Thay đổi có tính quyết định của bảo hiểm tiền gửi
Năm 2007, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) đã quyết định đi theo mô hình giảm thiểu rủi ro với phương châm "lấy khách hàng làm tâm điểm"
Năm 2007, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) đã quyết định đi theo mô hình giảm thiểu rủi ro với phương châm "lấy khách hàng làm tâm điểm".
Theo ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc DIV, việc lựa chọn xây dựng tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam theo mô hình này còn vì mong muốn đóng góp tích cực và chủ động hơn vào sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, góp phần giảm thiểu rủi ro quốc gia, rủi ro ngành và rủi ro của các doanh nghiệp.
Trên thế giới, mô hình giảm thiểu rủi ro là mô hình đang được áp dụng khá phổ biến bởi tính ưu việt vượt trội của nó. Bảo hiểm luôn gắn với rủi ro, rủi ro là "duyên cớ" để sinh ra bảo hiểm. Với mô hình giảm thiểu rủi ro, tính phòng ngừa được thể hiện rất rõ, đồng thời cũng phản ánh một cách đầy đủ nhất bản chất của bảo hiểm là luôn gắn với rủi ro.
Chi phí thấp, chia sẻ thiệt hại cộng đồng
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có thể can thiệp vào mọi thời điểm trong "vòng đời" của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, từ lúc tổ chức này ra đời, "khỏe mạnh" hay "ốm yếu"... đều có vai trò đo lường, kiểm soát và ngăn chặn rủi ro của bảo hiểm tiền gửi.
Cũng theo ông Sơn, ngay cả khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi suy yếu đến mức buộc phải giải thể, phá sản thì lúc này bảo hiểm tiền gửi không chỉ đứng ra chi trả mà còn áp dụng các biện pháp xử lý khác giúp tổ chức tín dụng rút khỏi thị trường thật "êm", tránh lây lan ảnh hưởng xấu tới sự an toàn của thị trường tài chính và cả nền kinh tế.
Như vậy, mô hình giảm thiểu rủi ro cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi quản lý rủi ro một cách toàn diện nhất, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Mô hình giảm thiểu rủi ro hoạt động trên nguyên tắc tối ưu: chi phí thấp nhất, chia sẻ thiệt hại công bằng, thực hiện các mục tiêu chính sách công của bảo hiểm tiền gửi (bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền; giám sát rủi ro, đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của các tổ chức tín dụng; chủ động tham gia tái cấu trúc hệ thống ngân hàng - tài chính).
Thực tế đã chứng minh, mô hình bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro thực sự mang lại lợi ích cho người gửi tiền, doanh nghiệp và nền kinh tế. "Sau 8 năm hoạt động, DIV đã có đủ nguồn lực và quyết tâm phát triển theo mô hình này. Việc lựa chọn mô hình giảm thiểu rủi ro càng có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính đang phát triển thuận lợi nhưng cũng hàm chứa nhiều sóng ngầm với những rủi ro tiềm ẩn", ông Sơn cho biết thêm.
Qua thực tiễn 8 năm hoạt động, về cơ bản DIV đã thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao thông qua việc bảo vệ hàng chục triệu người gửi tiền, giám sát, kiểm tra hơn 1.000 tổ chức tín dụng, góp phần nâng cao niềm tin của toàn xã hội vào hệ thống ngân hàng, thúc đẩy quá trình huy động vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế, DIV đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới một cách nhanh hơn và toàn diện hơn.
Cũng từ năm 2007, Ban lãnh đạo DIV đã tập trung xây dựng và triển khai chiến lược phát triển bền vững với 5 trụ cột cơ bản, gồm: xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng pháp lý; củng cố, tăng cường năng lực tài chính và đảm bảo tính minh bạch hệ thống; phát triển đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hội nhập quốc tế; tái cấu trúc bộ máy, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý; hiện đại hóa hoạt động bảo hiểm tiền gửi dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.
