Sửa Hiến pháp: Suy tư trước giờ bấm nút
Nghị trường đôi khi có những tâm tư không dễ gì chia sẻ được, ngay cả chính với những người trong cuộc
Tính từ sáng nay (27/11) thì chỉ còn đúng 3 ngày làm việc nữa là Quốc hội sẽ bế mạc kỳ họp thứ sáu.
Trong thời gian này, Quốc hội sẽ thông qua một số nội dung rất quan trọng, như dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai (sửa đổi)….
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 26/11, đoàn thư ký kỳ họp đã có văn bản gửi các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị các vị đại biểu trong đoàn sắp xếp công việc, tham dự đầy đủ các phiên họp để tiếp tục đóng góp ý kiến và biểu quyết thông qua Hiến pháp, các luật và nghị quyết khác.
20 năm mới có một lần, nếu không có “lời nhắc” nói trên, chắc hẳn phiên biểu quyết về Hiến pháp cũng sẽ không có nhiều ghế trống như ở các phiên họp đầu tuần này. Nhưng có lẽ, kể cả khi đã đưa ra quyết định cuối cùng rồi cũng thật khó để thở phào, dù “thở phào mà không nhẹ nhõm” như lời “ông nghị” Dương Trung Quốc.
Nghị trường đôi khi có những tâm tư không dễ gì chia sẻ được, ngay cả chính với những người trong cuộc.
Một vị đại biểu là tiến sỹ luật học, rất đau đáu với công việc thảo hiến, cho rằng còn nhiều ý tưởng, nhiều cái hay của văn minh nhân loại, đặc biệt là sự tiên tiến của hệ thống tổ chức nhà nước của nhiều nước, chưa được đưa vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, lý do là “Việt Nam có đặc điểm khác”. Vì thế, cơ chế kiểm soát quyền lực có bổ sung mà không được nhiều, chưa thể hiện được sự tiến bộ đã được cả thế giới thừa nhận.
"Lẽ ra ta nên tiếp thu, nên đưa vào vì có thể muộn một nhịp là muộn mấy chục năm", ông nói.
Cũng như nhiều vị đại biểu khác, ông cho rằng việc dự thảo mới không quy định việc thành lập cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp là “đáng tiếc”.
Nhưng, theo ông, vẫn “rất may” là ở một số nội dung thì một số ý tưởng khá mạnh mẽ cũng được chấp nhận. Chẳng hạn, thẩm phán tòa án tối cao là do Quốc hội phê chuẩn, giống như bộ trưởng. Rồi sự độc lập của tòa án khi không tổ chức theo lãnh thổ và chánh án địa phương chỉ báo cáo chứ không chịu trách nhiệm trước địa phương, đó là cơ sở hiến định để sau này xây dựng luật.
Trong 11 chương của dự thảo Hiến pháp mới, nhiều vị đại biểu cho rằng, khác Hiến pháp hiện hành nhất là chương 2, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Với quan niệm một chữ ở Hiến pháp cũng cực kỳ quan trọng, một số vị đại biểu tỏ ra hài lòng khi quy định “lãnh đạo công tác” đã được thay bằng bằng “chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động” trong mối quan hệ giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ là cơ quan thường trực thôi, quan niệm lãnh đạo là không đúng, nhiều khi chỉ là một từ cũng cãi nhau “chết thôi”, một vị đại biểu bình luận.
Sát giờ “G” vẫn chưa thấy yên tâm là tâm tư của một vị đại biểu chuyên trách miền Trung. Chương khiến ông băn khoăn nhất là chính quyền địa phương, vì theo ông việc này chưa được tổng kết và chưa thể hiện được ý nguyện của dân.
Kế đó, ông cũng cho rằng giải trình về hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đến tận lần gần nhất vẫn chưa đủ thuyết phục.
Còn với hiến định liên quan đến đất đai, một vị đại biểu chuyên trách ở Trung ương bộc bạch, cho đến tận khi góp ý trực tiếp vào dự thảo lần cuối, ông vẫn đề nghị sửa sao cho không chỉ việc thu hồi mà cả bồi thường cũng phải công khai minh bạch chứ không thể “theo quy định của pháp luật”.
Ông cũng nói là có thể “tạm yên tâm trong vòng 20 năm” với bản Hiến pháp mà sáng 28/11 ông sẽ thể hiện chính kiến để quyết định số phận lịch sử của nó.
