Sẽ sớm có định hướng cho thí điểm phá sản ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm có định hướng, với hai đảm bảo tối thượng trong công việc nhạy cảm này
Tại diễn đàn Quốc hội đang diễn ra, Chính phủ và các đại diện lãnh đạo Chính phủ lần lượt gợi mở hướng đi xem xét thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém.
Ở hướng đi này, quan điểm đưa ra là Nhà nước không thể bảo hộ, bảo vệ những ngân hàng làm ăn yếu kém mãi được, mà từng bước xem xét cho phá sản, theo định hướng thị trường.
Cho phá sản ngân hàng là thông tin nhạy cảm, có thể tạo hiểu ứng dây chuyền bất lợi đối với hệ thống, đặc biệt là với tâm lý người gửi tiền.
Trong giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã xác định chưa thực hiện cho phá sản ngân hàng, vì quan ngại hiệu ứng nhạy cảm trên.
Mặt khác, trong một số báo cáo về thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn đó, việc cho phá sản ngân hàng được đánh giá là khó khăn, phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị, triển khai, cũng như xử lý các hệ quả. Thực tế, tại Việt Nam, đã từng có một số ngân hàng được cho phá sản, nhưng vài chục năm qua vẫn chưa xử lý gọn các hệ quả liên quan.
Đến nay, những thông tin gợi mở trên mới chỉ bước đầu nêu quan điểm, chưa cụ thể ở các diện hoặc vùng ngân hàng yếu kém, trường hợp và tình huống cụ thể.
Tuy nhiên, điểm dễ nhận thấy bối cảnh hiện nay đã rất khác so với giai đoạn 2011-2015. Hai thị trường nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều biến động, từng gây nhiều xáo trộn bất ổn vĩ mô là vàng và ngoại tệ, đến nay đã được Ngân hàng Nhà nước bình ổn. Đây là một yếu tố góp phần tạo nền tảng thuận lợi để có thể đặt ra định hướng thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém.
Trên một số diễn đàn xã hội, việc thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém đang được chú ý, gắn với những quan ngại về an toàn tiền gửi và bảo hiểm tiền gửi của người dân…
Trước quan ngại này, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan đầu mối này sẽ sớm có thông tin định hướng cụ thể.
“Trong điều hành chính sách vĩ mô, Đảng và Nhà nước luôn xem xét lựa chọn các giải pháp tốt nhất. Việc nghiên cứu thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém cũng nhằm mục tiêu để thực hiện tái cơ cấu. Trong đó, các giải pháp tái cơ cấu ngân hàng luôn đặt hai yêu cầu hàng đầu là: để củng cố, bảo đảm an toàn của hệ thống; bảo vệ và đảm bảo lợi ích của người dân và người gửi tiền. Vì vậy, người dân cần tin tưởng, yên tâm với những giải pháp tái cơ cấu mà Đảng, Nhà nước định hướng”, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Theo đó, trong tình huống xem xét thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém, hai yêu cầu tối thượng, nếu triển khai, là bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.
Ở hướng đi này, quan điểm đưa ra là Nhà nước không thể bảo hộ, bảo vệ những ngân hàng làm ăn yếu kém mãi được, mà từng bước xem xét cho phá sản, theo định hướng thị trường.
Cho phá sản ngân hàng là thông tin nhạy cảm, có thể tạo hiểu ứng dây chuyền bất lợi đối với hệ thống, đặc biệt là với tâm lý người gửi tiền.
Trong giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã xác định chưa thực hiện cho phá sản ngân hàng, vì quan ngại hiệu ứng nhạy cảm trên.
Mặt khác, trong một số báo cáo về thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn đó, việc cho phá sản ngân hàng được đánh giá là khó khăn, phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị, triển khai, cũng như xử lý các hệ quả. Thực tế, tại Việt Nam, đã từng có một số ngân hàng được cho phá sản, nhưng vài chục năm qua vẫn chưa xử lý gọn các hệ quả liên quan.
Đến nay, những thông tin gợi mở trên mới chỉ bước đầu nêu quan điểm, chưa cụ thể ở các diện hoặc vùng ngân hàng yếu kém, trường hợp và tình huống cụ thể.
Tuy nhiên, điểm dễ nhận thấy bối cảnh hiện nay đã rất khác so với giai đoạn 2011-2015. Hai thị trường nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều biến động, từng gây nhiều xáo trộn bất ổn vĩ mô là vàng và ngoại tệ, đến nay đã được Ngân hàng Nhà nước bình ổn. Đây là một yếu tố góp phần tạo nền tảng thuận lợi để có thể đặt ra định hướng thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém.
Trên một số diễn đàn xã hội, việc thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém đang được chú ý, gắn với những quan ngại về an toàn tiền gửi và bảo hiểm tiền gửi của người dân…
Trước quan ngại này, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan đầu mối này sẽ sớm có thông tin định hướng cụ thể.
“Trong điều hành chính sách vĩ mô, Đảng và Nhà nước luôn xem xét lựa chọn các giải pháp tốt nhất. Việc nghiên cứu thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém cũng nhằm mục tiêu để thực hiện tái cơ cấu. Trong đó, các giải pháp tái cơ cấu ngân hàng luôn đặt hai yêu cầu hàng đầu là: để củng cố, bảo đảm an toàn của hệ thống; bảo vệ và đảm bảo lợi ích của người dân và người gửi tiền. Vì vậy, người dân cần tin tưởng, yên tâm với những giải pháp tái cơ cấu mà Đảng, Nhà nước định hướng”, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Theo đó, trong tình huống xem xét thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém, hai yêu cầu tối thượng, nếu triển khai, là bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.