REE thừa nhận sai lầm trong đầu tư tài chính
“Việc dẫn đến thua lỗ của REE trong năm 2008 vừa qua là sai lầm lớn nhất của Ban giám đốc và Hội đồng Quản trị"
Sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) sáng 18/2 đông nghẹt nhà đầu tư.
Họ đến để nghe sự giải trình và chất vấn trực tiếp với Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), bà Nguyễn Thị Mai Thanh, về sự thua lỗ của công ty trong năm 2008 cũng như kế hoạch giảm lỗ năm 2009.
Thua lỗ vì thiếu quyết đoán
“Việc dẫn đến thua lỗ của REE trong năm 2008 vừa qua là sai lầm lớn nhất của Ban giám đốc và Hội đồng Quản trị. Chúng tôi đã lên kế hoạch cắt lỗ từ quý 1/2008, nhưng không cương quyết làm ngay vì vẫn hy vọng thị trường sẽ phục hồi trở lại vào quý 3 hoặc quý 4/2008”.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã thẳng thắn thừa nhận sai lầm như vậy, và cho rằng đó là một kết quả thất bại nặng nề trong đầu tư do dự đoán sai. “Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tôi xin nhận sự yếu kém này trước cổ đông”.
Trong năm qua, tổng dự phòng trích lập đầu tư tài chính của REE lên đến 467,13 tỷ đồng. Tổng doanh thu hoạt động 183 tỷ đồng, lỗ đầu tư ước tính 384 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư đến thời điểm 31/12/2008 là 1.257 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực đầu tư lớn nhất là ngân hàng tài chính, chiếm 56% tổng vốn đầu tư (tương đương gần 700 tỷ đồng), chủ yếu đầu tư vào hai ngân hàng Sacombank và ACB; bất động sản là 156 tỷ đồng; còn lại là những lĩnh vực khác.
“Biến động của thị trường đã được chúng tôi dự đoán trước, nhưng sự thiếu kinh nghiệm và hành động thiếu dứt khoát là nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ. Ban điều hành đã không lường trước được thị trường lại trượt sâu đến như vậy. Và mặc dù đã có nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc thanh khoản một số cổ phiếu trong danh mục đầu tư, nhưng Ban điều hành và bộ phận đầu tư không hành động dứt khoát và triệt để”, bà Thanh lý giải.
Áp lực đang lớn hơn
Trong 4 lĩnh vực chính mà REE đang hoạt động, ngoại trừ lĩnh vực đầu tư tài chính, 3 lĩnh vực hoạt động khác như kinh doanh sản phẩm điện máy; mảng bất động sản, văn phòng cho thuê; mảng cơ điện công trình (M&E)... của công ty vẫn có lãi.
Tuy nhiên, mảng M&E trong năm qua cũng gặp không ít khó khăn. “Chúng tôi đã không có những biện pháp bắt buộc khách hành thanh toán khi lãi suất ngân hàng tăng. Nhiều khách hành đã giữ tiền gửi ngân hàng, chậm chi trả. Do không cân đối được dòng tiền, làm thiếu hụt buộc chúng tôi phải vay ngân hàng. Lãi vay ngân hàng mất 9 tỷ đồng. Mặt khác, nhiều hợp đồng ký từ năm trước đến nay mới thực hiện, mà giá nguyên vật liệu cũng tăng ngoài dự đoán của Ban điều hành dẫn đến lợi nhuận trong lĩnh vực này giảm mạnh, dù kinh doanh vẫn tăng trưởng”, bà Thanh nói.
Cũng theo bà, việc tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn tiếp tục biến động; rủi ro về tỷ giá, tiến độ, thanh toán; biến động về giá cả... đang là thách thức trong lĩnh vực M&E trong năm 2009.
Về lĩnh vực điện máy, mặc dù doanh thu và lợi nhuận của REE vẫn tăng liên tục trong 3 năm, nhưng thị phần có chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do mùa mưa đến sớm, sức mua giảm; tình hình bất động sản suy giảm, các dự án xây dựng cũng đình trệ. Thương hiệu Reetech của REE còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt so với các thương hiệu khác như LG, Samsung… Sản phẩm Reetech, dù có được mạng lưới tiêu thụ, chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng khá tốt, nhưng chưa có tên tuổi trên thị trường quốc tế, thương hiệu chưa được nhiều biết đến tại miền Bắc. Tuy vậy, kinh doanh sản phẩm điện máy năm 2008 vẫn lãi 37 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2007.
Về lĩnh vực bất động sản cho thuê, 5 năm vừa qua của REE là 5 năm mà tỷ lệ cho thuê luôn đạt 100%. Tổng diện tích cho thuê hiện nay đạt 80.000m2. REE dự kiến sẽ tăng khoảng 30.000 m2 sàn cho thuê trong những năm tới.
Tuy nhiên, trong năm 2009, mục tiêu duy trì 100% khách hàng thuê của REE sẽ khó đảm bảo, vì nhiều khách hàng là những tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đang gặp khó khăn, có thể sẽ phải giảm diện tích thuê.
