“Rất lo chuyện tuyển người và giữ người”
Hỏi chuyện ông Phạm Tuấn Tú, Tổng giám đốc Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank)
Hỏi chuyện ông Phạm Tuấn Tú, Tổng giám đốc Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank).
Ông đánh giá như thế nào về khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam?
Các ngân hàng nước ngoài chưa có mạng lưới rộng, chưa có nhiều khách hàng và bị hạn chế về một số quyền nên chưa bung ra phát triển được.
Có thể họ đã có chiến lược mua lại ngân hàng Việt Nam để lấy mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và sau đó dùng lại khách hàng cũ. Nhưng khi cung cấp sản phẩm dịch vụ với hệ thống mới của họ thì họ sẽ cạnh tranh rất quyết liệt.
Đẳng cấp khác của họ ở đây là mặt tiện ích trong các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ví dụ, một món vay của các ngân hàng Việt Nam có thể xử lý trong vòng 1 tuần là nhanh, hay phải 2 tuần. Thế nhưng ngân hàng nước ngoài thì cho vay rất nhanh, trong vòng 48 giờ hoặc 24 giờ.
Sở dĩ họ cho vay được như thế vì họ coi các món vay không phải như nhau mà họ có các chương trình, nếu đúng chương trình cho vay để mua xe máy hoặc ôtô thì anh đúng thể loại A, B, C, D..., nộp những thủ tục ấy là họ cho vay. Thậm chí trong vòng 1 giờ mà anh có đầy đủ các thủ tục ấy là cho vay ngay.
Năm 2007 cũng là năm của xu thế hợp tác chiến lược trong ngành ngân hàng trong đó có việc GPBank hợp tác với Tập đoàn Dầu khí. Ông có thể cho biết GPBank nhận được gì từ liên doanh chiến lược này?
Dầu khí là một thương hiệu mạnh đồng thời thực chất cũng đã giúp cho chúng tôi cả về nguồn vốn đầu vào và đầu ra. Đầu vào thì họ có lượng tiền trung chuyển trước khi họ định thanh toán, đầu tư vào đâu đó thì họ có thể để tại GP-Bank và mình dùng vốn đấy để kinh doanh ngắn hạn và từ vốn ngắn hạn đấy mình sẽ tạo ra vốn dài hạn cho mình thì đấy là sự trợ giúp đầu vào của dầu khí.
Về đầu ra, nhu cầu vay vốn của họ rất lớn. Tuy nhiên, họ yêu cầu rất ngặt nghèo. Được rất nhiều khách hàng chào mời nên phải phải thật rẻ họ mới vay.
Một phần nữa là GPBank chưa có mảng thanh toán quốc tế so với các ngân hàng khác nên đã hạn chế về đầu ra của mình với Tập đoàn Dầu khí. Về vấn đề này, chúng tôi đang đợi giấy phép từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Ông nhìn nhận như thế nào về xu hướng liên doanh liên kết của các ngân hàng trong thời gian tới?
Mỗi một liên doanh liên kết đều có một thế mạnh. Nếu như mình chỉ dựa vào đúng thế mạnh đó thì cái liên doanh liên kết đó chưa đủ để ngân hàng phát triển được. Nếu mà chỉ dựa vào một vài cái liên doanh liên kết đó không thôi thì ngân hàng cũng không phát triển được tốt mà cần phải có nhiều liên doanh liên kết của một ngân hàng với nhiều ngân hàng, tổ chức khác. Chỉ khi đó mới cho phép ngân hàng phát triển một cách bền vững.
Điều ông lo ngại nhất và cần thiết nhất hiện nay là gì?
Thực ra, cái mà chúng tôi không chủ động được là giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Ví dụ như chúng tôi đặt ra kế hoạch trong năm 2007 là có được sản phẩm thanh toán quốc tế, mua bán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn nhưng không làm được.
