Thủ tướng Trung Quốc trấn an Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Ông Lý Khắc Cường đến dự WEF trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất 24 năm
Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng, nền kinh tế nước này sẽ tránh được nguy cơ “hạ cánh cứng” và đang tập trung theo đuổi sự tăng trưởng với tốc độ từ trung bình tới cao trong dài hạn.
Theo tin từ Bloomberg, mặc dù vẫn đối mặt với sức ép giảm tốc tăng trưởng trong năm 2015, Trung Quốc sẽ không gặp phải những rủi ro tài chính mang tính hệ thống và sẽ tìm cách cải thiện chất lượng tăng trưởng nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng “phù hợp”, ông Lý Khắc Cường phát biểu hôm qua (21/1).
Phát biểu này của người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc được đưa ra chỉ một ngày sau khi nước này công bố mức tăng trưởng kinh tế 7,4% trong năm 2014, thấp nhất trong 24 năm, đồng thời đánh dấu năm đầu tiên Trung Quốc không đạt mục tiêu tăng trưởng kể từ năm 1999.
Tuy vậy, nền kinh tế quy mô 10.000 tỷ USD này cũng đã bắt đầu phát đi những tín hiệu của sự tái cân bằng, trong đó tốc độ tăng thu nhập của người dân vượt tốc độ tăng GDP, giúp thúc đẩy hoạt động tiêu dùng.
“Trung Quốc có nhiều dư địa cho sự phát triển đô thị, ngoại ô và vùng. Nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng có tiềm năng lớn”, ông Lý Khắc Cường nói.
“Điều kiện của Trung Quốc sẽ tiếp tục được cải thiện, và Trung Quốc sẽ đem đến nhiều cơ hội hơn cho thế giới, nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ từ trung bình đến cao trong 10-20 năm nữa”.
Thủ tướng Trung Quốc cũng tái khẳng định việc nước này sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ khôn ngoan và chính sách tài khóa chủ động.
Theo ông, Trung Quốc đang sử dụng các phương pháp hiệu quả để ngăn chặn rủi ro tiềm tàng trong hệ thống tài chính, và tỷ lệ tiết kiệm lên tới 50% của nước này đem đến “sự hỗ trợ mạnh mẽ” cho tăng trưởng.
Kể từ năm 2009 đến nay, ông Lý Khắc Cường là Thủ tướng Trung Quốc đầu tiên phát biểu tại sự kiện thường niên WEF ở Thụy Sỹ. Trung Quốc cử đoàn đại biểu chính thức đầu tiên tham dự WEF vào năm 1979, năm mà nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình bắt đầu theo đuổi chính sách mở cửa nền kinh tế.
Năm 1992, khi quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây bắt đầu tan băng sau vụ Thiên An Môn năm 1999, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Lý Bằng phát biểu tại Davos rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách kinh tế.
Vào năm 2009, Thủ tướng Trung Quốc vào thời điểm đó là Ôn Gia Bảo tới Davos với sự tin tưởng kinh tế nước này sẽ duy trì được tăng trưởng ổn định cho dù kinh tế Mỹ và châu Âu bị khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho khốn đốn.
Trong một phiên thảo luận khác trước đó vào hôm qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên bày tỏ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để đổi lấy ổn định.
“Nếu nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc một chút, nhưng trở nên bền vững hơn trong trung và dài hạn, thì tôi nghĩ đó là tin tốt”, ông Chu Tiểu Xuyên nói.
Theo tin từ Bloomberg, mặc dù vẫn đối mặt với sức ép giảm tốc tăng trưởng trong năm 2015, Trung Quốc sẽ không gặp phải những rủi ro tài chính mang tính hệ thống và sẽ tìm cách cải thiện chất lượng tăng trưởng nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng “phù hợp”, ông Lý Khắc Cường phát biểu hôm qua (21/1).
Phát biểu này của người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc được đưa ra chỉ một ngày sau khi nước này công bố mức tăng trưởng kinh tế 7,4% trong năm 2014, thấp nhất trong 24 năm, đồng thời đánh dấu năm đầu tiên Trung Quốc không đạt mục tiêu tăng trưởng kể từ năm 1999.
Tuy vậy, nền kinh tế quy mô 10.000 tỷ USD này cũng đã bắt đầu phát đi những tín hiệu của sự tái cân bằng, trong đó tốc độ tăng thu nhập của người dân vượt tốc độ tăng GDP, giúp thúc đẩy hoạt động tiêu dùng.
“Trung Quốc có nhiều dư địa cho sự phát triển đô thị, ngoại ô và vùng. Nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng có tiềm năng lớn”, ông Lý Khắc Cường nói.
“Điều kiện của Trung Quốc sẽ tiếp tục được cải thiện, và Trung Quốc sẽ đem đến nhiều cơ hội hơn cho thế giới, nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ từ trung bình đến cao trong 10-20 năm nữa”.
Thủ tướng Trung Quốc cũng tái khẳng định việc nước này sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ khôn ngoan và chính sách tài khóa chủ động.
Theo ông, Trung Quốc đang sử dụng các phương pháp hiệu quả để ngăn chặn rủi ro tiềm tàng trong hệ thống tài chính, và tỷ lệ tiết kiệm lên tới 50% của nước này đem đến “sự hỗ trợ mạnh mẽ” cho tăng trưởng.
Kể từ năm 2009 đến nay, ông Lý Khắc Cường là Thủ tướng Trung Quốc đầu tiên phát biểu tại sự kiện thường niên WEF ở Thụy Sỹ. Trung Quốc cử đoàn đại biểu chính thức đầu tiên tham dự WEF vào năm 1979, năm mà nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình bắt đầu theo đuổi chính sách mở cửa nền kinh tế.
Năm 1992, khi quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây bắt đầu tan băng sau vụ Thiên An Môn năm 1999, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Lý Bằng phát biểu tại Davos rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách kinh tế.
Vào năm 2009, Thủ tướng Trung Quốc vào thời điểm đó là Ôn Gia Bảo tới Davos với sự tin tưởng kinh tế nước này sẽ duy trì được tăng trưởng ổn định cho dù kinh tế Mỹ và châu Âu bị khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho khốn đốn.
Trong một phiên thảo luận khác trước đó vào hôm qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên bày tỏ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để đổi lấy ổn định.
“Nếu nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc một chút, nhưng trở nên bền vững hơn trong trung và dài hạn, thì tôi nghĩ đó là tin tốt”, ông Chu Tiểu Xuyên nói.