Tháng 12, cung - cầu đường trên thị trường sẽ bớt “căng”?
Giá đường trên thế giới tăng mạnh, cộng lượng dự trữ trong nước giảm khiến giá đường tăng cao dù đã vào vụ
Giá đường trên thế giới tăng mạnh, cộng lượng dự trữ trong nước giảm khiến giá đường tăng cao dù đã vào vụ.
Hiện người tiêu dùng vẫn phải mua đường với giá từ 21.000 - 22.000 đồng/kg. Theo ông Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía Đường Việt Nam (VCSA), nguyên nhân chính hiện nay vẫn là do cung và cầu trên thị trường mất cân đối. Tình hình này chỉ có thể cải thiện vào tháng 12 khi tất cả các nhà máy mía đường trong cả nước đều đi vào hoạt động.
Số liệu từ Trung tâm Tin học và Thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, tính đến ngày 15/10, cả nước đã có 10 nhà máy đường đi vào sản xuất. Lượng đường ép được là 21.000 tấn đường, nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm trước 14.200 tấn. Tính đến trung tuần tháng 10, lượng đường tồn kho tại các nhà máy là khoảng 25.700 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 13.700 tấn.
Trong khi đó, 300.000 ngàn tấn đường được cấp quota nhập khẩu trong năm nay, các doanh nghiệp mới chỉ nhập về khoảng 200.000 tấn vì giá đường trên thế giới liên tục đứng ở mức cao khiến việc nhập khẩu không hiệu quả.
Ảnh hưởng của thời tiết đã khiến sản lượng của hai nước nước cung cấp đường chủ yếu cho thế giới là Ấn Độ và Brazil bị sụt giảm đáng kể. Trong nước, giá mía tại ruộng khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được thu mua ở mức 1,1 triệu đồng/tấn. Những điều này đã khiến giá đường tinh luyện (RE) tại các nhà máy có lúc lên tới 19.000 đồng/kg.
Ông Phái cho rằng tình hình cung- cầu sẽ được cải thiện khi bước sang tháng 12, gần 40 nhà máy mía đường trên toàn quốc sẽ đi vào hoạt động. Khi đó, sản lượng mỗi tháng có thể đạt từ 150.000- 200.000 tấn trong khi lượng tiêu thụ chỉ vào khoảng 100.000 tấn/tháng.
Nhưng ngay cả vào thời điểm này, giá đường cũng ít có khả năng giảm nhiều do gần đây giá đường trên thế giới liên tục có sự biến động rất mạnh. Ông Phái dẫn chứng vào ngày 1/11 giá đường trên thị trường London còn đứng ở mức 734 USD/tấn thì hôm qua (4/11) đã tăng lên 772,7 USD/tấn. Điều này đã khiến diễn biến của giá đường thời gian tới tương đối khó dự báo, vì vậy các nhà sản xuất cần sử dụng lượng đường lớn cần hết sức thận trọng, tránh mua vào ồ ạt khiến giá đường bị đẩy lên cao quá mức.
Hiện người tiêu dùng vẫn phải mua đường với giá từ 21.000 - 22.000 đồng/kg. Theo ông Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía Đường Việt Nam (VCSA), nguyên nhân chính hiện nay vẫn là do cung và cầu trên thị trường mất cân đối. Tình hình này chỉ có thể cải thiện vào tháng 12 khi tất cả các nhà máy mía đường trong cả nước đều đi vào hoạt động.
Số liệu từ Trung tâm Tin học và Thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, tính đến ngày 15/10, cả nước đã có 10 nhà máy đường đi vào sản xuất. Lượng đường ép được là 21.000 tấn đường, nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm trước 14.200 tấn. Tính đến trung tuần tháng 10, lượng đường tồn kho tại các nhà máy là khoảng 25.700 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 13.700 tấn.
Trong khi đó, 300.000 ngàn tấn đường được cấp quota nhập khẩu trong năm nay, các doanh nghiệp mới chỉ nhập về khoảng 200.000 tấn vì giá đường trên thế giới liên tục đứng ở mức cao khiến việc nhập khẩu không hiệu quả.
Ảnh hưởng của thời tiết đã khiến sản lượng của hai nước nước cung cấp đường chủ yếu cho thế giới là Ấn Độ và Brazil bị sụt giảm đáng kể. Trong nước, giá mía tại ruộng khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được thu mua ở mức 1,1 triệu đồng/tấn. Những điều này đã khiến giá đường tinh luyện (RE) tại các nhà máy có lúc lên tới 19.000 đồng/kg.
Ông Phái cho rằng tình hình cung- cầu sẽ được cải thiện khi bước sang tháng 12, gần 40 nhà máy mía đường trên toàn quốc sẽ đi vào hoạt động. Khi đó, sản lượng mỗi tháng có thể đạt từ 150.000- 200.000 tấn trong khi lượng tiêu thụ chỉ vào khoảng 100.000 tấn/tháng.
Nhưng ngay cả vào thời điểm này, giá đường cũng ít có khả năng giảm nhiều do gần đây giá đường trên thế giới liên tục có sự biến động rất mạnh. Ông Phái dẫn chứng vào ngày 1/11 giá đường trên thị trường London còn đứng ở mức 734 USD/tấn thì hôm qua (4/11) đã tăng lên 772,7 USD/tấn. Điều này đã khiến diễn biến của giá đường thời gian tới tương đối khó dự báo, vì vậy các nhà sản xuất cần sử dụng lượng đường lớn cần hết sức thận trọng, tránh mua vào ồ ạt khiến giá đường bị đẩy lên cao quá mức.