Thị trường lao động toàn cầu: Vừa thừa vừa thiếu
Theo IMF, thị trường lao động thế giới hiện nay đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào 2050
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thị trường lao động thế giới hiện nay đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào 2050.
Trong xu hướng toàn cầu hoá gia tăng, làn sóng người lao động ở các nước đang phát triển thiếu việc làm đã di chuyển đến các nước phát triển với hy vọng tìm việc làm và kiếm được nhiều tiền hơn.
Dòng người lao động đến Mỹ và nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hợp pháp và bất hợp pháp đã khắc phục được một phần tình trạng thiếu lao động ở những nước này. Lao động nhập cư vào Mỹ đã đáp ứng 15% nhu cầu lao động trong nước.
Hiện nay tại Mỹ có tới 12 triệu lao động nhập cư bất hợp pháp làm việc và làn sóng người không có việc nhập cư vào Mỹ vẫn gia tăng. Đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều năm nay trong các giới ở Mỹ. Những người phản đối làn sóng người nhập cư lo ngại bị mất việc làm và an ninh xã hội thêm phức tạp. ý kiến ủng hộ là của những doanh nghiệp sử dụng lao động nhập cư có giá thuê mướn rẻ, giảm chi phí sản xuất và của người tiêu dùng được mua hàng với giá cạnh tranh.
Mới đây Chính phủ Mỹ công bố một phần trong kế hoạch nhằm hạn chế dòng người nhập cư bất hợp pháp. Sẽ triển khai 6.000 lính tuần tra biên giới phía nam giáp với Mexico, khu vực được coi là cửa ngõ của dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, thiết lập các trạm kiểm soát xe qua lại trên biên giới dài 300 km, xây dựng hàng rào an ninh dài 600 km và lập tuyến hàng rào điện tử dài 480 km tại những vùng biên giới nhậy cảm.
Đối với những người nhập cư bất hợp pháp đang làm việc tại Mỹ, điều luật mới yêu cầu họ phải đăng ký sống tạm thời 6 tháng. Nếu họ muốn chuyển sang lao động hợp pháp, phải có đơn xin và được những thành viên trong hộ gia đình khai báo cụ thể để cơ quan quản lý xem xét, giải quyết. Sau khi khai báo, họ có thể được cấp loại visa mới có ký hiệu Z, được gia hạn 3 năm một lần và mỗi lần xin gia hạn đương đơn phải nộp 2.000 USD tiền phạt và 1.500 USD lệ phí cấp visa.
Theo “Chương trình lao động thời vụ”, những người nhập cư trái phép muốn được hưởng quy chế thường trú lâu dài tại ở Mỹ, tuy đã được cấp visa Z họ vẫn phải trở về nước và nộp đơn xin tái nhập cảnh Mỹ tại cơ quan lãnh sự của Đại sứ quán Mỹ ở nước đó. Đương đơn xin hưởng quy chế cư trú lâu dài tại Mỹ phải đóng 2 khoản tiền: 2.000 USD nộp đơn và 8.000 USD nếu đơn này được chấp nhận. Ngoài ra còn có diện lao động vào Mỹ theo dạng “thống nhất gia đình” hay còn gọi “các thành viên gia đình mở rộng của người nhập cư”. Hàng năm có khoảng 50.000 người nộp đơn vào Mỹ theo diện này.
Tại Trung Quốc, tình trạng người đến tuổi lao động không có việc làm và người lao động thiếu việc làm vẫn rất nghiêm trọng. Phát biểu tại hội thảo về vấn đề việc làm mới đây do Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức, Uỷ viên Hoa Kiến Mẫn cho biết do tình trạng thất nghiệp còn lớn, việc tuyển dụng và tái tuyển dụng lao động là vấn đề cần được ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định xã hội năm 2007. Ông kêu gọi các ngành các cấp thực hiện hiệu quả các chính sách về việc làm đối với người lao động.
