Sợ “vết xe đổ” ngành điện tử, Nhật tính cải tổ ngành ôtô
Nếu không sớm cải tổ, có thể ngành ôtô Nhật sẽ chịu số phận chung như ngành điện tử vốn đang tồn tại chật vật
Người đứng đầu một quỹ đầu tư chính phủ của Nhật đồng thời cũng là một cổ đông lớn trong một công ty cung cấp linh kiện chính cho Apple đang cố gắng tìm cách để cải tổ ngành ôtô nước này, ngăn khả năng ngành ôtô đi vào “vết xe đổ” của ngành công nghiệp điện tử, theo thông tin mới nhất từ Financial Times.
Ngành ôtô Nhật đang ở giai đoạn bắt đầu của một cuộc khủng hoảng, và vì thế cần nhanh chóng cải tổ các hãng xe ôtô để giữ được tính cạnh tranh, đó là quan điểm của ông Toshiyuki Shiga, giám đốc điều hành quỹ đầu tư Innovation Network Corp.
Với 8 hãng xe lớn và một hệ thống rất lớn bao gồm các nhà cung cấp phụ tùng liên quan, ngành ôtô vẫn là ngành công nghiệp mạnh nhất của Nhật. Thế nhưng khi hoạt động phát triển ôtô tự lái và việc sử dụng phần mềm thông minh trong ôtô ngày một rộng rãi, không thể loại bỏ khả năng ngành ôtô Nhật sẽ bế tắc trong hướng phát triển giống như Sony, Sharp hay Panasonic.
Ngay cả ở thời điểm hiện tại, các công ty cung cấp phụ tùng ôtô Nhật cũng đang chịu rất nhiều sức ép cạnh tranh từ các hãng lớn của thế giới như Continental hay Bosch. Hoạt động mua bán sáp nhập trong ngành ôtô cũng đang tạo ra những đối thủ lớn cho các hãng xe và cung cấp phụ tùng ôtô Nhật.
Đơn cử như vào năm ngoái, công ty cung cấp phụ tùng ôtô ZF Friedrichshafen của Đức đã trả 12,4 tỷ USD để mua lại công ty TRW Automotive của Mỹ chuyên sản xuất hệ thống radar.
Ông Shiga cho rằng đến nay, mô hình liên minh Nisshan - Renault có thể coi như một thành công. Ông khẳng định việc liên kết với các đối thủ nước ngoài sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của các hãng xe Nhật, thế nhưng cho đến nay các hãng xe Nhật thường cố gắng né tránh việc bị hãng xe nước ngoài thâu tóm. Ông chỉ ra Nhật hiện có quá nhiều hãng ôtô cạnh tranh lẫn nhau và một sự tái cấu trúc lại là hoàn toàn cần thiết.
Quỹ đầu tư Innovation Network Corp dưới sự bảo hộ của chính phủ Nhật được thành lập năm 2009 với số vốn ban đầu là 17 tỷ USD. Quỹ chịu trách nhiệm phát triển các sáng kiến đổi mới công nghệ và cấp vốn cho các dự án công nghệ quy mô nhỏ và vừa.
Cho đến nay, vai trò lớn nhất của quỹ là khuyến khích các vụ sáp nhập trong những ngành tồn tại quá nhiều công ty dẫn đến cạnh tranh kém lành mạnh và không tốt cho sự phát triển chung của cả ngành.
Hiện công ty đang đầu tư cho Japan Display, công ty được thành lập từ việc sáp nhập 3 bộ phận sản xuất màn hình tinh thể lỏng của Hitachi, Toshiba và Sony. Japan Display đang sản xuất màn hình cho Apple.
Gần đây đã có nhiều thông tin đồn đoán về khả năng hãng điện tử Sharp đang cần đến hỗ trợ của quỹ Innovation Network Corp, thế nhưng đại diện của cả hai bên đã từ chối bình luận về việc này.
