Nhật - Trung đối đầu tại Đối thoại Shangri-la
Giới quan sát dự báo, Đối thoại Shangri-la lần này có thể chứng kiến một cuộc “đấu khẩu” quyết liệt Nhật-Trung
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sáng 30/5 đã lên đường sang Singapore tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương kéo dài 3 ngày, mang tên Đối thoại Shangri-la. Theo tờ Japan Times, tại hội nghị này, ông Abe sẽ vạch ra tầm nhìn trong đó Nhật Bản giữ vai trò là đối trọng với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Tờ báo trên dẫn nguồn tin các quan chức Nhật cho biết, ông Abe dự kiến phát biểu tại Đối thoại Shangri-la rằng, Nhật Bản và Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác về an ninh với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Vào tối 30/5, ông Abe sẽ có một bài phát biểu quan trọng nhân sự kiện này. Trong đó, Thủ tướng Nhật sẽ giải thích vì sao Nhật Bản cần rà soát lại những rào cản pháp lý từ hiến pháp hòa bình của nước này trong bối cảnh an ninh khu vực đã có nhiều thay đổi.
Trước khi lên đường, ông Abe tuyên bố sẽ “gửi một thông điệp trong bài phát biểu” rằng Nhật Bản “sẽ không bao giờ bỏ qua cho một nỗ lực nào nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực”. Tuyên bố này của Thủ tướng Nhật là một sự ám chỉ rõ ràng nhằm vào thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Cũng trong ngày 30/5, ông Abe sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ngày mai (31/5), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Onodera sẽ có cuộc trò chuyện với người đồng cấp Mỹ.
Đối thoại an ninh Shangri-la lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc vấp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và thế giới, đồng thời đặt ra những nguy cơ mới cho an ninh trong khu vực.
Phía Trung Quốc đã cử đến Đối thoại Shangri-la một phái đoàn hùng hậu, với sự có mặt của cựu Thứ trưởng Ngoại giao và hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh - một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm và có tài hoạt ngôn - cùng Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Trung tướng Vương Quán Trung.
Trong nỗ lực kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc, Nhật Bản đã tính tới khả năng thực hiện quyền phòng thủ tập thể nhằm hỗ trợ nhiều hơn đối với các quốc gia bị Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông như Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi ở Nhật, bởi việc Tokyo thực hiện quyền phòng thủ tập thể sẽ là một bước đi tách rời chính sách hòa bình thời hậu Thế chiến thứ 2 của nước này.
Giới quan sát dự báo, Đối thoại Shangri-la lần này có thể chứng kiến một cuộc “đấu khẩu” quyết liệt Nhật-Trung. Không chỉ vấn đề biển Đông đang “nóng”, mới tuần trước, chiến đấu cơ của Trung Quốc bay sát máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) trên biển Hoa Đông.
Trong tuần này, phía Nhật cho biết đang xem xét khả năng đẩy nhanh đề xuất cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Tương tự, vào tháng 12 năm ngoái, Nhật nhất trí cho Philippines vay 18,7 tỷ Yên để mua 10 tàu tuần tra do Nhật sản xuất.
Đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy những nỗ lực của ông Abe nhằm thắt chặt quan hệ với khu vực Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng các tham vọng hàng hải. Trong bài phát biểu tối nay, ông Abe sẽ nhấn mạnh cam kết của Nhật đối với ổn định trong khu vực.
“Hành động gần đây của Trung Quốc đã khiến ông Abe đẩy mạnh hợp tác một cách rõ ràng hơn”, ông Corey Wallace, chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Đại học Auckland, New Zealand, nhận xét.
“Đối với chúng tôi, những gì mà Nhật đang làm là một sự đồng cảm. Bên cạnh đó, việc mà Nhật làm cũng là để bảo vệ lợi ích của chính nước Nhật đối với quần đảo Senkaku”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói trong một cuộc phỏng vấn ở Manila.
Senkaku là một đảo trên biển Hoa Đông, có tranh chấp giữa Nhật với Trung Quốc. Phía Trung Quốc gọi quần đảo này với cái tên Điếu Ngư.
Tháp tùng Thủ tướng Abe tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Onodera dự kiến sẽ có bài phát biểu vào ngày 31/5, trong đó kêu gọi Trung Quốc kiềm chế và đảm bảo tuân thủ luật pháp. Thông điệp này sẽ một lần nữa được khẳng định khi ông Onodera và người đồng cấp Mỹ gặp người đồng cấp Australia David Johnston. Ngoài ra, bộ trưởng quốc phòng Nhật, Mỹ và Hàn Quốc cũng có các cuộc tiếp xúc tại sự kiện này.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Onodera sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại đối thoại an ninh Shangri-la lần này.
Đối thoại Shangrila là một diễn đàn về quốc phòng và quân sự của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu. Trong khuôn khổ này, các nhà lãnh đạo tham dự thảo luận các thách thức và hợp tác về an ninh. Diễn đàn năm nay diễn ra khi mới vào đầu tháng 5 này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thiết lập một cấu trúc an ninh mới cho khu vực châu Á, bao gồm Nga nhưng không bao gồm Mỹ.
Theo ông Yoshihide Suga, Chánh thư ký nội các Nhật Bản, Thủ tướng Abe sẽ kêu gọi “các cuộc thảo luận mang tính xây dựng” nhằm giải tỏa sức nóng của các tranh chấp đẩy Trung Quốc vào thế đối đầu với các nước ASEAN, cũng như giữa Tokyo và Bắc Kinh.
