PVcomBank và tương lai đã hẹn
Cơ cấu sở hữu có thể thay đổi lớn tại PVcomBank sau khi hoàn tất tái cơ cấu
Ngày mai (30/6), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2016. Tương lai sẽ như thế nào là điều được mong đợi nhất tại đây, sau ba năm tái cơ cấu.
Qua tài liệu công bố đầu tháng này, thay đổi lớn nhất về tương lai của PVcomBank đã được hé mở: Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận tiếp tục thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 và Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp nhận đại diện chủ sở hữu phần vốn của Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) tại đây sau khi hoàn thành đề án tái cơ cấu.
Ngày 3/6 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản phê duyệt chính thức đề án tiếp tục tái cơ cấu PVcomBank giai đoạn 2016-2020.
Quá trình lâu dài
Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã diễn ra trong 5 năm qua, nhiều trường hợp tiếp tục phải thực hiện, trong tổng thể đề án chung từ nay đến 2020 mà Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xây dựng.
Với PVcomBank, ba năm vừa qua là chưa đủ để thực sự hoàn tất nhiều vấn đề, tồn tại của quá khứ để lại. Đặc biệt, đây là trường hợp duy nhất hợp nhất giữa một ngân hàng thương mại (Western Bank) với một công ty tài chính (PVFC), trở thành một ngân hàng thương mại mới mà thương hiệu và các hướng kinh doanh gần như mới khởi đầu.
Những tồn đọng trước đây đang đòi hỏi một quá trình tái cơ cấu khá lâu dài. Đặc biệt, những kiến nghị xử lý của cơ quan thanh tra tại Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) từ năm 2012 cho thấy, chỉ riêng yêu cầu tái cơ cấu các cổ đông cũ của ngân hàng này và các khoản nợ liên quan đã là một khó khăn lớn.
Và như nhiều ngân hàng thương mại khác, PVcomBank hiện vẫn phải tiếp tục tập trung xử lý những tồn tại liên quan đến các khoản nợ của Vinashin và Vinalines.
Cả hai nội dung trọng điểm trên, theo chủ trương Chính phủ cũng như đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 mà Ngân hàng Nhà nước đã duyệt, đòi hỏi tiếp tục được xử lý quyết liệt hơn nữa.
Vậy PVcomBank đã làm được gì trong ba năm tái cơ cấu vừa qua?
Lãnh đạo PVcomBank khẳng định, đến lúc này ngân hàng đã vượt qua những khó khăn lớn nhất, loại trừ những tình huống rủi ro lớn nhất, các hoạt động đã được củng cố, ổn định và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, sau ba năm tái cơ cấu, các chỉ tiêu về thanh khoản được đảm bảo, hệ số an toàn vốn đạt trên mức 9% và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%, vốn chủ sở hữu gia tăng. Dĩ nhiên, cũng như tại các ngân hàng khác, những chỉ số này đi cùng với cơ chế xử lý nợ mà cơ quan quản lý cho phép, trong đó có một phần bán lại cho VAMC.
Đảm bảo các chỉ số an toàn trong hoạt động, đã ổn định sau ba năm tái cơ cấu cũng là cơ sở để PVcomBank được Ngân hàng Nhà nước xét mức tăng trưởng tín dụng 25%, cũng như cho phép mở rộng mạng lưới với dự kiến mạnh hơn từ năm nay.
Như trên, đây gần như là một ngân hàng mới trên thị trường, chính thức ra mắt từ tháng 10/2013. Theo đó, ngay từ đầu, PVcomBank phải xây dựng và đẩy nhanh phát triển thương hiệu.
Bên cạnh hoạt động quảng bá khá nổi bật trong nước (như nhanh chóng nắm quyền khai thác tài nguyên mặt sau vé lên máy bay của Vietnam Airlines tại tất cả các chặng bay, thiết lập sự hiện diện tại nhiều vị trí đắc địa tại các thành phố lớn…), PVcomBank cũng đã đăng ký bảo hộ thành công thương hiệu tại 43 quốc gia trên thế giới…
Và sau ba năm tái cơ cấu, cơ bản ngân hàng này đã đầu tư để hoàn thiện hạ tầng công nghệ để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
Tương lai và tình huống khác
Từ 2016, PVcomBank tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu toàn diện. Điểm được chú ý là, sau đề án này, cơ cấu sở hữu dự kiến sẽ thay đổi.