Tháng 5 năm nay, Sharp đã phải nhận hỗ trợ 1,7 tỷ USD từ một số ngân hàng sau khi hãng thua lỗ đến 1,9 tỷ USD trong năm tài khóa gần nhất. Trong tuần trước, Sharp công bố hãng sẽ khó đạt được mục tiêu lợi nhuận của năm tài khóa hiện tại. Đại diện của hãng chia sẻ công việc kinh doanh ngày một khó khăn hơn khi doanh số bán hàng vào Trung Quốc giảm khi kinh tế nước này đi xuống.
Ngành ôtô Nhật đang ở giai đoạn bắt đầu của một cuộc khủng hoảng, và vì thế cần nhanh chóng cải tổ các hãng xe ôtô để giữ được tính cạnh tranh, đó là quan điểm của ông Toshiyuki Shiga, giám đốc điều hành quỹ đầu tư Innovation Network Corp.
Với 8 hãng xe lớn và một hệ thống rất lớn bao gồm các nhà cung cấp phụ tùng liên quan, ngành ôtô vẫn là ngành công nghiệp mạnh nhất của Nhật. Thế nhưng khi hoạt động phát triển ôtô tự lái và việc sử dụng phần mềm thông minh trong ôtô ngày một rộng rãi, không thể loại bỏ khả năng ngành ôtô Nhật sẽ bế tắc trong hướng phát triển giống như Sony, Sharp hay Panasonic.
Ngay cả ở thời điểm hiện tại, các công ty cung cấp phụ tùng ôtô Nhật cũng đang chịu rất nhiều sức ép cạnh tranh từ các hãng lớn của thế giới như Continental hay Bosch. Hoạt động mua bán sáp nhập trong ngành ôtô cũng đang tạo ra những đối thủ lớn cho các hãng xe và cung cấp phụ tùng ôtô Nhật.
Đơn cử như vào năm ngoái, công ty cung cấp phụ tùng ôtô ZF Friedrichshafen của Đức đã trả 12,4 tỷ USD để mua lại công ty TRW Automotive của Mỹ chuyên sản xuất hệ thống radar.
Ông Shiga cho rằng đến nay, mô hình liên minh Nisshan - Renault có thể coi như một thành công. Ông khẳng định việc liên kết với các đối thủ nước ngoài sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của các hãng xe Nhật, thế nhưng cho đến nay các hãng xe Nhật thường cố gắng né tránh việc bị hãng xe nước ngoài thâu tóm. Ông chỉ ra Nhật hiện có quá nhiều hãng ôtô cạnh tranh lẫn nhau và một sự tái cấu trúc lại là hoàn toàn cần thiết.
Quỹ đầu tư Innovation Network Corp dưới sự bảo hộ của chính phủ Nhật được thành lập năm 2009 với số vốn ban đầu là 17 tỷ USD. Quỹ chịu trách nhiệm phát triển các sáng kiến đổi mới công nghệ và cấp vốn cho các dự án công nghệ quy mô nhỏ và vừa.
Cho đến nay, vai trò lớn nhất của quỹ là khuyến khích các vụ sáp nhập trong những ngành tồn tại quá nhiều công ty dẫn đến cạnh tranh kém lành mạnh và không tốt cho sự phát triển chung của cả ngành.
Hiện công ty đang đầu tư cho Japan Display, công ty được thành lập từ việc sáp nhập 3 bộ phận sản xuất màn hình tinh thể lỏng của Hitachi, Toshiba và Sony. Japan Display đang sản xuất màn hình cho Apple.
Gần đây đã có nhiều thông tin đồn đoán về khả năng hãng điện tử Sharp đang cần đến hỗ trợ của quỹ Innovation Network Corp, thế nhưng đại diện của cả hai bên đã từ chối bình luận về việc này.
Tháng 5 năm nay, Sharp đã phải nhận hỗ trợ 1,7 tỷ USD từ một số ngân hàng sau khi hãng thua lỗ đến 1,9 tỷ USD trong năm tài khóa gần nhất. Trong tuần trước, Sharp công bố hãng sẽ khó đạt được mục tiêu lợi nhuận của năm tài khóa hiện tại. Đại diện của hãng chia sẻ công việc kinh doanh ngày một khó khăn hơn khi doanh số bán hàng vào Trung Quốc giảm khi kinh tế nước này đi xuống.