Thêm bằng chứng người Trung Quốc gia nhập IS
Đây không phải là lần đầu người Trung Quốc bị các nhà chức trách quốc tế bắt vì nghi gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo
Theo mạng tin Want China Times ngày 16/9, cảnh sát Indonesia vừa bắt giữ 4 công dân Trung Quốc thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, vì nghi là thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Các nhà chức trách Indonesia nói rằng, họ đã xác nhận số nghi phạm này, bị các lực lượng chống khủng bố trên đảo Sulawesi bắt giữ hôm 15/9, là tới từ khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở phía tây bắc của Trung Quốc. Các nghi phạm bị cho là đi du lịch từ Trung Quốc qua Campuchia, Thái Lan, Malaysia và tới Indonesia, với dự định kết nối với một lãnh đạo IS ở địa phương.
Vụ bắt giữ nói trên được tiến hành ngay sau khi Tổng thống Indonesia - ông Susilo Bambang Yudhoyono chỉ thị cho các cơ quan liên quan tập trung ngăn chặn công dân Indonesia sang Trung Đông gia nhập tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo. Ông yêu cầu Bộ Tư pháp và Nhân quyền kiểm soát chặt chẽ khâu cấp hộ chiếu, nhất là cấp hộ chiếu cho người đến Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây không phải là lần đầu tiên công dân Trung Quốc bị các nhà chức trách quốc tế bắt giữ vì hiềm nghi gia nhập tổ chức cực đoan IS. Hồi đầu tháng này, trên trang Facebook của Bộ Quốc phòng Iraq cũng xuất hiện hai bức ảnh cho thấy một người đàn ông bị quân đội Iraq bắt giữ kèm theo một thông điệp ngắn gọn cho biết đây là một công dân Trung Quốc và là thành viên của IS.
Đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông, ông Wu Sike, từng cho biết IS có lẽ đã chiêu mộ được khoảng 100 công dân Trung Quốc. Phần lớn trong số này là người Duy Ngô Nhĩ từ khu vực Tân Cương. Chính phủ Trung Quốc cũng cáo buộc những phần tử khủng bố người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi gây ra một loạt các vụ tấn công trên khắp lãnh thổ Trung Quốc thời gian gần đây.
Liên quan tới vấn đề IS, hôm 16/9, phát biểu trong cuộc điều trần trước một ủy ban của Thượng viện Mỹ, tướng bốn sao Martin Dempssey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, đã nói nếu như cảm thấy cần thiết, ông sẵn sàng kiến nghị với Tổng thống Barack Obama cho triển khai một lực lượng lính bộ binh tham gia cuộc chiến chống nhóm chủ chiến Nhà nước Hồi giáo tại Iraq.
Theo ông, nếu chiến dịch mở rộng không kích sang Syria, kết hợp tăng cung cấp vũ khí và huấn luyện cho quân nổi dậy "ôn hòa" ở Syria thất bại, ông cũng khuyến nghị ông Obama triển khai các cố vấn quân sự "sát cánh cùng binh lính Iraq" trong các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu IS. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể triển khai bộ binh, khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, cần cứu phi công.
Cũng tại phiên điều trần trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết rằng, kế hoạch không kích ở Syria sẽ nhằm vào nơi ẩn náu của Nhà nước Hồi giáo. "Kế hoạch này gồm các hành động nhằm vào những nơi trú ẩn của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Syria, chẳng hạn như trung tâm chỉ huy và kiểm soát, hậu cần và cơ sở hạ tầng", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu trước Thượng viện.
Giới phân tích thời sự quốc tế cho rằng, đây là một dấu hiệu phản ánh rõ chiều hướng can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào tình hình bạo lực tại Iraq và Syria. Tuy nhiên, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cùng ngày nhắc lại lập trường mà Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó nhiều lần khẳng định, là Mỹ sẽ không đưa bộ binh vào cuộc chiến tại Iraq thêm một lần nữa.
Các nhà chức trách Indonesia nói rằng, họ đã xác nhận số nghi phạm này, bị các lực lượng chống khủng bố trên đảo Sulawesi bắt giữ hôm 15/9, là tới từ khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở phía tây bắc của Trung Quốc. Các nghi phạm bị cho là đi du lịch từ Trung Quốc qua Campuchia, Thái Lan, Malaysia và tới Indonesia, với dự định kết nối với một lãnh đạo IS ở địa phương.
Vụ bắt giữ nói trên được tiến hành ngay sau khi Tổng thống Indonesia - ông Susilo Bambang Yudhoyono chỉ thị cho các cơ quan liên quan tập trung ngăn chặn công dân Indonesia sang Trung Đông gia nhập tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo. Ông yêu cầu Bộ Tư pháp và Nhân quyền kiểm soát chặt chẽ khâu cấp hộ chiếu, nhất là cấp hộ chiếu cho người đến Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây không phải là lần đầu tiên công dân Trung Quốc bị các nhà chức trách quốc tế bắt giữ vì hiềm nghi gia nhập tổ chức cực đoan IS. Hồi đầu tháng này, trên trang Facebook của Bộ Quốc phòng Iraq cũng xuất hiện hai bức ảnh cho thấy một người đàn ông bị quân đội Iraq bắt giữ kèm theo một thông điệp ngắn gọn cho biết đây là một công dân Trung Quốc và là thành viên của IS.
Đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông, ông Wu Sike, từng cho biết IS có lẽ đã chiêu mộ được khoảng 100 công dân Trung Quốc. Phần lớn trong số này là người Duy Ngô Nhĩ từ khu vực Tân Cương. Chính phủ Trung Quốc cũng cáo buộc những phần tử khủng bố người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi gây ra một loạt các vụ tấn công trên khắp lãnh thổ Trung Quốc thời gian gần đây.
Liên quan tới vấn đề IS, hôm 16/9, phát biểu trong cuộc điều trần trước một ủy ban của Thượng viện Mỹ, tướng bốn sao Martin Dempssey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, đã nói nếu như cảm thấy cần thiết, ông sẵn sàng kiến nghị với Tổng thống Barack Obama cho triển khai một lực lượng lính bộ binh tham gia cuộc chiến chống nhóm chủ chiến Nhà nước Hồi giáo tại Iraq.
Theo ông, nếu chiến dịch mở rộng không kích sang Syria, kết hợp tăng cung cấp vũ khí và huấn luyện cho quân nổi dậy "ôn hòa" ở Syria thất bại, ông cũng khuyến nghị ông Obama triển khai các cố vấn quân sự "sát cánh cùng binh lính Iraq" trong các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu IS. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể triển khai bộ binh, khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, cần cứu phi công.
Cũng tại phiên điều trần trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết rằng, kế hoạch không kích ở Syria sẽ nhằm vào nơi ẩn náu của Nhà nước Hồi giáo. "Kế hoạch này gồm các hành động nhằm vào những nơi trú ẩn của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Syria, chẳng hạn như trung tâm chỉ huy và kiểm soát, hậu cần và cơ sở hạ tầng", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu trước Thượng viện.
Giới phân tích thời sự quốc tế cho rằng, đây là một dấu hiệu phản ánh rõ chiều hướng can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào tình hình bạo lực tại Iraq và Syria. Tuy nhiên, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cùng ngày nhắc lại lập trường mà Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó nhiều lần khẳng định, là Mỹ sẽ không đưa bộ binh vào cuộc chiến tại Iraq thêm một lần nữa.