“Có thể REE phải tìm kiếm những khách hàng thuê mới, nhưng tôi tin rằng REE sẽ hạn chế được tối đa lượng khách hàng cắt hợp đồng do giá thuê bình quân đạt 16 - 17 USD/m2, mức giá khá cạnh tranh so với các tòa nhà khác và vị trí gần sân bay, thuận tiện cho đi lại… Chúng tôi sẽ đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực này, vì đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận nhanh nhất. Riêng mảng bất động sản, văn phòng cho thuê trong năm 2008 đã mang lại cho REE 143 tỷ đồng”, bà Thanh cho biết.
Mong tìm lại lợi nhuận
Mặc dù lỗ gần 140 tỷ đồng trong năm 2008, nhưng REE vẫn xây dựng cho mình kế hoạch 2009 khá khả quan, với 1.400 tỷ đồng doanh thu dự kiến; lợi nhuận ước tính từ 250 - 300 tỷ đồng.
Những con số này sẽ được Ban điều hành của REE trình Đại hội cổ đông quyết định tại cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên sắp tới.
“Chúng tôi biết tình hình năm nay sẽ rất khó khăn, nhưng sẽ cố gắng đoàn kết, vững tin để vượt qua và hoàn thành kế hoạch này”, bà Thanh nói. "Chắc chắn là trong quý 1/2009 REE sẽ có lãi (trong tháng 1/2009 vừa qua, REE lãi hơn 20 tỷ đồng - PV). Bởi lẽ, mảng hoạt động tiềm năng của REE là cơ điện công trình, giá trị hợp đồng đã ký lên tới 1.200 tỷ đồng và dự kiến ký thêm khoảng 1.000 tỷ đồng nữa, đảm bảo tạo ra khoảng 600 - 700 tỷ đồng doanh thu, 50 - 60 tỷ đồng lợi nhuận. REE điện máy dự kiến doanh thu 400 - 450 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 40 - 45 tỷ đồng.
Hơn nữa, hệ thống văn phòng cho thuê hiện đã được lấp đầy. Cũng không loại trừ trường hợp khách hàng giảm diện tích thuê do khó khăn chung, song tôi hy vọng sẽ đạt 150 - 170 tỷ đồng và tối thiểu cũng phải bằng năm 2008, đó là chưa kể lợi nhuận phát sinh thêm từ 2 toà nhà E-Tower 3 và E-Tower 4”.
REE chỉ là một trường hợp thua lỗ, trong số 12 công ty niêm yết thua lỗ trong năm 2008, theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), và đây chắc vẫn chưa phải là con số cuối cùng.
Thua lỗ, dù sao, cũng là việc đã rồi, câu chuyện còn lại là các công ty sẽ rút ra bài học cho mình như thế nào, để tìm lại niềm tin nơi các nhà đầu tư.
Họ đến để nghe sự giải trình và chất vấn trực tiếp với Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), bà Nguyễn Thị Mai Thanh, về sự thua lỗ của công ty trong năm 2008 cũng như kế hoạch giảm lỗ năm 2009.
Thua lỗ vì thiếu quyết đoán
“Việc dẫn đến thua lỗ của REE trong năm 2008 vừa qua là sai lầm lớn nhất của Ban giám đốc và Hội đồng Quản trị. Chúng tôi đã lên kế hoạch cắt lỗ từ quý 1/2008, nhưng không cương quyết làm ngay vì vẫn hy vọng thị trường sẽ phục hồi trở lại vào quý 3 hoặc quý 4/2008”.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã thẳng thắn thừa nhận sai lầm như vậy, và cho rằng đó là một kết quả thất bại nặng nề trong đầu tư do dự đoán sai. “Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tôi xin nhận sự yếu kém này trước cổ đông”.
Trong năm qua, tổng dự phòng trích lập đầu tư tài chính của REE lên đến 467,13 tỷ đồng. Tổng doanh thu hoạt động 183 tỷ đồng, lỗ đầu tư ước tính 384 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư đến thời điểm 31/12/2008 là 1.257 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực đầu tư lớn nhất là ngân hàng tài chính, chiếm 56% tổng vốn đầu tư (tương đương gần 700 tỷ đồng), chủ yếu đầu tư vào hai ngân hàng Sacombank và ACB; bất động sản là 156 tỷ đồng; còn lại là những lĩnh vực khác.
“Biến động của thị trường đã được chúng tôi dự đoán trước, nhưng sự thiếu kinh nghiệm và hành động thiếu dứt khoát là nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ. Ban điều hành đã không lường trước được thị trường lại trượt sâu đến như vậy. Và mặc dù đã có nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc thanh khoản một số cổ phiếu trong danh mục đầu tư, nhưng Ban điều hành và bộ phận đầu tư không hành động dứt khoát và triệt để”, bà Thanh lý giải.
Áp lực đang lớn hơn
Trong 4 lĩnh vực chính mà REE đang hoạt động, ngoại trừ lĩnh vực đầu tư tài chính, 3 lĩnh vực hoạt động khác như kinh doanh sản phẩm điện máy; mảng bất động sản, văn phòng cho thuê; mảng cơ điện công trình (M&E)... của công ty vẫn có lãi.