Bên cạnh một số điều đã yên tâm cũng còn những nội dung không yên tâm là tâm trạng của không ít đại biểu. Vị đại biểu miền Trung nói rằng, ông sẽ thể hiện chính kiến theo thước đo mà ông cảm nhận được về mức độ hài lòng của cử tri.
Ông cũng đồng tình với một số vị đại biểu là nếu quy chế hiện hành quy định bấm nút điện tử để biểu quyết chứ không bỏ phiếu kín thì nên công khai danh tính cùng lựa chọn của đại biểu để cử tri giám sát.
"Tôi đề nghị khi nào sửa quy chế kỳ họp thì nên sửa theo hướng các quyết định của Quốc hội nên công khai danh tính, Quốc hội các nước họ minh bạch như thế cả", một vị đại biểu chuyên trách ở Trung ương nói.
Đề nghị công khai danh tính cũng đã từng được nhà sử học Dương Trung Quốc đưa ra trước Quốc hội khóa 12. Điều này, theo ông Quốc là để tăng cường sự giám sát của người dân trước những vấn đề lớn được thông qua tại nghị trường.
“Trên thế giới, hiện nhiều nước công khai và nhiều nước không công khai danh sách này. Vậy tại sao chúng ta không lựa chọn sự công khai để người dân giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội?", đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu tại buổi thảo luận về báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội khóa 12, sáng 28/3/2011.
Khi đó, đại biểu Nguyễn Đình Xuân cũng ủng hộ: "Cử tri muốn biết đại biểu nào nhất trí, đại biểu nào không nhất trí khi biểu quyết những vấn đề đưa ra tại nghị trường".
Nhưng, theo ý kiến của một số vị đại biểu đương nhiệm, cũng từng có số ghế tại nghị trường khóa trước, thì việc bỏ phiếu kín hoặc công khai danh tính khi biểu quyết Hiến pháp là không cần thiết. Bởi quy định là bấm nút biểu quyết chắc hẳn cũng đã được cân nhắc kỹ trước khi trở thành quy chế.
Hình thức biểu quyết, chắc chắn là bấm nút. Dự thảo mới nhất của Hiến pháp cũng chưa đến tay đại biểu. Và mỗi vị đại diện của dân ở Quốc hội lập hiến vẫn đang còn thời gian cân nhắc.
Trong thời gian này, Quốc hội sẽ thông qua một số nội dung rất quan trọng, như dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai (sửa đổi)….
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 26/11, đoàn thư ký kỳ họp đã có văn bản gửi các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị các vị đại biểu trong đoàn sắp xếp công việc, tham dự đầy đủ các phiên họp để tiếp tục đóng góp ý kiến và biểu quyết thông qua Hiến pháp, các luật và nghị quyết khác.
20 năm mới có một lần, nếu không có “lời nhắc” nói trên, chắc hẳn phiên biểu quyết về Hiến pháp cũng sẽ không có nhiều ghế trống như ở các phiên họp đầu tuần này. Nhưng có lẽ, kể cả khi đã đưa ra quyết định cuối cùng rồi cũng thật khó để thở phào, dù “thở phào mà không nhẹ nhõm” như lời “ông nghị” Dương Trung Quốc.
Nghị trường đôi khi có những tâm tư không dễ gì chia sẻ được, ngay cả chính với những người trong cuộc.
Một vị đại biểu là tiến sỹ luật học, rất đau đáu với công việc thảo hiến, cho rằng còn nhiều ý tưởng, nhiều cái hay của văn minh nhân loại, đặc biệt là sự tiên tiến của hệ thống tổ chức nhà nước của nhiều nước, chưa được đưa vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, lý do là “Việt Nam có đặc điểm khác”. Vì thế, cơ chế kiểm soát quyền lực có bổ sung mà không được nhiều, chưa thể hiện được sự tiến bộ đã được cả thế giới thừa nhận.
"Lẽ ra ta nên tiếp thu, nên đưa vào vì có thể muộn một nhịp là muộn mấy chục năm", ông nói.
Cũng như nhiều vị đại biểu khác, ông cho rằng việc dự thảo mới không quy định việc thành lập cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp là “đáng tiếc”.
