Tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam ước tính khoảng 600.000 MW, và nguồn năng lượng này có thể cung cấp tới 12% tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035. ...
Việt Nam đang đứng trước thách thức thiếu điện. Bài toán đặt ra hiện nay làm sao có đủ năng lượng phục vụ phát triển. Do vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý sửa đổi Luật Điện lực cần có tầm nhìn để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Cùng với đó, chú trọng ưu tiên phát triển điện sạch, phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050...
Dự án điện gió ngoài khơi do Tập đoàn PNE (Đức) đăng ký nghiên cứu, khảo sát đầu tư tại Bình Định có quy mô công suất 2.000MW, được chia thành ba giai đoạn với tổng mức đầu tư khoảng 4,6 tỷ USD...
Trên cơ sở tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn trong đó có phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới...
Trang trại điện gió Đầm Nại hiện đang có có tổng công suất hơn 39 MW bao gồm 15 tuabin điện gió, với sản lượng điện bình quân hàng năm ở mức 120 triệu kWh...
Với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, Luật điện lực (sửa đổi) cần mở ra những cơ chế về phát triển nguồn và lưới điện nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế và hướng tới phát thải ròng về 0 theo cam kết của Việt Nam tại COP 26…
Điện gió ngoài khơi và điện khí được đánh giá là những trụ cột quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh của Việt Nam trong những năm tới. Tuy nhiên, việc phát triển các nguồn điện này đang gặp không ít thách thức, khó khăn cần được tháo gỡ...
Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện từ Dự án nhà máy điện gió Trường Sơn tại Lào và đầu tư lưới để đấu nối về Việt Nam. Theo Hiệp định liên Chính phủ, Việt Nam sẽ mua khoảng 3.000 MW điện từ Lào đến năm 2025…
8 dự án điện gió được bổ sung là những dự án phù hợp với định hướng kêu gọi đầu tư của tỉnh Trà Vinh và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...
Quý I/2024, tình hình phát triển kinh tế của Quảng Bình đã khởi sắc hơn, khi GRDP tăng nhẹ với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tại tỉnh này nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế không cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng lớn để sản xuất...
Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng, vận chuyển, lắp đặt thiết bị... của các dự án điện gió vẫn gặp khó khăn. Không ít dự án vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của người dân về chủ trương dự án, chủ trương giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ theo đơn giá hiện hành của tỉnh...
Hiện nay việc đầu tư các công trình truyền tải điện không đáp ứng được nhu cầu thực tế nên là dẫn đến là EVN phải cắt giảm công suất phát điện của các nhà máy này và gây lãng phí tài nguyên, đặc biệt là gây thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này...
Cả nước có 85 nhà máy đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng không đủ điều kiện hưởng giá FIT. Hầu hết các chủ đầu tư các dự án đã chạy đua với thời gian để hưởng giá FIT nên bỏ sót các thủ tục theo quy định, vi phạm...
Tỉnh Quảng Trị đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, đưa vào Quy hoạch điện VIII 60 dự án điện gió trên bờ với tổng công suất 4.600 MW, 3 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất 2.600 MW, 19 dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.400 MW, hơn 2.000 MW các dự án thủy điện tích năng và khoảng 4.500 MW các dự án điện khí...
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký Hợp đồng tín dụng trị giá 25 triệu USD tài trợ vốn cho “Dự án phát triển điện gió trên đất liền tại tỉnh Ninh Thuận” với tổng công suất phát điện 88MW...