Tuy nhiên, mảng M&E trong năm qua cũng gặp không ít khó khăn. “Chúng tôi đã không có những biện pháp bắt buộc khách hành thanh toán khi lãi suất ngân hàng tăng. Nhiều khách hành đã giữ tiền gửi ngân hàng, chậm chi trả. Do không cân đối được dòng tiền, làm thiếu hụt buộc chúng tôi phải vay ngân hàng. Lãi vay ngân hàng mất 9 tỷ đồng. Mặt khác, nhiều hợp đồng ký từ năm trước đến nay mới thực hiện, mà giá nguyên vật liệu cũng tăng ngoài dự đoán của Ban điều hành dẫn đến lợi nhuận trong lĩnh vực này giảm mạnh, dù kinh doanh vẫn tăng trưởng”, bà Thanh nói.
Cũng theo bà, việc tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn tiếp tục biến động; rủi ro về tỷ giá, tiến độ, thanh toán; biến động về giá cả... đang là thách thức trong lĩnh vực M&E trong năm 2009.
Về lĩnh vực điện máy, mặc dù doanh thu và lợi nhuận của REE vẫn tăng liên tục trong 3 năm, nhưng thị phần có chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do mùa mưa đến sớm, sức mua giảm; tình hình bất động sản suy giảm, các dự án xây dựng cũng đình trệ. Thương hiệu Reetech của REE còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt so với các thương hiệu khác như LG, Samsung… Sản phẩm Reetech, dù có được mạng lưới tiêu thụ, chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng khá tốt, nhưng chưa có tên tuổi trên thị trường quốc tế, thương hiệu chưa được nhiều biết đến tại miền Bắc. Tuy vậy, kinh doanh sản phẩm điện máy năm 2008 vẫn lãi 37 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2007.
Về lĩnh vực bất động sản cho thuê, 5 năm vừa qua của REE là 5 năm mà tỷ lệ cho thuê luôn đạt 100%. Tổng diện tích cho thuê hiện nay đạt 80.000m2. REE dự kiến sẽ tăng khoảng 30.000 m2 sàn cho thuê trong những năm tới.
Tuy nhiên, trong năm 2009, mục tiêu duy trì 100% khách hàng thuê của REE sẽ khó đảm bảo, vì nhiều khách hàng là những tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đang gặp khó khăn, có thể sẽ phải giảm diện tích thuê.
“Có thể REE phải tìm kiếm những khách hàng thuê mới, nhưng tôi tin rằng REE sẽ hạn chế được tối đa lượng khách hàng cắt hợp đồng do giá thuê bình quân đạt 16 - 17 USD/m2, mức giá khá cạnh tranh so với các tòa nhà khác và vị trí gần sân bay, thuận tiện cho đi lại… Chúng tôi sẽ đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực này, vì đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận nhanh nhất. Riêng mảng bất động sản, văn phòng cho thuê trong năm 2008 đã mang lại cho REE 143 tỷ đồng”, bà Thanh cho biết.
Mong tìm lại lợi nhuận
Mặc dù lỗ gần 140 tỷ đồng trong năm 2008, nhưng REE vẫn xây dựng cho mình kế hoạch 2009 khá khả quan, với 1.400 tỷ đồng doanh thu dự kiến; lợi nhuận ước tính từ 250 - 300 tỷ đồng.
Những con số này sẽ được Ban điều hành của REE trình Đại hội cổ đông quyết định tại cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên sắp tới.
“Chúng tôi biết tình hình năm nay sẽ rất khó khăn, nhưng sẽ cố gắng đoàn kết, vững tin để vượt qua và hoàn thành kế hoạch này”, bà Thanh nói. "Chắc chắn là trong quý 1/2009 REE sẽ có lãi (trong tháng 1/2009 vừa qua, REE lãi hơn 20 tỷ đồng - PV). Bởi lẽ, mảng hoạt động tiềm năng của REE là cơ điện công trình, giá trị hợp đồng đã ký lên tới 1.200 tỷ đồng và dự kiến ký thêm khoảng 1.000 tỷ đồng nữa, đảm bảo tạo ra khoảng 600 - 700 tỷ đồng doanh thu, 50 - 60 tỷ đồng lợi nhuận. REE điện máy dự kiến doanh thu 400 - 450 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 40 - 45 tỷ đồng.
Hơn nữa, hệ thống văn phòng cho thuê hiện đã được lấp đầy. Cũng không loại trừ trường hợp khách hàng giảm diện tích thuê do khó khăn chung, song tôi hy vọng sẽ đạt 150 - 170 tỷ đồng và tối thiểu cũng phải bằng năm 2008, đó là chưa kể lợi nhuận phát sinh thêm từ 2 toà nhà E-Tower 3 và E-Tower 4”.
REE chỉ là một trường hợp thua lỗ, trong số 12 công ty niêm yết thua lỗ trong năm 2008, theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), và đây chắc vẫn chưa phải là con số cuối cùng.
Thua lỗ, dù sao, cũng là việc đã rồi, câu chuyện còn lại là các công ty sẽ rút ra bài học cho mình như thế nào, để tìm lại niềm tin nơi các nhà đầu tư.