Thị trường vốn và WTO
“Chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội huy động vốn để thực hiện các chương trình đầu tư và phát triển như lúc này”
Việt Nam đã gia nhập WTO được một năm, đây là “vùng đất” từ trước đến nay Việt Nam chưa khai phá và chưa ai biết được hết những ngóc ngách của nó. Sau một năm, nó có giúp Việt Nam đạt được những kỳ vọng hay đem đến những trở ngại chưa lường trước được?
Câu hỏi lớn này đã được đặt ra tại Hội nghị Thị trường vốn và tài chính Việt Nam diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 23-24/1/2008 do Euro Event phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức. Lời giải đáp cho vấn đề này liên quan đến thị trường vốn và tài chính cũng chính là một trong những trọng tâm thảo luận của hơn 400 đại biểu tham dự.
Luồng vốn chảy vào lớn
“Chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội huy động vốn để thực hiện các chương trình đầu tư và phát triển như lúc này”, bà Lê Thị Băng Tâm, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính đã phải thốt lên như vậy tại hội nghị.
Tuy nhiên, theo quan điểm của bà Băng Tâm, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập nhanh như hiện nay cũng đang đặt ra những thách thức. Đó là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc nhiều vào biến động của nền kinh tế thế giới như những diễn biến về giá cả các nguyên liệu, những bất ổn của chính trị thế giới và những biến động của thị trường tài chính thế giới. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải sẵn sàng thích ứng với một bối cảnh như vậy.
Trong nước, với tốc độ phát triển kinh tế và thị trường tài chính tăng nhanh, theo bà Băng Tâm, đương nhiên tiềm ẩn rủi ro. Đó là những vấn đề về hệ thống pháp lí chưa đồng bộ, nguồn nhân lực, tính cạnh tranh và quản trị của doanh nghiệp đang tiếp tục phải trải qua giai đoạn thay đổi. Nhìn nhận những thách thức nhưng đó cũng là động lực để thúc đẩy nền kinh tế cũng như bản thân các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như Chính phủ.
Xem xét bầu không khí đầu tư của Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, ông Si Foong Wong, Giám đốc công ty tài chính IFC, cho rằng cảm quan chung của doanh nghiệp là tích cực. 90% doanh nghiệp được hỏi trong cuộc điều tra mới đây của IFC nói rằng sẽ mở rộng kế hoạch đầu tư ở Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Các doanh nghiệp đã có tầm nhìn tích cực với WTO ở chỗ: WTO ép họ phải đẩy mạnh cạnh tranh.
Tuy nhiên, ông Si Foong Wong cũng lưu ý: “Trong viễn cảnh kinh doanh, chúng ta thường tính tới những công ty lớn nhưng làm thế nào để phát triển những doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo cho họ tinh thần kinh doanh, đấy mới là điểm nhấn mà Việt Nam cần tập trung vào”.
Đến từ “tâm bão”, nơi tin tốt - xấu trên thị trường chứng khoán hiện nay đều hướng vào đó, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định: “Trở thành thành viên đầy đủ của WTO vào tháng 1/2007 là một trong những yếu tố khuyến khích Việt Nam nhận được luồng vốn chảy vào lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài lên đến hơn 20 tỉ USD. Những công ty niêm yết mới trên thị trường đã thúc đẩy quá trình cổ phần hoá đi nhanh hơn.
Một số công ty nhà nước lớn đã được cổ phần hóa xong làm cho thị trường mở rộng không chỉ về lượng mà cả về chất. Thị trường vốn đã trở thành kênh quan trọng để huy động vốn cho phát triển kinh tế”.
Vẫn còn những lo ngại
Gia nhập WTO có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam đã có bước hội nhập kinh tế thế giới. Khi đó Việt Nam sẽ phải đón nhận những tác động trực tiếp hơn từ thị trường bên ngoài. Nhưng ông Cảnh tin tưởng năm 2008 này, Chính phủ vẫn giữ chính sách mở và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam thì thị trường vốn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Ý kiến này của ông Cảnh khá tương đồng với quan điểm của ông Martin Rama - quyền Giám đốc WB - và một số nhà đầu tư trong hội nghị cho rằng năm 2008 sẽ tiếp tục thấy nhiều hơn luồng vốn từ nước ngoài và nội địa đổ vào thị trường vốn của Việt Nam, sẽ có thêm những công ty lớn niêm yết và mở rộng quy mô thị trường.