Như trên, cổ đông lớn nhất là Petro Vietnam (hiện nắm 52% cổ phần) sẽ tiếp tục đồng hành và có trách nhiệm với ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu. Sau khi hoàn tất tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp nhận đại diện chủ sở hữu phần vốn của tập đoàn này.
Có thể hiểu, sự chuyển giao vốn sở hữu nói trên dự kiến sẽ diễn ra khi giá trị cổ phần của PVcomBank đã có thay đổi, là của một ngân hàng thương mại đã xử lý cơ bản những khó khăn và trở lại hoạt động hiệu quả thực sự.
Và có thêm một tình huống nữa. Như đặt ra trong đề án đã được phê duyệt, sau khi tái cơ cấu, PVcomBank có thể thực hiện phương án thu hút thêm vốn đầu tư, chào bán cho nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài để tăng cường sức mạnh tài chính. Trong tình huống này, dự kiến tỷ lệ sở hữu Nhà nước sẽ giảm từ 52% xuống còn 30%.
Đó là kế hoạch của đường xa. Còn trước mắt, trọng tâm của PVcomBank từ năm 2016 vẫn là tiếp tục xử lý dứt điểm các tồn đọng cũ, tiếp tục tái cơ cấu danh mục tín dụng và đầu tư, tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu được giao, cũng như đẩy nhanh hơn kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh để tăng cường mở rộng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh và tiếp cận khách hàng…
Cũng như với các ngân hàng khác nói chung, một thuận lợi từ năm nay là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có hướng tạo điều kiện cụ thể hơn trong tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Như trước mắt là chính thức cho kéo dài thời hạn trái phiếu đặc biệt VAMC, dự kiến đẩy nhanh hơn việc tái tạo vốn qua kênh này, mà đây là nguồn lực gián tiếp rất cụ thể.
Còn ở các chỉ tiêu kinh doanh, quá trình tái cơ cấu đòi hỏi nhiều nguồn lực được bổ sung và các nỗ lực được triển khai đồng bộ, nên PVcomBank chưa thể tập trung ngay vào việc tăng trưởng nhanh các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Qua tài liệu công bố đầu tháng này, thay đổi lớn nhất về tương lai của PVcomBank đã được hé mở: Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận tiếp tục thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 và Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp nhận đại diện chủ sở hữu phần vốn của Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) tại đây sau khi hoàn thành đề án tái cơ cấu.
Ngày 3/6 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản phê duyệt chính thức đề án tiếp tục tái cơ cấu PVcomBank giai đoạn 2016-2020.
Quá trình lâu dài
Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã diễn ra trong 5 năm qua, nhiều trường hợp tiếp tục phải thực hiện, trong tổng thể đề án chung từ nay đến 2020 mà Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xây dựng.
Với PVcomBank, ba năm vừa qua là chưa đủ để thực sự hoàn tất nhiều vấn đề, tồn tại của quá khứ để lại. Đặc biệt, đây là trường hợp duy nhất hợp nhất giữa một ngân hàng thương mại (Western Bank) với một công ty tài chính (PVFC), trở thành một ngân hàng thương mại mới mà thương hiệu và các hướng kinh doanh gần như mới khởi đầu.
Những tồn đọng trước đây đang đòi hỏi một quá trình tái cơ cấu khá lâu dài. Đặc biệt, những kiến nghị xử lý của cơ quan thanh tra tại Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) từ năm 2012 cho thấy, chỉ riêng yêu cầu tái cơ cấu các cổ đông cũ của ngân hàng này và các khoản nợ liên quan đã là một khó khăn lớn.
Và như nhiều ngân hàng thương mại khác, PVcomBank hiện vẫn phải tiếp tục tập trung xử lý những tồn tại liên quan đến các khoản nợ của Vinashin và Vinalines.
Cả hai nội dung trọng điểm trên, theo chủ trương Chính phủ cũng như đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 mà Ngân hàng Nhà nước đã duyệt, đòi hỏi tiếp tục được xử lý quyết liệt hơn nữa.
Vậy PVcomBank đã làm được gì trong ba năm tái cơ cấu vừa qua?
Lãnh đạo PVcomBank khẳng định, đến lúc này ngân hàng đã vượt qua những khó khăn lớn nhất, loại trừ những tình huống rủi ro lớn nhất, các hoạt động đã được củng cố, ổn định và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, sau ba năm tái cơ cấu, các chỉ tiêu về thanh khoản được đảm bảo, hệ số an toàn vốn đạt trên mức 9% và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%, vốn chủ sở hữu gia tăng. Dĩ nhiên, cũng như tại các ngân hàng khác, những chỉ số này đi cùng với cơ chế xử lý nợ mà cơ quan quản lý cho phép, trong đó có một phần bán lại cho VAMC.
Đảm bảo các chỉ số an toàn trong hoạt động, đã ổn định sau ba năm tái cơ cấu cũng là cơ sở để PVcomBank được Ngân hàng Nhà nước xét mức tăng trưởng tín dụng 25%, cũng như cho phép mở rộng mạng lưới với dự kiến mạnh hơn từ năm nay.
Như trên, đây gần như là một ngân hàng mới trên thị trường, chính thức ra mắt từ tháng 10/2013. Theo đó, ngay từ đầu, PVcomBank phải xây dựng và đẩy nhanh phát triển thương hiệu.
Bên cạnh hoạt động quảng bá khá nổi bật trong nước (như nhanh chóng nắm quyền khai thác tài nguyên mặt sau vé lên máy bay của Vietnam Airlines tại tất cả các chặng bay, thiết lập sự hiện diện tại nhiều vị trí đắc địa tại các thành phố lớn…), PVcomBank cũng đã đăng ký bảo hộ thành công thương hiệu tại 43 quốc gia trên thế giới…
Và sau ba năm tái cơ cấu, cơ bản ngân hàng này đã đầu tư để hoàn thiện hạ tầng công nghệ để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
Tương lai và tình huống khác
Từ 2016, PVcomBank tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu toàn diện. Điểm được chú ý là, sau đề án này, cơ cấu sở hữu dự kiến sẽ thay đổi.
Như trên, cổ đông lớn nhất là Petro Vietnam (hiện nắm 52% cổ phần) sẽ tiếp tục đồng hành và có trách nhiệm với ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu. Sau khi hoàn tất tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp nhận đại diện chủ sở hữu phần vốn của tập đoàn này.
Có thể hiểu, sự chuyển giao vốn sở hữu nói trên dự kiến sẽ diễn ra khi giá trị cổ phần của PVcomBank đã có thay đổi, là của một ngân hàng thương mại đã xử lý cơ bản những khó khăn và trở lại hoạt động hiệu quả thực sự.
Và có thêm một tình huống nữa. Như đặt ra trong đề án đã được phê duyệt, sau khi tái cơ cấu, PVcomBank có thể thực hiện phương án thu hút thêm vốn đầu tư, chào bán cho nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài để tăng cường sức mạnh tài chính. Trong tình huống này, dự kiến tỷ lệ sở hữu Nhà nước sẽ giảm từ 52% xuống còn 30%.
Đó là kế hoạch của đường xa. Còn trước mắt, trọng tâm của PVcomBank từ năm 2016 vẫn là tiếp tục xử lý dứt điểm các tồn đọng cũ, tiếp tục tái cơ cấu danh mục tín dụng và đầu tư, tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu được giao, cũng như đẩy nhanh hơn kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh để tăng cường mở rộng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh và tiếp cận khách hàng…
Cũng như với các ngân hàng khác nói chung, một thuận lợi từ năm nay là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có hướng tạo điều kiện cụ thể hơn trong tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Như trước mắt là chính thức cho kéo dài thời hạn trái phiếu đặc biệt VAMC, dự kiến đẩy nhanh hơn việc tái tạo vốn qua kênh này, mà đây là nguồn lực gián tiếp rất cụ thể.
Còn ở các chỉ tiêu kinh doanh, quá trình tái cơ cấu đòi hỏi nhiều nguồn lực được bổ sung và các nỗ lực được triển khai đồng bộ, nên PVcomBank chưa thể tập trung ngay vào việc tăng trưởng nhanh các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.