnh gia hạn trừng phạt phương Tây thêm ít nhất 1 năm.