Singapore cảnh báo Mỹ mất uy tín nếu TPP thất bại
Phát biểu tại Washington, ông Lý Hiển Long nói “TPP là một phép thử đối với uy tín của” nước Mỹ
Uy tín của Mỹ có thể bị ảnh hưởng nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được Quốc hội Mỹ thông qua, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo.
Theo hãng tin Bloomberg, phát biểu ngày 1/8 tại thủ đô Washington của Mỹ, ông Lý Hiển Long nói rằng không chỉ là một “nhân tố làm thay đổi cuộc chơi kinh tế”, TPP còn có thể “gia tăng mức độ thực chất trong cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Đến nay, TPP đã được 12 quốc gia thành viên ký kết, nhưng phần lớn các nước này chưa thông qua hiệp định. Theo dự báo, việc thông qua TPP tại Quốc hội Mỹ sẽ là một quy trình khó khăn.
“Đối với các nước bạn bè và đối tác của Mỹ, việc Mỹ thông qua TPP là một phép thử đối với uy tín của các vị và mức độ nghiêm túc trong mục đích của các vị”, ông Lý Hiển Long nói. “Mỗi nước tham gia TPP đều đã phải hy sinh để chấp nhận thỏa thuận TPP, và cùng nhau đi đến kết quả có lợi cho tất cả các bên”.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang tới gần, TPP đang đối mặt nguy cơ trở thành mục tiêu của tâm lý chống tự do thương mại đang có chiều hướng gia tăng tại Mỹ. Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton của Đảng Dân chủ và ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa đều đã công khai thể hiện phản đối TPP.
Nếu được phê chuẩn và thực thi, TPP sẽ bao hàm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố cam kết thông qua TPP, đồng thời nhấn mạnh rằng một khoảng thời gian cửa sổ ngắn ngủi sau cuộc bầu cử và trước khi Quốc hội mới của Mỹ có hiệu lực chính là cơ hội tốt nhất để TPP được phê chuẩn. Hiệp định này được coi là trọng tâm trong chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á của Tổng thống Obama trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Thủ tướng Singapore hiện đang trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ và sẽ có cuộc gặp với người đứng đầu Nhà Trắng.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), TPP có thể làm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của các nước thành viên trong thời gian đến năm 2030. Đây sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất của Mỹ kể từ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 1994.
TPP vượt khỏi khuôn khổ của các thỏa thuận thương mại thông thường vốn chỉ tập trung chủ yếu vào giảm thuế quan. Thỏa thuận này nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ ngặt nghèo hơn đối với bằng sáng chế và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các công ty cạnh tranh với các doanh nghiệp có sự hậu thuẫn của chính phủ.
TPP là một vấn đề nhạy cảm ở Mỹ bởi bà Clinton mới chỉ bày tỏ mối lo ngại về thỏa thuận này vào cuối năm ngoái.
Thống đốc bang Virginia Terry McAuliffe mới đây nói bà Clinton muốn tìm cách sửa đổi một số phần của thỏa thuận này nếu bà đắc cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, sau đó ông McAuliffe đã rút lại tuyên bố này và chiến dịch tranh cử của bà Clinton nói bà không muốn đàm phán lại TPP.
Nếu Quốc hội Mỹ không thông qua TPP, thì đó “sẽ là một cơ hội lớn bị bỏ lỡ”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Australia Steven Ciobo phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Bloomberg TV ở Jakarta, Indonesia ngày 2/8.
“Tôi thực sự nghĩ điều đó sẽ dẫn tới một kết cục tồi tệ đối với tất cả 12 nước tham gia TPP, trong đó có Mỹ”, ông Ciobo nói. Vị quan chức này nói thêm rằng ông “lạc quan thận trọng” về khả năng TPP sẽ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Tuần trước, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nói rằng việc điều chỉnh nội dung TPP không phải là một lựa chọn, bởi thỏa thuận này đã “cân bằng một cách kỹ lương”.
Ông Lý Hiển Long cũng nhấn mạnh quan điểm cho rằng TPP cần phải được thông qua với nội dung như đã ký kết, rằng “không ai muốn mở lại các cuộc đàm phán”.
“Chúng tôi biết điều này là một việc khó khăn về mặt chính trị. Đây là một năm bầu cử khó khăn”, Thủ tướng Singapore phát biểu. “Sự bất ổn về kinh tế đã dẫn tới những mối lo về việc làm, về sự cạnh tranh từ bên ngoài”.