Tuy nhiên, ông Rama lo ngại: “Phải chăng sẽ diễn ra cuộc đua giữa cổ phiếu mới được niêm yết và nguồn đầu tư vào ai sẽ là người đến trước? Khi thị trường trồi sụt sẽ đạt được mức cân bằng không về tốc độ cổ phần hóa cũng như lượng vốn đổ vào?”.
Trả lời cho vấn đề được ông Rama nêu ra, ông Nguyễn Ngọc Cảnh cho rằng Chính phủ đang làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đưa ra được chính sách tốt. Nhưng trong việc giám sát thị trường, đảm bảo được tính ổn định, nhất quán và minh bạch là điều quan trọng hơn cả, chứ không chỉ số lượng công ty niêm yết lần đầu ra công chúng hay lượng vốn rót vào từ bên ngoài.
Một mối quan tâm khác cũng được các đại biểu đề cập, đó là việc các tập đoàn kinh tế của Việt Nam đang có xu hướng đa dạng hoá trong kế hoạch tăng trưởng bằng việc tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Rất nhiều tập đoàn đã mở ra các công ty tài chính, bất động sản, thành lập ngân hàng...
Việc tham gia nhiều lĩnh vực như vậy, theo ông Cảnh là do các công ty Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức: thiếu kỹ năng quản lý, công nghệ thông tin... và cần có nguồn tài chính để đáp ứng được những yêu cầu này. Khi các công ty tài chính nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam đã buộc các công ty của Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh của mình.
Một số công ty tài chính đã tham gia vào thị trường vốn Việt Nam, thị trường nhỏ nhưng nhiều đối tượng tham gia nên có khả năng dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng. Một số công ty lớn sẽ thống trị thị trường. Điểm tốt là môi trường sẽ cạnh tranh hơn. Nếu công ty nào có thể tồn tại được, phát triển được công ty đó sẽ lớn mạnh lên. Nhưng điều quan trọng hơn theo ông Cảnh là Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải đóng vai trò quan trọng trong giám sát thị trường để môi trường tài chính lành mạnh hơn.
Câu hỏi lớn này đã được đặt ra tại Hội nghị Thị trường vốn và tài chính Việt Nam diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 23-24/1/2008 do Euro Event phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức. Lời giải đáp cho vấn đề này liên quan đến thị trường vốn và tài chính cũng chính là một trong những trọng tâm thảo luận của hơn 400 đại biểu tham dự.
Luồng vốn chảy vào lớn
“Chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội huy động vốn để thực hiện các chương trình đầu tư và phát triển như lúc này”, bà Lê Thị Băng Tâm, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính đã phải thốt lên như vậy tại hội nghị.
Tuy nhiên, theo quan điểm của bà Băng Tâm, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập nhanh như hiện nay cũng đang đặt ra những thách thức. Đó là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc nhiều vào biến động của nền kinh tế thế giới như những diễn biến về giá cả các nguyên liệu, những bất ổn của chính trị thế giới và những biến động của thị trường tài chính thế giới. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải sẵn sàng thích ứng với một bối cảnh như vậy.
Trong nước, với tốc độ phát triển kinh tế và thị trường tài chính tăng nhanh, theo bà Băng Tâm, đương nhiên tiềm ẩn rủi ro. Đó là những vấn đề về hệ thống pháp lí chưa đồng bộ, nguồn nhân lực, tính cạnh tranh và quản trị của doanh nghiệp đang tiếp tục phải trải qua giai đoạn thay đổi. Nhìn nhận những thách thức nhưng đó cũng là động lực để thúc đẩy nền kinh tế cũng như bản thân các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như Chính phủ.
Xem xét bầu không khí đầu tư của Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, ông Si Foong Wong, Giám đốc công ty tài chính IFC, cho rằng cảm quan chung của doanh nghiệp là tích cực. 90% doanh nghiệp được hỏi trong cuộc điều tra mới đây của IFC nói rằng sẽ mở rộng kế hoạch đầu tư ở Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Các doanh nghiệp đã có tầm nhìn tích cực với WTO ở chỗ: WTO ép họ phải đẩy mạnh cạnh tranh.
