Thủ tướng: Không dùng ngân sách, vẫn có cách xử lý nợ xấu
Xử lý hiệu quả nợ xấu là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong năm 2015
“Chúng ta không có ngân sách và cũng không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu”, Thủ tướng vừa hồi âm chất vấn của đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.
Tại văn bản chất vấn Thủ tướng, đại biểu Hà Sỹ Đồng dẫn đánh giá từ báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội là nợ xấu cao, xử lý còn chậm dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, tín dụng, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
“Chính phủ đang tích cực đẩy mạnh xử lý nợ xấu, phấn đấu đến hết năm 2015 đưa nợ xấu về mức 3%. Đề nghị Thủ tướng làm rõ thêm thực trạng nợ xấu và các giải pháp xử lý của Chính phủ, có dùng ngân sách Nhà nước hay không, để thực hiện được mục tiêu xử lý nợ xấu đã đề ra Chính phủ sẽ có những giải pháp gì?”, đại biểu Đồng hỏi.
Khá nhiều thông tin tại hồi âm của Thủ tướng cũng đã được nêu tại các hồi âm chất vấn khác về nợ xấu, như trả lời đại biểu Đặng Đình Luyến.
Như, đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 (465 nghìn tỷ đồng), chủ yếu bằng các giải pháp: Thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tài sản bảo đảm, trong đó có bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).
Hay, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 5,4%, ước đến cuối năm 2014 còn khoảng 3,7 - 4,2% so với mức 17% vào tháng 9 năm 2012.
Thủ tướng cũng thêm một lần nhắc lại là theo kinh nghiệm quốc tế, để xử lý nợ xấu nhanh và hiệu quả, các nước thường phải chi một khoản lớn từ Nhà nước, đồng thời phải có khung khổ pháp lý hoàn chỉnh về xử lý nợ xấu và có thị trường tài chính phát triển.
Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cần phải có thời gian, theo Thủ tướng, do khung khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, không có nguồn ngân sách Nhà nước và cũng chưa có kinh nghiệm xử lý. Kết quả xử lý nợ xấu đạt được trong thời gian qua là sự nỗ lực rất lớn.
Liên quan đến việc sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu, Thủ tướng cho biết trong báo cáo giải trình trước Quốc hội, ông đã nghiêm túc trình bày về thực trạng, nguyên nhân, những kết quả đạt được và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xử lý nợ xấu đến hết năm 2015.
Nhấn mạnh rằng “chúng ta không có ngân sách và cũng không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu”, Thủ tướng cũng nhìn nhận là không dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu thì việc xử lý có khó khăn hơn.
“Nhưng chúng ta vẫn giải quyết được theo cách của chúng ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ dẫn báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17% vào tháng 9/2012 đến nay xuống còn khoảng 5,4% (theo báo cáo của các tổ chức tín dụng khoảng 3,8%).
Và đến năm 2015 phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống tín dụng của Việt Nam về mức khoảng 3%, là mức bình thường trong kinh tế thị trường.
“Quốc hội đã thông qua ngân sách năm 2015, không có khoản chi tiêu cho nhiệm vụ này. Phương cách xử lý nợ xấu đã và đang thực hiện là phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam chúng ta. Xử lý hiệu quả nợ xấu là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong năm 2015”, Thủ tướng trả lời đại biểu Hà Sỹ Đồng.
Tại văn bản chất vấn Thủ tướng, đại biểu Hà Sỹ Đồng dẫn đánh giá từ báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội là nợ xấu cao, xử lý còn chậm dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, tín dụng, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
“Chính phủ đang tích cực đẩy mạnh xử lý nợ xấu, phấn đấu đến hết năm 2015 đưa nợ xấu về mức 3%. Đề nghị Thủ tướng làm rõ thêm thực trạng nợ xấu và các giải pháp xử lý của Chính phủ, có dùng ngân sách Nhà nước hay không, để thực hiện được mục tiêu xử lý nợ xấu đã đề ra Chính phủ sẽ có những giải pháp gì?”, đại biểu Đồng hỏi.
Khá nhiều thông tin tại hồi âm của Thủ tướng cũng đã được nêu tại các hồi âm chất vấn khác về nợ xấu, như trả lời đại biểu Đặng Đình Luyến.
Như, đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 (465 nghìn tỷ đồng), chủ yếu bằng các giải pháp: Thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tài sản bảo đảm, trong đó có bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).
Hay, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 5,4%, ước đến cuối năm 2014 còn khoảng 3,7 - 4,2% so với mức 17% vào tháng 9 năm 2012.
Thủ tướng cũng thêm một lần nhắc lại là theo kinh nghiệm quốc tế, để xử lý nợ xấu nhanh và hiệu quả, các nước thường phải chi một khoản lớn từ Nhà nước, đồng thời phải có khung khổ pháp lý hoàn chỉnh về xử lý nợ xấu và có thị trường tài chính phát triển.
Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cần phải có thời gian, theo Thủ tướng, do khung khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, không có nguồn ngân sách Nhà nước và cũng chưa có kinh nghiệm xử lý. Kết quả xử lý nợ xấu đạt được trong thời gian qua là sự nỗ lực rất lớn.
Liên quan đến việc sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu, Thủ tướng cho biết trong báo cáo giải trình trước Quốc hội, ông đã nghiêm túc trình bày về thực trạng, nguyên nhân, những kết quả đạt được và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xử lý nợ xấu đến hết năm 2015.
Nhấn mạnh rằng “chúng ta không có ngân sách và cũng không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu”, Thủ tướng cũng nhìn nhận là không dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu thì việc xử lý có khó khăn hơn.
“Nhưng chúng ta vẫn giải quyết được theo cách của chúng ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ dẫn báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17% vào tháng 9/2012 đến nay xuống còn khoảng 5,4% (theo báo cáo của các tổ chức tín dụng khoảng 3,8%).
Và đến năm 2015 phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống tín dụng của Việt Nam về mức khoảng 3%, là mức bình thường trong kinh tế thị trường.
“Quốc hội đã thông qua ngân sách năm 2015, không có khoản chi tiêu cho nhiệm vụ này. Phương cách xử lý nợ xấu đã và đang thực hiện là phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam chúng ta. Xử lý hiệu quả nợ xấu là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong năm 2015”, Thủ tướng trả lời đại biểu Hà Sỹ Đồng.