07:16 20/07/2010

Thiết bị điện cao cấp: Thị trường còn rộng mở

Đại Phạm

Tổng giám đốc Tập đoàn KTG nói về triển vọng của thị trường thiết bị điện cao cấp tại Việt Nam

Ông Đặng Trọng Ngôn, Tổng giám đốc KTG.
Ông Đặng Trọng Ngôn, Tổng giám đốc KTG.
Khởi đầu chỉ là một doanh nghiệp nhỏ chuyên về kinh doanh thiết bị điện, qua 15 năm, Tập đoàn KTG hiện sở hữu nhiều thương hiệu thiết bị điện nổi tiếng như Comet, Silex và đặc biệt là AC - thương hiệu thiết bị điện cao cấp của Anh quốc mà KTG đã nhận nhượng quyền khai thác thương hiệu và chuyển giao công nghệ sản xuất từ năm 1995.

Báo giới đã có cuộc phỏng vấn với ông Đặng Trọng Ngôn, Tổng giám đốc KTG, về thị trường còn đầy tiềm năng này.

Định vị được AC là một nhãn hiệu cao cấp của thị trường thiết bị điện với khoảng 35% thị phần đã là một thành công lớn nhất của KTG? Ông đã làm thế nào để AC có được vị trí như ngày nay?

Vào năm 1995, các sản phẩm thiết bị điện của Việt Nam lúc đó vẫn khó có thể phát triển được, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp, phần vì hạn chế về nguồn vốn, phần thì hạn chế về máy móc kỹ thuật.

Chính tại thời điểm đó, KTG đã có một quyết định táo bạo là nhận nhượng quyền sản xuất và chuyển giao thương hiệu thiết bị điện AC từ Anh quốc. Đó chính là bước ngoặt lớn làm nên thành công của KTG ở phân khúc thiết bị điện cao cấp.

Hiện AC được chia thành những nhóm sản phẩm chính nào, thưa ông?

Thương hiệu AC được đa dạng hóa ở 4 mảng chính gồm nhóm sản phẩm chiếu sáng, nhóm công tắc ổ cắm, nhóm ống luồn dây điện và nhóm thiết bị công nghiệp. Mỗi nhóm sản phẩm bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ chi tiết cho từng mục đích và nhu cầu đa dạng về tính thẩm mỹ và sự phù hợp trong thi công công trình.

Mẫu mã đa dạng cũng là  một yếu tố cạnh tranh của phân khúc thị  trường cao cấp, nhãn hiệu AC có  bị những công ty khác trong ngành “học theo” mẫu mã?

Sau 15 năm phát triển, AC cũng đã triển khai được nhiều sản phẩm theo thiết kế mẫu mã riêng, vừa đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn BS - Anh Quốc, vừa phù hợp với lối kiến trúc công trình của người Việt Nam.

Về việc “học theo” mẫu mã của các công ty khác, mặc dù không khó để có thể bắt chước về kiểu dáng nhưng với uy tín của thương hiệu AC cùng với các tiêu chuẩn mà AC đang tuân thủ đủ để khẳng định chất lượng, độ an toàn của sản phẩm. Đây mới chính là yếu tố quan trọng nhất của AC mà các doanh nghiệp khác không thể bắt chước.

Vượt mặt nhiều nhãn hiệu thiết bị  điện khác của nước ngoài để được các công trình lớn chọn lựa như The Financial Tower, Kumho Asiana Plaza, Vincom Center, Diamond Bay Resort, Saigon Pearl, Sunrise City, Diamond Island …, KTG có bí quyết gì?

Yếu tố cạnh tranh để AC chen chân và đứng vững ở các công trình lớn tập trung ở 4 yếu tố. Thứ nhất là bề dày lịch sử thương hiệu hơn 15 năm của AC tại Việt Nam. Thứ hai là sự tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất của AC đem lại sự tin cậy cho khách hàng về một sản phẩm chất lượng. Thứ ba, sản phẩm AC luôn sẵn có và đa dạng mẫu mã để phù hợp với các đòi hỏi của những công trình tại Việt Nam. Và cuôi cùng là sự tín nhiệm của các chủ đầu tư, nhà thầu các công trình cao cấp bậc nhất Việt Nam lựa chọn AC là thương hiệu phù hợp với đẳng cấp công trình của họ.

Ông đánh giá thể nào về triển vọng của thị trường thiết bị điện trong tương lai, và sự chuyển động của những phân khúc trong đó diễn ra như thế nào?

Nếu nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu về các thiết bị điện chất lượng cao sẽ ngày càng tăng hơn nữa. Nhiều công trình dân dụng và công nghiệp mới sẽ được mọc lên và các sản phẩm thiết bị điện sẽ theo đà đó mà phát triển. Người dân Việt Nam ngày nay cũng đã có những hiểu biết nhất định về chất lượng và mẫu mã các sản phẩm thiết bị điện trên thị trường.

Theo tôi, trong thời gian tới, phân khúc cao cấp và trung cấp sẽ phát triển hơn phân khúc thiết bị điện cấp thấp.