Thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự với một thay đổi lớn
Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng
Với đa số phiếu thuận, sáng 25/11 Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) gồm 42 chương, 517 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Thay đổi lớn khi bộ luật có hiệu lực chính là tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Sự cần thiết của quy định này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình từ đầu kỳ họp, trước khi Quốc hội thảo luận tại hội trường.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị xác định rõ nguyên tắc, thủ tục bảo đảm chặt chẽ, nên quy định giao cho tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết hoặc giao cho Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn giải quyết vụ việc dân sự này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xác định tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự cần căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trong số vụ việc dân sự mới phát sinh có vụ việc đơn giản, có vụ việc phức tạp, có yếu tố nước ngoài. Để phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, theo đó tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự, thì không nên quy định cụ thể như trên mà nên quy định nguyên tắc chung như như dự thảo bộ luật là phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, để áp dụng pháp luật thống nhất dự thảo bộ luật đã quy định rõ vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Để tránh lạm dụng trong thực tiễn, dự thảo bộ luật cũng đã bổ sung quy định về áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng .
Theo đó, tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Bộ luật dân sự.
Khi yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu tòa án xem xét áp dụng.
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
Liên quan đến vị trí, vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, sau khi xin ý kiến đại biểu bằng phiếu, dự thảo bộ luật quy định viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng.
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cho biết, các điều luật tại dự thảo bộ luật đã được chỉnh lý để thể hiện rõ nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Việc tranh tụng trong xét xử vụ án rút gọn được thực hiện như đối với vụ án thông thường.
Trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm để trình bày ý kiến về những vấn đề mà hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm yêu cầu.
Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thể hiện, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo bộ luật đã được chỉ đạo chỉnh lý theo hướng trong vụ án dân sự, đương sự có trách nhiệm giao nộp, cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Khi giao nộp chứng cứ cho tòa án, đương sự có nghĩa vụ cung cấp bản sao tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Thay đổi lớn khi bộ luật có hiệu lực chính là tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Sự cần thiết của quy định này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình từ đầu kỳ họp, trước khi Quốc hội thảo luận tại hội trường.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị xác định rõ nguyên tắc, thủ tục bảo đảm chặt chẽ, nên quy định giao cho tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết hoặc giao cho Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn giải quyết vụ việc dân sự này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xác định tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự cần căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trong số vụ việc dân sự mới phát sinh có vụ việc đơn giản, có vụ việc phức tạp, có yếu tố nước ngoài. Để phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, theo đó tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự, thì không nên quy định cụ thể như trên mà nên quy định nguyên tắc chung như như dự thảo bộ luật là phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, để áp dụng pháp luật thống nhất dự thảo bộ luật đã quy định rõ vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Để tránh lạm dụng trong thực tiễn, dự thảo bộ luật cũng đã bổ sung quy định về áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng .
Theo đó, tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Bộ luật dân sự.
Khi yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu tòa án xem xét áp dụng.
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
Liên quan đến vị trí, vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, sau khi xin ý kiến đại biểu bằng phiếu, dự thảo bộ luật quy định viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng.
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cho biết, các điều luật tại dự thảo bộ luật đã được chỉnh lý để thể hiện rõ nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Việc tranh tụng trong xét xử vụ án rút gọn được thực hiện như đối với vụ án thông thường.
Trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm để trình bày ý kiến về những vấn đề mà hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm yêu cầu.
Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thể hiện, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo bộ luật đã được chỉ đạo chỉnh lý theo hướng trong vụ án dân sự, đương sự có trách nhiệm giao nộp, cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Khi giao nộp chứng cứ cho tòa án, đương sự có nghĩa vụ cung cấp bản sao tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.