Về mặt giấy phép thì chúng tôi đã hoàn thiện. Yêu cầu về hệ thống, con người cũng đã làm được, quy trình nghiệp vụ được đầy đủ và đã test thử rồi nhưng chỉ mỗi giấy phép là không có và không chủ động được.
Một vấn đề nữa là năm 2008 có rất nhiều ngân hàng mới ra đời và cái cạnh tranh về nhân lực rất khốc liệt vì thế sẽ rất khó cho việc tuyển người và giữ người. Một mặt, GPBank phát triển thêm chi nhánh, phòng giao dịch một mặt sẽ tăng vốn lên gấp đôi, tổng tài sản, lợi nhuận tăng gấp đôi. Nói chung là các hoạt động của ngân hàng phải tăng gấp đôi.
Dự báo tình trạng các ngân hàng đang phát triển nóng sẽ khiến cho GPBank sẽ gặp khó khăn về tuyển người, giữ người trong năm 2008.
Trong năm 2008, GPBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu?
Tất nhiên là có. Dự kiến vốn điều lệ, tổng tài sản, lợi nhuận của GPBank phải tăng lên ít nhất là gấp đôi đồng thời cũng tăng chi nhánh, phòng giao dịch tại một số địa bàn trọng điểm, đặc biệt ở Hà Nội, Tp.HCM và tập trung vào phát triển chất lượng các chi nhánh cũng như chi nhánh mới thay vì tập trung vào số lượng.
Quan điểm của tôi là phải luôn quan tâm tới thế giới phát triển như thế nào, mình đã hội nhập ra sao để không những phải cạnh tranh với ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh cả với ngân hàng nước ngoài khi hội nhập.
Mong muốn của chúng tôi trong năm 2008 là đưa các sản phẩm dịch vụ tiên tiến trên thế giới với hàm lượng công nghệ rất cao về Việt Nam để áp dụng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Ví dụ như thẻ ATM và các dịch vụ liên quan tới hệ thống.
Trong kế hoạch, mỗi năm, GPBank sẽ tăng thêm 100 máy ATM. Ngoài ra, cũng cần phải có những chính sách thẻ thật tốt thì mới vừa giữ được khách hàng của mình mà vẫn tận dụng được mạng lưới ATM.
Ông đánh giá như thế nào về khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam?
Các ngân hàng nước ngoài chưa có mạng lưới rộng, chưa có nhiều khách hàng và bị hạn chế về một số quyền nên chưa bung ra phát triển được.
Có thể họ đã có chiến lược mua lại ngân hàng Việt Nam để lấy mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và sau đó dùng lại khách hàng cũ. Nhưng khi cung cấp sản phẩm dịch vụ với hệ thống mới của họ thì họ sẽ cạnh tranh rất quyết liệt.
Đẳng cấp khác của họ ở đây là mặt tiện ích trong các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ví dụ, một món vay của các ngân hàng Việt Nam có thể xử lý trong vòng 1 tuần là nhanh, hay phải 2 tuần. Thế nhưng ngân hàng nước ngoài thì cho vay rất nhanh, trong vòng 48 giờ hoặc 24 giờ.
Sở dĩ họ cho vay được như thế vì họ coi các món vay không phải như nhau mà họ có các chương trình, nếu đúng chương trình cho vay để mua xe máy hoặc ôtô thì anh đúng thể loại A, B, C, D..., nộp những thủ tục ấy là họ cho vay. Thậm chí trong vòng 1 giờ mà anh có đầy đủ các thủ tục ấy là cho vay ngay.
Năm 2007 cũng là năm của xu thế hợp tác chiến lược trong ngành ngân hàng trong đó có việc GPBank hợp tác với Tập đoàn Dầu khí. Ông có thể cho biết GPBank nhận được gì từ liên doanh chiến lược này?
Dầu khí là một thương hiệu mạnh đồng thời thực chất cũng đã giúp cho chúng tôi cả về nguồn vốn đầu vào và đầu ra. Đầu vào thì họ có lượng tiền trung chuyển trước khi họ định thanh toán, đầu tư vào đâu đó thì họ có thể để tại GP-Bank và mình dùng vốn đấy để kinh doanh ngắn hạn và từ vốn ngắn hạn đấy mình sẽ tạo ra vốn dài hạn cho mình thì đấy là sự trợ giúp đầu vào của dầu khí.
Về đầu ra, nhu cầu vay vốn của họ rất lớn. Tuy nhiên, họ yêu cầu rất ngặt nghèo. Được rất nhiều khách hàng chào mời nên phải phải thật rẻ họ mới vay.
Một phần nữa là GPBank chưa có mảng thanh toán quốc tế so với các ngân hàng khác nên đã hạn chế về đầu ra của mình với Tập đoàn Dầu khí. Về vấn đề này, chúng tôi đang đợi giấy phép từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Ông nhìn nhận như thế nào về xu hướng liên doanh liên kết của các ngân hàng trong thời gian tới?
Mỗi một liên doanh liên kết đều có một thế mạnh. Nếu như mình chỉ dựa vào đúng thế mạnh đó thì cái liên doanh liên kết đó chưa đủ để ngân hàng phát triển được. Nếu mà chỉ dựa vào một vài cái liên doanh liên kết đó không thôi thì ngân hàng cũng không phát triển được tốt mà cần phải có nhiều liên doanh liên kết của một ngân hàng với nhiều ngân hàng, tổ chức khác. Chỉ khi đó mới cho phép ngân hàng phát triển một cách bền vững.
Điều ông lo ngại nhất và cần thiết nhất hiện nay là gì?
Thực ra, cái mà chúng tôi không chủ động được là giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Ví dụ như chúng tôi đặt ra kế hoạch trong năm 2007 là có được sản phẩm thanh toán quốc tế, mua bán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn nhưng không làm được.
Về mặt giấy phép thì chúng tôi đã hoàn thiện. Yêu cầu về hệ thống, con người cũng đã làm được, quy trình nghiệp vụ được đầy đủ và đã test thử rồi nhưng chỉ mỗi giấy phép là không có và không chủ động được.
Một vấn đề nữa là năm 2008 có rất nhiều ngân hàng mới ra đời và cái cạnh tranh về nhân lực rất khốc liệt vì thế sẽ rất khó cho việc tuyển người và giữ người. Một mặt, GPBank phát triển thêm chi nhánh, phòng giao dịch một mặt sẽ tăng vốn lên gấp đôi, tổng tài sản, lợi nhuận tăng gấp đôi. Nói chung là các hoạt động của ngân hàng phải tăng gấp đôi.
Dự báo tình trạng các ngân hàng đang phát triển nóng sẽ khiến cho GPBank sẽ gặp khó khăn về tuyển người, giữ người trong năm 2008.
Trong năm 2008, GPBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu?
Tất nhiên là có. Dự kiến vốn điều lệ, tổng tài sản, lợi nhuận của GPBank phải tăng lên ít nhất là gấp đôi đồng thời cũng tăng chi nhánh, phòng giao dịch tại một số địa bàn trọng điểm, đặc biệt ở Hà Nội, Tp.HCM và tập trung vào phát triển chất lượng các chi nhánh cũng như chi nhánh mới thay vì tập trung vào số lượng.
Quan điểm của tôi là phải luôn quan tâm tới thế giới phát triển như thế nào, mình đã hội nhập ra sao để không những phải cạnh tranh với ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh cả với ngân hàng nước ngoài khi hội nhập.
Mong muốn của chúng tôi trong năm 2008 là đưa các sản phẩm dịch vụ tiên tiến trên thế giới với hàm lượng công nghệ rất cao về Việt Nam để áp dụng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Ví dụ như thẻ ATM và các dịch vụ liên quan tới hệ thống.
Trong kế hoạch, mỗi năm, GPBank sẽ tăng thêm 100 máy ATM. Ngoài ra, cũng cần phải có những chính sách thẻ thật tốt thì mới vừa giữ được khách hàng của mình mà vẫn tận dụng được mạng lưới ATM.