Sắc lệnh hạn chế nhập cảnh thứ 3 của ông Trump lại bị chặn
Phán quyết ngày 17/10 của thẩm phán Derrick Watson ở Honolulu, Hawaii đặt ra một trở ngại pháp lý mới cho thẩm quyền điều hành của ông Trump
Một tòa án Mỹ ngày 17/10 ra phán quyết chặn sắc lệnh mới nhất của Tổng thống Donald Trump về hạn chế nhập cảnh vào Mỹ đối với công dân một loạt quốc gia. Nếu không bị chặn, sắc lệnh sẽ bắt đầu có hiệu lực trong tuần này.
Sắc lệnh vô thời hạn mà ông Trump ký vào tháng 9 nhằm vào công dân từ các nước Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia, Chad và Triều Tiên, cùng một số quan chức chính phủ từ Venezuela. Đây là phiên bản thứ ba của chính sách trước đó chỉ nhằm vào công dân của một số quốc gia có phần đông dân số là người Hồi giáo. Hai sắc lệnh trước đó đều đã bị các tòa án Mỹ chặn lại.
Phán quyết ngày 17/10 của thẩm phán Derrick Watson ở Honolulu, Hawaii đặt ra một trở ngại pháp lý mới cho thẩm quyền điều hành của ông Trump. Giới phân tích dự báo cuộc đấu này rốt cục sẽ lại được đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ như các vụ kiện nhằm vào hai sắc lệnh trước.
Phán quyết trên được đưa ra sau khi bang Hawaii có đơn kiện nhằm vào sắc lệnh hạn chế nhập cảnh thứ ba của ông Trump. Đơn kiện nói rằng luật nhập cư liên bang không cho ông Trump thẩm quyền áp đặt lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân của 6 quốc gia trong danh sách, trừ Triều Tiên và Venezuela.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng gọi phán quyết của thẩm phán Watson là “sai lầm nguy hiểm” và bày tỏ tin tưởng sắc lệnh của ông Trump sẽ được lặp lại. Bộ Tư pháp Mỹ gọi phán quyết của vị thẩm phán là “thiếu chính xác” và tuyên bố sẽ khẩn trương kháng án.
Từ khi còn là một ứng cử viên Tổng thống Mỹ, ông Trump đã hứa sẽ “cấm cửa” người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Sau khi lên cầm quyền, một trong những sắc lệnh đầu tiên mà ông Trump ký chính là sắc lệnh hạn chế nhập cảnh. Ông nói việc hạn chế này là cần thiết để nhà chức trách Mỹ có thêm thời gian tăng cường các biện pháp sàng lọc nhập cảnh, tránh để lọt các phần tử có thể gây nguy hiểm cho nước Mỹ.
Khi công bố sắc lệnh hạn chế nhập cảnh mới nhất của ông Trump, Nhà Trắng gọi đây là hệ quả cần thiết đối với những quốc gia không đáp ứng được những yêu cầu mới của Mỹ về quản lý xuất nhập cảnh. Những yêu cầu mới này được phía Mỹ chia sẻ với các chính phủ nước ngoài hồi tháng 7, với thời hạn 50 ngày để có những thay đổi nếu cần.
Một số quốc gia đã có những cải thiện, bằng cách tăng cường kiểm soát giấy tờ tùy thân của người xuất nhập cảnh, hoặc báo cáo về hộ chiếu bị mất, thất lạc… Một số nước không thực hiện, dẫn tới việc bị hạn chế.
Sắc lệnh vô thời hạn mà ông Trump ký vào tháng 9 nhằm vào công dân từ các nước Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia, Chad và Triều Tiên, cùng một số quan chức chính phủ từ Venezuela. Đây là phiên bản thứ ba của chính sách trước đó chỉ nhằm vào công dân của một số quốc gia có phần đông dân số là người Hồi giáo. Hai sắc lệnh trước đó đều đã bị các tòa án Mỹ chặn lại.
Phán quyết ngày 17/10 của thẩm phán Derrick Watson ở Honolulu, Hawaii đặt ra một trở ngại pháp lý mới cho thẩm quyền điều hành của ông Trump. Giới phân tích dự báo cuộc đấu này rốt cục sẽ lại được đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ như các vụ kiện nhằm vào hai sắc lệnh trước.
Phán quyết trên được đưa ra sau khi bang Hawaii có đơn kiện nhằm vào sắc lệnh hạn chế nhập cảnh thứ ba của ông Trump. Đơn kiện nói rằng luật nhập cư liên bang không cho ông Trump thẩm quyền áp đặt lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân của 6 quốc gia trong danh sách, trừ Triều Tiên và Venezuela.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng gọi phán quyết của thẩm phán Watson là “sai lầm nguy hiểm” và bày tỏ tin tưởng sắc lệnh của ông Trump sẽ được lặp lại. Bộ Tư pháp Mỹ gọi phán quyết của vị thẩm phán là “thiếu chính xác” và tuyên bố sẽ khẩn trương kháng án.
Từ khi còn là một ứng cử viên Tổng thống Mỹ, ông Trump đã hứa sẽ “cấm cửa” người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Sau khi lên cầm quyền, một trong những sắc lệnh đầu tiên mà ông Trump ký chính là sắc lệnh hạn chế nhập cảnh. Ông nói việc hạn chế này là cần thiết để nhà chức trách Mỹ có thêm thời gian tăng cường các biện pháp sàng lọc nhập cảnh, tránh để lọt các phần tử có thể gây nguy hiểm cho nước Mỹ.
Khi công bố sắc lệnh hạn chế nhập cảnh mới nhất của ông Trump, Nhà Trắng gọi đây là hệ quả cần thiết đối với những quốc gia không đáp ứng được những yêu cầu mới của Mỹ về quản lý xuất nhập cảnh. Những yêu cầu mới này được phía Mỹ chia sẻ với các chính phủ nước ngoài hồi tháng 7, với thời hạn 50 ngày để có những thay đổi nếu cần.
Một số quốc gia đã có những cải thiện, bằng cách tăng cường kiểm soát giấy tờ tùy thân của người xuất nhập cảnh, hoặc báo cáo về hộ chiếu bị mất, thất lạc… Một số nước không thực hiện, dẫn tới việc bị hạn chế.