Nhưng, theo ông, vẫn “rất may” là ở một số nội dung thì một số ý tưởng khá mạnh mẽ cũng được chấp nhận. Chẳng hạn, thẩm phán tòa án tối cao là do Quốc hội phê chuẩn, giống như bộ trưởng. Rồi sự độc lập của tòa án khi không tổ chức theo lãnh thổ và chánh án địa phương chỉ báo cáo chứ không chịu trách nhiệm trước địa phương, đó là cơ sở hiến định để sau này xây dựng luật.
Trong 11 chương của dự thảo Hiến pháp mới, nhiều vị đại biểu cho rằng, khác Hiến pháp hiện hành nhất là chương 2, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Với quan niệm một chữ ở Hiến pháp cũng cực kỳ quan trọng, một số vị đại biểu tỏ ra hài lòng khi quy định “lãnh đạo công tác” đã được thay bằng bằng “chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động” trong mối quan hệ giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ là cơ quan thường trực thôi, quan niệm lãnh đạo là không đúng, nhiều khi chỉ là một từ cũng cãi nhau “chết thôi”, một vị đại biểu bình luận.
Sát giờ “G” vẫn chưa thấy yên tâm là tâm tư của một vị đại biểu chuyên trách miền Trung. Chương khiến ông băn khoăn nhất là chính quyền địa phương, vì theo ông việc này chưa được tổng kết và chưa thể hiện được ý nguyện của dân.
Kế đó, ông cũng cho rằng giải trình về hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đến tận lần gần nhất vẫn chưa đủ thuyết phục.
Còn với hiến định liên quan đến đất đai, một vị đại biểu chuyên trách ở Trung ương bộc bạch, cho đến tận khi góp ý trực tiếp vào dự thảo lần cuối, ông vẫn đề nghị sửa sao cho không chỉ việc thu hồi mà cả bồi thường cũng phải công khai minh bạch chứ không thể “theo quy định của pháp luật”.
Ông cũng nói là có thể “tạm yên tâm trong vòng 20 năm” với bản Hiến pháp mà sáng 28/11 ông sẽ thể hiện chính kiến để quyết định số phận lịch sử của nó.
Bên cạnh một số điều đã yên tâm cũng còn những nội dung không yên tâm là tâm trạng của không ít đại biểu. Vị đại biểu miền Trung nói rằng, ông sẽ thể hiện chính kiến theo thước đo mà ông cảm nhận được về mức độ hài lòng của cử tri.
Ông cũng đồng tình với một số vị đại biểu là nếu quy chế hiện hành quy định bấm nút điện tử để biểu quyết chứ không bỏ phiếu kín thì nên công khai danh tính cùng lựa chọn của đại biểu để cử tri giám sát.
"Tôi đề nghị khi nào sửa quy chế kỳ họp thì nên sửa theo hướng các quyết định của Quốc hội nên công khai danh tính, Quốc hội các nước họ minh bạch như thế cả", một vị đại biểu chuyên trách ở Trung ương nói.
Đề nghị công khai danh tính cũng đã từng được nhà sử học Dương Trung Quốc đưa ra trước Quốc hội khóa 12. Điều này, theo ông Quốc là để tăng cường sự giám sát của người dân trước những vấn đề lớn được thông qua tại nghị trường.
“Trên thế giới, hiện nhiều nước công khai và nhiều nước không công khai danh sách này. Vậy tại sao chúng ta không lựa chọn sự công khai để người dân giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội?", đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu tại buổi thảo luận về báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội khóa 12, sáng 28/3/2011.
Khi đó, đại biểu Nguyễn Đình Xuân cũng ủng hộ: "Cử tri muốn biết đại biểu nào nhất trí, đại biểu nào không nhất trí khi biểu quyết những vấn đề đưa ra tại nghị trường".
Nhưng, theo ý kiến của một số vị đại biểu đương nhiệm, cũng từng có số ghế tại nghị trường khóa trước, thì việc bỏ phiếu kín hoặc công khai danh tính khi biểu quyết Hiến pháp là không cần thiết. Bởi quy định là bấm nút biểu quyết chắc hẳn cũng đã được cân nhắc kỹ trước khi trở thành quy chế.
Hình thức biểu quyết, chắc chắn là bấm nút. Dự thảo mới nhất của Hiến pháp cũng chưa đến tay đại biểu. Và mỗi vị đại diện của dân ở Quốc hội lập hiến vẫn đang còn thời gian cân nhắc.