Triển khai chiến lược phát triển bền vững
Năm 2007 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam vận hành với tư cách thành viên đầy đủ của WTO. Thị trường tiếp tục chứng kiến sự phát triển sôi động của khu vực tài chính, trong đó ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn hàng đầu cho nền kinh tế với mức tăng trưởng tín dụng đạt rất cao, xấp xỉ 40%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá nhanh và quá cao cũng đồng nghĩa rủi ro tăng lên...
Theo ông Sơn, với vai trò là một định chế tài chính của Chính phủ bảo vệ người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự an toàn lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia, DIV luôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình.
Năm 2008 được xác định là một năm mà lĩnh vực tài chính-ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển mạnh về quy mô và chất lượng hoạt động, đóng góp tích cực hơn tới quá trình phát triển kinh tế đất nước. Quy mô phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ tạo ra nhiều rủi ro đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, đòi hỏi phải có những quan tâm đặc biệt về quản lý rủi ro của doanh nghiệp và phát huy hơn nữa vai trò vận hành nền kinh tế theo nguyên lý thị trường của các nhà hoạch định chính sách.Chính vì vậy, hệ thống bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xác định năm 2008 là năm đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động.
"Chúng tôi tiếp tục chủ động thực hiện Chiến lược phát triển bền vững của mình để thúc đẩy hơn nữa hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam", ông Sơn nhấn mạnh. Đặc biệt, DIV đang tích cực tham gia xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi để trình Chính phủ và Quốc hội theo đúng kế hoạch đề ra.
Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc bộ máy đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và phát huy tốt nhất năng lực cán bộ. Hoàn thiện trình Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả các đề án triển khai hệ thống phí bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở rủi ro, Đề án tiếp nhận và xử lý, Đề án tiếp nhận các nguồn vốn đặc biệt... và các đề án cải tiến nghiệp vụ khác nhằm thực hiện tốt vai trò của tổ chức giám sát tài chính, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người dân - nhà đầu tư, thiết thực góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Đồng thời, trong năm 2008, chất lượng báo cáo giám sát của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ được nâng cao theo hướng tăng cường chức năng dự báo, cảnh báo sớm thông qua công tác giám sát từ xa. Hoàn thiện quy trình xử lý tiếp nhận thông tin, xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác giám sát, cảnh báo và chia sẻ thông tin với các bộ ngành.
Theo ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc DIV, việc lựa chọn xây dựng tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam theo mô hình này còn vì mong muốn đóng góp tích cực và chủ động hơn vào sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, góp phần giảm thiểu rủi ro quốc gia, rủi ro ngành và rủi ro của các doanh nghiệp.
Trên thế giới, mô hình giảm thiểu rủi ro là mô hình đang được áp dụng khá phổ biến bởi tính ưu việt vượt trội của nó. Bảo hiểm luôn gắn với rủi ro, rủi ro là "duyên cớ" để sinh ra bảo hiểm. Với mô hình giảm thiểu rủi ro, tính phòng ngừa được thể hiện rất rõ, đồng thời cũng phản ánh một cách đầy đủ nhất bản chất của bảo hiểm là luôn gắn với rủi ro.
Chi phí thấp, chia sẻ thiệt hại cộng đồng
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có thể can thiệp vào mọi thời điểm trong "vòng đời" của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, từ lúc tổ chức này ra đời, "khỏe mạnh" hay "ốm yếu"... đều có vai trò đo lường, kiểm soát và ngăn chặn rủi ro của bảo hiểm tiền gửi.
Cũng theo ông Sơn, ngay cả khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi suy yếu đến mức buộc phải giải thể, phá sản thì lúc này bảo hiểm tiền gửi không chỉ đứng ra chi trả mà còn áp dụng các biện pháp xử lý khác giúp tổ chức tín dụng rút khỏi thị trường thật "êm", tránh lây lan ảnh hưởng xấu tới sự an toàn của thị trường tài chính và cả nền kinh tế.