Ông cho rằng đó là những lo ngại “có thể hiểu được, thậm chí là chính đáng, nhưng chúng tôi hy vọng tất cả các bên sẽ nhìn vào dài hạn hơn, vào bức tranh lớn hơn”.
Theo hãng tin Bloomberg, phát biểu ngày 1/8 tại thủ đô Washington của Mỹ, ông Lý Hiển Long nói rằng không chỉ là một “nhân tố làm thay đổi cuộc chơi kinh tế”, TPP còn có thể “gia tăng mức độ thực chất trong cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Đến nay, TPP đã được 12 quốc gia thành viên ký kết, nhưng phần lớn các nước này chưa thông qua hiệp định. Theo dự báo, việc thông qua TPP tại Quốc hội Mỹ sẽ là một quy trình khó khăn.
“Đối với các nước bạn bè và đối tác của Mỹ, việc Mỹ thông qua TPP là một phép thử đối với uy tín của các vị và mức độ nghiêm túc trong mục đích của các vị”, ông Lý Hiển Long nói. “Mỗi nước tham gia TPP đều đã phải hy sinh để chấp nhận thỏa thuận TPP, và cùng nhau đi đến kết quả có lợi cho tất cả các bên”.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang tới gần, TPP đang đối mặt nguy cơ trở thành mục tiêu của tâm lý chống tự do thương mại đang có chiều hướng gia tăng tại Mỹ. Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton của Đảng Dân chủ và ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa đều đã công khai thể hiện phản đối TPP.
Nếu được phê chuẩn và thực thi, TPP sẽ bao hàm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố cam kết thông qua TPP, đồng thời nhấn mạnh rằng một khoảng thời gian cửa sổ ngắn ngủi sau cuộc bầu cử và trước khi Quốc hội mới của Mỹ có hiệu lực chính là cơ hội tốt nhất để TPP được phê chuẩn. Hiệp định này được coi là trọng tâm trong chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á của Tổng thống Obama trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Thủ tướng Singapore hiện đang trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ và sẽ có cuộc gặp với người đứng đầu Nhà Trắng.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), TPP có thể làm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của các nước thành viên trong thời gian đến năm 2030. Đây sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất của Mỹ kể từ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 1994.
TPP vượt khỏi khuôn khổ của các thỏa thuận thương mại thông thường vốn chỉ tập trung chủ yếu vào giảm thuế quan. Thỏa thuận này nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ ngặt nghèo hơn đối với bằng sáng chế và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các công ty cạnh tranh với các doanh nghiệp có sự hậu thuẫn của chính phủ.
TPP là một vấn đề nhạy cảm ở Mỹ bởi bà Clinton mới chỉ bày tỏ mối lo ngại về thỏa thuận này vào cuối năm ngoái.
Thống đốc bang Virginia Terry McAuliffe mới đây nói bà Clinton muốn tìm cách sửa đổi một số phần của thỏa thuận này nếu bà đắc cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, sau đó ông McAuliffe đã rút lại tuyên bố này và chiến dịch tranh cử của bà Clinton nói bà không muốn đàm phán lại TPP.
Nếu Quốc hội Mỹ không thông qua TPP, thì đó “sẽ là một cơ hội lớn bị bỏ lỡ”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Australia Steven Ciobo phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Bloomberg TV ở Jakarta, Indonesia ngày 2/8.
“Tôi thực sự nghĩ điều đó sẽ dẫn tới một kết cục tồi tệ đối với tất cả 12 nước tham gia TPP, trong đó có Mỹ”, ông Ciobo nói. Vị quan chức này nói thêm rằng ông “lạc quan thận trọng” về khả năng TPP sẽ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Tuần trước, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nói rằng việc điều chỉnh nội dung TPP không phải là một lựa chọn, bởi thỏa thuận này đã “cân bằng một cách kỹ lương”.
Ông Lý Hiển Long cũng nhấn mạnh quan điểm cho rằng TPP cần phải được thông qua với nội dung như đã ký kết, rằng “không ai muốn mở lại các cuộc đàm phán”.
“Chúng tôi biết điều này là một việc khó khăn về mặt chính trị. Đây là một năm bầu cử khó khăn”, Thủ tướng Singapore phát biểu. “Sự bất ổn về kinh tế đã dẫn tới những mối lo về việc làm, về sự cạnh tranh từ bên ngoài”.
Ông cho rằng đó là những lo ngại “có thể hiểu được, thậm chí là chính đáng, nhưng chúng tôi hy vọng tất cả các bên sẽ nhìn vào dài hạn hơn, vào bức tranh lớn hơn”.