Cuối năm 2006, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị ở Trung Quốc là 4,1%, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2005. Trung Quốc đã đạt được thành tựu đáng kể tăng việc làm, số việc làm mới ở thành thị lần đầu tiên tăng hơn 10 triệu việc làm. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lao động và an sinh xã hội Điền Thanh Bình, cần có ít nhất 13 triệu việc làm mới mỗi năm ở khu vực thành thị cho số công nhân bị mất việc làm, sinh viên vừa tốt nghiệp, quân nhân phục viên và người lao động nhập cư.
Một động thái đang được dư luận quan tâm, chế độ nô lệ đã được xoá bỏ 200 năm, nhưng hiện nay thế giới vẫn còn 27 triệu người phải làm việc trong tình cảnh nô lệ hiện đại. Đó còn là tình trạng mua các cô gái hành nghề mại dâm, lao động gán nợ và bắt trẻ em đi lính.
Giới phân tích thị trường việc làm cho rằng lao động có tay nghề, có kỹ thuật cao vẫn thiếu trầm trọng. Mỹ có số lao động trong ngành công nghiệp ở mức cao 19 triệu người trong năm 1979, nhưng đến nay chỉ còn 14 triệu người, giảm 25% trong vòng 25 năm qua. Hiện nay các công ty Mỹ đang chạy đua xin cấp quota cho các chuyên gia nước ngoài thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật đến Mỹ làm việc. Loại visa này có tên gọi H-1B, có giá trị trong thời hạn 3 năm và có thể được gia hạn với điều kiện công ty đang sử dụng lao động phối hợp thực hiện đúng các thủ tục quy định .
Theo các nhà quản lý về lao động nhập cư, chỉ trong một ngày, các công ty Mỹ đã đăng ký hết 65.000 chỉ tiêu visa H-1B của cả năm 2007. Loại visa H-1B được cấp kéo dài trong 2 tháng của năm 2006. Các quan chức Bộ Lao động Mỹ cho biết loại visa H-1B dành cho các công ty Mỹ tuyển chọn các chuyên gia kỹ thuật tại các nước trên thế giới. Tuy nhiên, một số bác sĩ, giáo viên và nhà tư vấn cũng có thể được cấp loại visa này. Những lao động đến Mỹ bằng visa H-1B, phần đông là những người mang quốc tịch Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong xu hướng toàn cầu hoá gia tăng, làn sóng người lao động ở các nước đang phát triển thiếu việc làm đã di chuyển đến các nước phát triển với hy vọng tìm việc làm và kiếm được nhiều tiền hơn.
Dòng người lao động đến Mỹ và nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hợp pháp và bất hợp pháp đã khắc phục được một phần tình trạng thiếu lao động ở những nước này. Lao động nhập cư vào Mỹ đã đáp ứng 15% nhu cầu lao động trong nước.
Hiện nay tại Mỹ có tới 12 triệu lao động nhập cư bất hợp pháp làm việc và làn sóng người không có việc nhập cư vào Mỹ vẫn gia tăng. Đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều năm nay trong các giới ở Mỹ. Những người phản đối làn sóng người nhập cư lo ngại bị mất việc làm và an ninh xã hội thêm phức tạp. ý kiến ủng hộ là của những doanh nghiệp sử dụng lao động nhập cư có giá thuê mướn rẻ, giảm chi phí sản xuất và của người tiêu dùng được mua hàng với giá cạnh tranh.
Mới đây Chính phủ Mỹ công bố một phần trong kế hoạch nhằm hạn chế dòng người nhập cư bất hợp pháp. Sẽ triển khai 6.000 lính tuần tra biên giới phía nam giáp với Mexico, khu vực được coi là cửa ngõ của dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, thiết lập các trạm kiểm soát xe qua lại trên biên giới dài 300 km, xây dựng hàng rào an ninh dài 600 km và lập tuyến hàng rào điện tử dài 480 km tại những vùng biên giới nhậy cảm.
