11:45 27/02/2019

Thực hư những lời đồn về lá xạ đen

Hoài Phương

Xạ đen là loại thảo dược quý được trồng chủ yếu ở vùng núi cao Hòa Bình. Gần đây, nó được săn tìm với một tên gọi khác là "Cây ung thư".

Cây xạ đen hay còn được gọi là cây bách giải, cây đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối, quả nâu… mọc tự nhiên trong rừng và rất dễ trồng. Theo Đông y thì cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng…Xạ đen vốn là loài cây mọc tự nhiên ở những đồi khô hạn rừng thưa hoặc các bờ bụi ven nương rẫy. Cây khá phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi thấp, tập trung chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình. Đây cũng là nơi có khí hậu phù hợp nhất nên sự phát triển của cây xạ đen cũng như những dưỡng chất trong cây có công dụng hiệu quả.Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy, cây xạ đen đặc trưng với các công dụng như:- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, bình ổn huyết áp: Ngoài khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu, cây thuốc còn có tác dụng trong chữa huyết áp cao, điều hòa huyết áp không ổn định. Sử dụng xạ đen trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp cũng rất đơn giản, chỉ cần đun lá cây xạ đen với nước uống mỗi ngày, hoặc pha trà uống hàng ngày.
Thực hư những lời đồn về lá xạ đen - Ảnh 1.
- Hỗ trợ máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ: Sử dụng xạ đen tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ đã được minh chứng từ công trình nghiên cứu của Học Viện Quân Y: Sử dụng nước đun sắc từ cây thuốc nam này mỗi ngày, tình trạng máu nhiễm mỡ hay mỡ có trong gan được cải thiện khá tốt.- Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, men gan cao: Đây là loại thảo dược được các thầy thuốc sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan, men gan cao.- Cải thiện giấc ngủ, trị suy nhược thần kinh: Cây xạ đen vị hơi chát, đắng, tính hàn có tác dụng rất tốt với người bị mất ngủ thường xuyên do suy nhược thần kinh hoặc thiếu máu (dạng âm hư hỏa vượng theo đông y). Ngoài ra giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giúp điều trị chứng hoa mắt chóng mặt.Tuy nhiên thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin về khả năng chữa khỏi ung thư của cây xạ đen, đặc biệt là ung thư gan. Từ đó đã có rất nhiều người đổ xô về tỉnh Hoà Bình – nơi được cho là có nhiều cây xạ đen tốt nhất, để tìm mua loại cây này với hy vọng "cải tử hoàn sinh".
TS. Nguyễn Đình Nhân thuuoocj Bệnh viên y học cổ truyền Quân đội thì cho rằng: "Có lẽ cộng đồng đã hiểu sai về thuật ngữ ung thư mà những bà mế người Mường dung khi chữa bệnh bằng lá xạ đen. Danh từ chung này thực chất là của Đông y dùng để chỉ ung nhọt độc, ví dụ như ung nhọt bên ngoài, ung nhọt thông thường trong tạng phủ… Còn khái niệm ung thư (ác tính, di căn) của y học hiện đại là một trường hợ hoàn toàn khác. Điều này dẫn tới tình trạng lạm dụng, đồn thổi quá mức về một lá xạ đen trong thời gian gần đây".
Thực hư những lời đồn về lá xạ đen - Ảnh 2.
Thực tế là từ trước khi có những đồn đoán từ dân gian, GS. Lê Thế Trung và các bác sĩ của Học Viện Quân Y đã tiến hành các cuộc nghiên cứu, tìm hiểu về cây xạ đen. Sau 12 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện cây xạ đen có công dụng ức chế sự phát triển của khối u ác tính trong cơ thể người bệnh. Từ đây, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc Nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Trong tài liệu nghiên cứu mới nhất của Viện Quân y 103 đã công nhận tác dụng chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo các bệnh nhân ung thư cần hiểu rõ, với tác dụng ức chế sự phát triển của khối u ác tính, cây xạ đen chỉ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị ung thư chứ hoàn toàn không phải là phương thuốc có thể chữa khỏi căn bệnh này. Vì vậy mà các báo cáo khoa học đều khẳng định cây xạ đen chỉ có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tiến triển của tế bào ung thư mà không phải là thuốc có thể chữa khỏi ung thư.
Thực hư những lời đồn về lá xạ đen - Ảnh 3.
Ngoài ra, tuy có những công dụng tuyệt vời đó mà nhưng không phải ai cũng biết rõ hình thái của loại cây này. Trong thực tế, rất nhiều thu hái và sử dụng nhầm lẫn Xạ đen với cây Thanh giang đằng bởi hình dáng bên ngoài của chúng rất giống nhau.