Tuy nhiên, ông Si Foong Wong cũng lưu ý: “Trong viễn cảnh kinh doanh, chúng ta thường tính tới những công ty lớn nhưng làm thế nào để phát triển những doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo cho họ tinh thần kinh doanh, đấy mới là điểm nhấn mà Việt Nam cần tập trung vào”.
Đến từ “tâm bão”, nơi tin tốt - xấu trên thị trường chứng khoán hiện nay đều hướng vào đó, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định: “Trở thành thành viên đầy đủ của WTO vào tháng 1/2007 là một trong những yếu tố khuyến khích Việt Nam nhận được luồng vốn chảy vào lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài lên đến hơn 20 tỉ USD. Những công ty niêm yết mới trên thị trường đã thúc đẩy quá trình cổ phần hoá đi nhanh hơn.
Một số công ty nhà nước lớn đã được cổ phần hóa xong làm cho thị trường mở rộng không chỉ về lượng mà cả về chất. Thị trường vốn đã trở thành kênh quan trọng để huy động vốn cho phát triển kinh tế”.
Vẫn còn những lo ngại
Gia nhập WTO có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam đã có bước hội nhập kinh tế thế giới. Khi đó Việt Nam sẽ phải đón nhận những tác động trực tiếp hơn từ thị trường bên ngoài. Nhưng ông Cảnh tin tưởng năm 2008 này, Chính phủ vẫn giữ chính sách mở và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam thì thị trường vốn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Ý kiến này của ông Cảnh khá tương đồng với quan điểm của ông Martin Rama - quyền Giám đốc WB - và một số nhà đầu tư trong hội nghị cho rằng năm 2008 sẽ tiếp tục thấy nhiều hơn luồng vốn từ nước ngoài và nội địa đổ vào thị trường vốn của Việt Nam, sẽ có thêm những công ty lớn niêm yết và mở rộng quy mô thị trường.
Tuy nhiên, ông Rama lo ngại: “Phải chăng sẽ diễn ra cuộc đua giữa cổ phiếu mới được niêm yết và nguồn đầu tư vào ai sẽ là người đến trước? Khi thị trường trồi sụt sẽ đạt được mức cân bằng không về tốc độ cổ phần hóa cũng như lượng vốn đổ vào?”.
Trả lời cho vấn đề được ông Rama nêu ra, ông Nguyễn Ngọc Cảnh cho rằng Chính phủ đang làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đưa ra được chính sách tốt. Nhưng trong việc giám sát thị trường, đảm bảo được tính ổn định, nhất quán và minh bạch là điều quan trọng hơn cả, chứ không chỉ số lượng công ty niêm yết lần đầu ra công chúng hay lượng vốn rót vào từ bên ngoài.
Một mối quan tâm khác cũng được các đại biểu đề cập, đó là việc các tập đoàn kinh tế của Việt Nam đang có xu hướng đa dạng hoá trong kế hoạch tăng trưởng bằng việc tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Rất nhiều tập đoàn đã mở ra các công ty tài chính, bất động sản, thành lập ngân hàng...
Việc tham gia nhiều lĩnh vực như vậy, theo ông Cảnh là do các công ty Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức: thiếu kỹ năng quản lý, công nghệ thông tin... và cần có nguồn tài chính để đáp ứng được những yêu cầu này. Khi các công ty tài chính nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam đã buộc các công ty của Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh của mình.
Một số công ty tài chính đã tham gia vào thị trường vốn Việt Nam, thị trường nhỏ nhưng nhiều đối tượng tham gia nên có khả năng dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng. Một số công ty lớn sẽ thống trị thị trường. Điểm tốt là môi trường sẽ cạnh tranh hơn. Nếu công ty nào có thể tồn tại được, phát triển được công ty đó sẽ lớn mạnh lên. Nhưng điều quan trọng hơn theo ông Cảnh là Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải đóng vai trò quan trọng trong giám sát thị trường để môi trường tài chính lành mạnh hơn.