Như vậy, mô hình giảm thiểu rủi ro cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi quản lý rủi ro một cách toàn diện nhất, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Mô hình giảm thiểu rủi ro hoạt động trên nguyên tắc tối ưu: chi phí thấp nhất, chia sẻ thiệt hại công bằng, thực hiện các mục tiêu chính sách công của bảo hiểm tiền gửi (bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền; giám sát rủi ro, đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của các tổ chức tín dụng; chủ động tham gia tái cấu trúc hệ thống ngân hàng - tài chính).
Thực tế đã chứng minh, mô hình bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro thực sự mang lại lợi ích cho người gửi tiền, doanh nghiệp và nền kinh tế. "Sau 8 năm hoạt động, DIV đã có đủ nguồn lực và quyết tâm phát triển theo mô hình này. Việc lựa chọn mô hình giảm thiểu rủi ro càng có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính đang phát triển thuận lợi nhưng cũng hàm chứa nhiều sóng ngầm với những rủi ro tiềm ẩn", ông Sơn cho biết thêm.
Qua thực tiễn 8 năm hoạt động, về cơ bản DIV đã thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao thông qua việc bảo vệ hàng chục triệu người gửi tiền, giám sát, kiểm tra hơn 1.000 tổ chức tín dụng, góp phần nâng cao niềm tin của toàn xã hội vào hệ thống ngân hàng, thúc đẩy quá trình huy động vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế, DIV đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới một cách nhanh hơn và toàn diện hơn.
Cũng từ năm 2007, Ban lãnh đạo DIV đã tập trung xây dựng và triển khai chiến lược phát triển bền vững với 5 trụ cột cơ bản, gồm: xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng pháp lý; củng cố, tăng cường năng lực tài chính và đảm bảo tính minh bạch hệ thống; phát triển đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hội nhập quốc tế; tái cấu trúc bộ máy, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý; hiện đại hóa hoạt động bảo hiểm tiền gửi dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.
Triển khai chiến lược phát triển bền vững
Năm 2007 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam vận hành với tư cách thành viên đầy đủ của WTO. Thị trường tiếp tục chứng kiến sự phát triển sôi động của khu vực tài chính, trong đó ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn hàng đầu cho nền kinh tế với mức tăng trưởng tín dụng đạt rất cao, xấp xỉ 40%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá nhanh và quá cao cũng đồng nghĩa rủi ro tăng lên...
Theo ông Sơn, với vai trò là một định chế tài chính của Chính phủ bảo vệ người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự an toàn lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia, DIV luôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình.
Năm 2008 được xác định là một năm mà lĩnh vực tài chính-ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển mạnh về quy mô và chất lượng hoạt động, đóng góp tích cực hơn tới quá trình phát triển kinh tế đất nước. Quy mô phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ tạo ra nhiều rủi ro đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, đòi hỏi phải có những quan tâm đặc biệt về quản lý rủi ro của doanh nghiệp và phát huy hơn nữa vai trò vận hành nền kinh tế theo nguyên lý thị trường của các nhà hoạch định chính sách.Chính vì vậy, hệ thống bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xác định năm 2008 là năm đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động.
"Chúng tôi tiếp tục chủ động thực hiện Chiến lược phát triển bền vững của mình để thúc đẩy hơn nữa hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam", ông Sơn nhấn mạnh. Đặc biệt, DIV đang tích cực tham gia xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi để trình Chính phủ và Quốc hội theo đúng kế hoạch đề ra.
Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc bộ máy đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và phát huy tốt nhất năng lực cán bộ. Hoàn thiện trình Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả các đề án triển khai hệ thống phí bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở rủi ro, Đề án tiếp nhận và xử lý, Đề án tiếp nhận các nguồn vốn đặc biệt... và các đề án cải tiến nghiệp vụ khác nhằm thực hiện tốt vai trò của tổ chức giám sát tài chính, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người dân - nhà đầu tư, thiết thực góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Đồng thời, trong năm 2008, chất lượng báo cáo giám sát của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ được nâng cao theo hướng tăng cường chức năng dự báo, cảnh báo sớm thông qua công tác giám sát từ xa. Hoàn thiện quy trình xử lý tiếp nhận thông tin, xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác giám sát, cảnh báo và chia sẻ thông tin với các bộ ngành.