“Xét đến tình hình căng thẳng gia tăng trên biển Đông và biển Hoa Đông, chúng tôi hy vọng các cuộc thảo luận mang tính xây dựng sẽ diễn ra vì hòa bình và an toàn của khu vực”, ông Suga nói.
Tờ báo trên dẫn nguồn tin các quan chức Nhật cho biết, ông Abe dự kiến phát biểu tại Đối thoại Shangri-la rằng, Nhật Bản và Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác về an ninh với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Vào tối 30/5, ông Abe sẽ có một bài phát biểu quan trọng nhân sự kiện này. Trong đó, Thủ tướng Nhật sẽ giải thích vì sao Nhật Bản cần rà soát lại những rào cản pháp lý từ hiến pháp hòa bình của nước này trong bối cảnh an ninh khu vực đã có nhiều thay đổi.
Trước khi lên đường, ông Abe tuyên bố sẽ “gửi một thông điệp trong bài phát biểu” rằng Nhật Bản “sẽ không bao giờ bỏ qua cho một nỗ lực nào nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực”. Tuyên bố này của Thủ tướng Nhật là một sự ám chỉ rõ ràng nhằm vào thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Cũng trong ngày 30/5, ông Abe sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ngày mai (31/5), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Onodera sẽ có cuộc trò chuyện với người đồng cấp Mỹ.
Đối thoại an ninh Shangri-la lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc vấp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và thế giới, đồng thời đặt ra những nguy cơ mới cho an ninh trong khu vực.
Phía Trung Quốc đã cử đến Đối thoại Shangri-la một phái đoàn hùng hậu, với sự có mặt của cựu Thứ trưởng Ngoại giao và hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh - một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm và có tài hoạt ngôn - cùng Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Trung tướng Vương Quán Trung.
Trong nỗ lực kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc, Nhật Bản đã tính tới khả năng thực hiện quyền phòng thủ tập thể nhằm hỗ trợ nhiều hơn đối với các quốc gia bị Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông như Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi ở Nhật, bởi việc Tokyo thực hiện quyền phòng thủ tập thể sẽ là một bước đi tách rời chính sách hòa bình thời hậu Thế chiến thứ 2 của nước này.
Giới quan sát dự báo, Đối thoại Shangri-la lần này có thể chứng kiến một cuộc “đấu khẩu” quyết liệt Nhật-Trung. Không chỉ vấn đề biển Đông đang “nóng”, mới tuần trước, chiến đấu cơ của Trung Quốc bay sát máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) trên biển Hoa Đông.
Trong tuần này, phía Nhật cho biết đang xem xét khả năng đẩy nhanh đề xuất cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Tương tự, vào tháng 12 năm ngoái, Nhật nhất trí cho Philippines vay 18,7 tỷ Yên để mua 10 tàu tuần tra do Nhật sản xuất.
Đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy những nỗ lực của ông Abe nhằm thắt chặt quan hệ với khu vực Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng các tham vọng hàng hải. Trong bài phát biểu tối nay, ông Abe sẽ nhấn mạnh cam kết của Nhật đối với ổn định trong khu vực.
“Hành động gần đây của Trung Quốc đã khiến ông Abe đẩy mạnh hợp tác một cách rõ ràng hơn”, ông Corey Wallace, chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Đại học Auckland, New Zealand, nhận xét.
“Đối với chúng tôi, những gì mà Nhật đang làm là một sự đồng cảm. Bên cạnh đó, việc mà Nhật làm cũng là để bảo vệ lợi ích của chính nước Nhật đối với quần đảo Senkaku”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói trong một cuộc phỏng vấn ở Manila.
Senkaku là một đảo trên biển Hoa Đông, có tranh chấp giữa Nhật với Trung Quốc. Phía Trung Quốc gọi quần đảo này với cái tên Điếu Ngư.
Tháp tùng Thủ tướng Abe tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Onodera dự kiến sẽ có bài phát biểu vào ngày 31/5, trong đó kêu gọi Trung Quốc kiềm chế và đảm bảo tuân thủ luật pháp. Thông điệp này sẽ một lần nữa được khẳng định khi ông Onodera và người đồng cấp Mỹ gặp người đồng cấp Australia David Johnston. Ngoài ra, bộ trưởng quốc phòng Nhật, Mỹ và Hàn Quốc cũng có các cuộc tiếp xúc tại sự kiện này.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Onodera sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại đối thoại an ninh Shangri-la lần này.
Đối thoại Shangrila là một diễn đàn về quốc phòng và quân sự của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu. Trong khuôn khổ này, các nhà lãnh đạo tham dự thảo luận các thách thức và hợp tác về an ninh. Diễn đàn năm nay diễn ra khi mới vào đầu tháng 5 này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thiết lập một cấu trúc an ninh mới cho khu vực châu Á, bao gồm Nga nhưng không bao gồm Mỹ.
Theo ông Yoshihide Suga, Chánh thư ký nội các Nhật Bản, Thủ tướng Abe sẽ kêu gọi “các cuộc thảo luận mang tính xây dựng” nhằm giải tỏa sức nóng của các tranh chấp đẩy Trung Quốc vào thế đối đầu với các nước ASEAN, cũng như giữa Tokyo và Bắc Kinh.
“Xét đến tình hình căng thẳng gia tăng trên biển Đông và biển Hoa Đông, chúng tôi hy vọng các cuộc thảo luận mang tính xây dựng sẽ diễn ra vì hòa bình và an toàn của khu vực”, ông Suga nói.