Đối với những người nhập cư bất hợp pháp đang làm việc tại Mỹ, điều luật mới yêu cầu họ phải đăng ký sống tạm thời 6 tháng. Nếu họ muốn chuyển sang lao động hợp pháp, phải có đơn xin và được những thành viên trong hộ gia đình khai báo cụ thể để cơ quan quản lý xem xét, giải quyết. Sau khi khai báo, họ có thể được cấp loại visa mới có ký hiệu Z, được gia hạn 3 năm một lần và mỗi lần xin gia hạn đương đơn phải nộp 2.000 USD tiền phạt và 1.500 USD lệ phí cấp visa.
Theo “Chương trình lao động thời vụ”, những người nhập cư trái phép muốn được hưởng quy chế thường trú lâu dài tại ở Mỹ, tuy đã được cấp visa Z họ vẫn phải trở về nước và nộp đơn xin tái nhập cảnh Mỹ tại cơ quan lãnh sự của Đại sứ quán Mỹ ở nước đó. Đương đơn xin hưởng quy chế cư trú lâu dài tại Mỹ phải đóng 2 khoản tiền: 2.000 USD nộp đơn và 8.000 USD nếu đơn này được chấp nhận. Ngoài ra còn có diện lao động vào Mỹ theo dạng “thống nhất gia đình” hay còn gọi “các thành viên gia đình mở rộng của người nhập cư”. Hàng năm có khoảng 50.000 người nộp đơn vào Mỹ theo diện này.
Tại Trung Quốc, tình trạng người đến tuổi lao động không có việc làm và người lao động thiếu việc làm vẫn rất nghiêm trọng. Phát biểu tại hội thảo về vấn đề việc làm mới đây do Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức, Uỷ viên Hoa Kiến Mẫn cho biết do tình trạng thất nghiệp còn lớn, việc tuyển dụng và tái tuyển dụng lao động là vấn đề cần được ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định xã hội năm 2007. Ông kêu gọi các ngành các cấp thực hiện hiệu quả các chính sách về việc làm đối với người lao động.
Cuối năm 2006, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị ở Trung Quốc là 4,1%, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2005. Trung Quốc đã đạt được thành tựu đáng kể tăng việc làm, số việc làm mới ở thành thị lần đầu tiên tăng hơn 10 triệu việc làm. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lao động và an sinh xã hội Điền Thanh Bình, cần có ít nhất 13 triệu việc làm mới mỗi năm ở khu vực thành thị cho số công nhân bị mất việc làm, sinh viên vừa tốt nghiệp, quân nhân phục viên và người lao động nhập cư.
Một động thái đang được dư luận quan tâm, chế độ nô lệ đã được xoá bỏ 200 năm, nhưng hiện nay thế giới vẫn còn 27 triệu người phải làm việc trong tình cảnh nô lệ hiện đại. Đó còn là tình trạng mua các cô gái hành nghề mại dâm, lao động gán nợ và bắt trẻ em đi lính.
Giới phân tích thị trường việc làm cho rằng lao động có tay nghề, có kỹ thuật cao vẫn thiếu trầm trọng. Mỹ có số lao động trong ngành công nghiệp ở mức cao 19 triệu người trong năm 1979, nhưng đến nay chỉ còn 14 triệu người, giảm 25% trong vòng 25 năm qua. Hiện nay các công ty Mỹ đang chạy đua xin cấp quota cho các chuyên gia nước ngoài thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật đến Mỹ làm việc. Loại visa này có tên gọi H-1B, có giá trị trong thời hạn 3 năm và có thể được gia hạn với điều kiện công ty đang sử dụng lao động phối hợp thực hiện đúng các thủ tục quy định .
Theo các nhà quản lý về lao động nhập cư, chỉ trong một ngày, các công ty Mỹ đã đăng ký hết 65.000 chỉ tiêu visa H-1B của cả năm 2007. Loại visa H-1B được cấp kéo dài trong 2 tháng của năm 2006. Các quan chức Bộ Lao động Mỹ cho biết loại visa H-1B dành cho các công ty Mỹ tuyển chọn các chuyên gia kỹ thuật tại các nước trên thế giới. Tuy nhiên, một số bác sĩ, giáo viên và nhà tư vấn cũng có thể được cấp loại visa này. Những lao động đến Mỹ bằng visa H-1B, phần đông là những người mang quốc tịch Trung Quốc và Ấn Độ.