Tin xấu dồn dập, Phố Wall trượt sâu
Hàng loạt tin xấu hoặc dự báo bi quan về khả năng giải quyết nợ công ở châu Âu và Mỹ đã khiến nhà đầu tư hoảng loạn
Hàng loạt tin xấu hoặc dự báo bi quan về khả năng giải quyết nợ công ở châu Âu và Mỹ đã khiến nhà đầu tư hoảng loạn. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần.
Kết thúc phiên giao dịch 21/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 248,85 điểm, tương ứng 2,11%, xuống 11.547,31 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 22,66 điểm, tương ứng 1,86%, xuống 1.192,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 49.36 điểm, tương ứng 1,92%, xuống mức 2.523,14 điểm.
Hôm qua, giới đầu tư bất an trước dự báo "siêu" ủy ban của Quốc hội Mỹ sẽ không đạt được thỏa thuận cắt giảm ngân sách trước hạn chót 23/11, theo đó các tổ chức định mức tín nhiệm bao gồm Moody's và Fitch Ratings sẽ "theo chân" S&P hạ bậc tín dụng của Mỹ.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu tiếp tục là một vấn đề trọng điểm, đặc biệt sau khi Moody's cảnh báo về triển vọng tín nhiệm của Pháp, còn Fitch Ratings cho rằng các ngân hàng châu Âu có thể phải giảm bớt tín dụng cho các tổ chức tài chính mới nổi nếu khủng hoảng trầm trọng hơn.
Thị trường cũng lo lắng trước dự báo bi quan nhất từ trước tới nay của giới chức Trung Quốc. Theo lời Phó thủ tướng nước này, ông Vương Kỳ Sơn, thì suy thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính thế giới chắc chắn sẽ xảy ra và diễn biến trong một thời gian dài.
Thêm vào đó, giá các loại hàng hóa rủi ro giảm mạnh khiến tốc độ và phạm vi bán tháo cổ phiếu lan rộng từ khu vực công nghiệp cho tới lĩnh vực năng lượng. Song do nhiều nhà đầu tư đứng bên ngoài cuộc chơi để chờ diễn biến tiếp, nên khối lượng giao dịch ở mức khá thấp.
Cụ thể, tổng khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,6 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8 tỷ cổ phiếu trong năm nay. Tỷ lệ cổ phiếu giảm/ tăng ở sàn New York là 6/1, còn ở sàn Nasdaq là 5/1.
Tương tự như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tiếp tục lao dốc mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2,62% xuống mức 5.222,60 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 3,41%, xuống còn 2.894,94 điểm. Chỉ số DAX của Đức bốc hơi 3,35% xuống mức 5.606,00 điểm.
Các thị trường châu Á cũng đồng loạt đi xuống trong phiên 21/11, do nhà đầu tư lo lắng trước sự thay đổi chính phủ ở Tây Ban Nha, cũng như những cảnh báo của các quan chức châu Á về tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể làm lộ rõ những thách thức mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 1,7%, sau khi tuần trước đã mất điểm mạnh nhất hai tháng. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 191,14 điểm (-2,64%) xuống 7.042,64 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 265,38 điểm (-1,44%) xuống 18.225,85 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 19,14 điểm, tương ứng 1,04%, xuống còn 1.820,03 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ 26,64 điểm, tương ứng 0,32%, xuống 8.348,27 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm nhẹ 1,43 điểm, tương ứng 0,06%, xuống 2.415,13 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch 21/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 248,85 điểm, tương ứng 2,11%, xuống 11.547,31 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 22,66 điểm, tương ứng 1,86%, xuống 1.192,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 49.36 điểm, tương ứng 1,92%, xuống mức 2.523,14 điểm.
Hôm qua, giới đầu tư bất an trước dự báo "siêu" ủy ban của Quốc hội Mỹ sẽ không đạt được thỏa thuận cắt giảm ngân sách trước hạn chót 23/11, theo đó các tổ chức định mức tín nhiệm bao gồm Moody's và Fitch Ratings sẽ "theo chân" S&P hạ bậc tín dụng của Mỹ.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu tiếp tục là một vấn đề trọng điểm, đặc biệt sau khi Moody's cảnh báo về triển vọng tín nhiệm của Pháp, còn Fitch Ratings cho rằng các ngân hàng châu Âu có thể phải giảm bớt tín dụng cho các tổ chức tài chính mới nổi nếu khủng hoảng trầm trọng hơn.
Thị trường cũng lo lắng trước dự báo bi quan nhất từ trước tới nay của giới chức Trung Quốc. Theo lời Phó thủ tướng nước này, ông Vương Kỳ Sơn, thì suy thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính thế giới chắc chắn sẽ xảy ra và diễn biến trong một thời gian dài.
Thêm vào đó, giá các loại hàng hóa rủi ro giảm mạnh khiến tốc độ và phạm vi bán tháo cổ phiếu lan rộng từ khu vực công nghiệp cho tới lĩnh vực năng lượng. Song do nhiều nhà đầu tư đứng bên ngoài cuộc chơi để chờ diễn biến tiếp, nên khối lượng giao dịch ở mức khá thấp.
Cụ thể, tổng khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,6 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8 tỷ cổ phiếu trong năm nay. Tỷ lệ cổ phiếu giảm/ tăng ở sàn New York là 6/1, còn ở sàn Nasdaq là 5/1.
Tương tự như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tiếp tục lao dốc mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2,62% xuống mức 5.222,60 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 3,41%, xuống còn 2.894,94 điểm. Chỉ số DAX của Đức bốc hơi 3,35% xuống mức 5.606,00 điểm.
Các thị trường châu Á cũng đồng loạt đi xuống trong phiên 21/11, do nhà đầu tư lo lắng trước sự thay đổi chính phủ ở Tây Ban Nha, cũng như những cảnh báo của các quan chức châu Á về tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể làm lộ rõ những thách thức mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 1,7%, sau khi tuần trước đã mất điểm mạnh nhất hai tháng. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 191,14 điểm (-2,64%) xuống 7.042,64 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 265,38 điểm (-1,44%) xuống 18.225,85 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 19,14 điểm, tương ứng 1,04%, xuống còn 1.820,03 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ 26,64 điểm, tương ứng 0,32%, xuống 8.348,27 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm nhẹ 1,43 điểm, tương ứng 0,06%, xuống 2.415,13 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.796,20 | 11.547,30 | 248,85 | 2,11 |
S&P 500 | 1.215,65 | 1.192,98 | 22,67 | 1,86 | |
Nasdaq | 2.572,50 | 2.523,14 | 49,36 | 1,92 | |
Anh | FTSE 100 | 5.362,94 | 5.222,60 | 140,34 | 2,62 |
Pháp | CAC 40 | 2.997,01 | 2.894,94 | 102,07 | 3,41 |
Đức | DAX | 5.800,24 | 5.606,00 | 194,24 | 3,35 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.374,91 | 8.348,27 | 26,64 | 0,32 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.491,20 | 18.225,80 | 265,38 | 1,44 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.416,56 | 2.415,13 | 1,43 | 0,06 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.233,78 | 7.042,64 | 191,14 | 2,64 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.839,17 | 1.820,03 | 19,14 | 1,04 |
Singapore | Straits Times | 2.730,34 | 2.697,98 | 32,36 | 1,19 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |