“Tình trạng thao túng ngân hàng đã được kiểm soát”
Sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần đã minh bạch và đại chúng hơn
Tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được xử lý và kiểm soát về cơ bản, các nhóm lợi ích đã giảm dần.
Nhận định trên được Chính phủ đưa ra tại báo cáo về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015, liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Báo cáo “đẹp”...
“Đẹp” là nhận xét chung của một số vị đại biểu đã đọc kỹ bản báo cáo này.
Một trong những nội dung lớn của báo cáo là tình hình thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Đây cũng là những vấn đề rất được đại biểu Quốc hội quan tâm, luôn trở đi trở lại trong các phiên thảo luận và chất vấn, cả trực tiếp cũng như qua văn bản.
Nhìn lại cả quá trình tái cơ cấu ngân hàng từ 2012 đến nay, Chính phủ khẳng định về cơ bản, mục tiêu của đề án 254 đã đạt được.
“Kết quả cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển bền vững hơn của hệ thống ngân hàng ở giai đoạn tiếp theo”, báo cáo nêu rõ.
Tại nhiều báo trước về tái cơ cấu ngân hàng, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được nhìn nhận như một khó khăn không nhỏ.
Đến thời điểm này, một trong số các kết quả nổi bật trong tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng là sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý một bước quan trọng.
Tổng hợp nội dung thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, đoàn thư ký kỳ họp dẫn nhận xét: một số báo cáo, trong đó có báo cáo thuộc lĩnh vực ngân hàng, phần tồn tại, hạn chế, nguyên nhân còn chưa thật rõ.
Đồng tình với nhận xét này, một số vị đại diện cho dân cho rằng, nếu kết quả “đẹp” như báo cáo thì nợ xấu, nợ công đã không đến nỗi như bây giờ.
Theo các vị đại biểu này thì lĩnh vực nào cũng còn có những hạn chế, tồn tại, và vì thế hầu như báo cáo các lĩnh vực khác đều có phần đánh giá những hạn chế, trong có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
“Tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng được đánh giá là phức tạp, nghiêm trọng, nhiều vụ án lớn liên quan đến ngân hàng, lẽ nào không có trách nhiệm quản lý nhà nước?”, một vị đại biểu nêu câu hỏi.
Vị khác phân tích, trên diễn đàn Quốc hội không ít ý kiến cho rằng nợ xấu thực ra mới được “nhốt” lại ở VAMC, báo cáo nói hoạt động của VAMC còn vướng mắc về cơ chế, chính sách, nhưng tham mưu, đề xuất chính sách lẽ nào không thuộc trách nhiệm của ngành, của Chính phủ?
Một vị là chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nhận xét, nói không dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu là khá khiên cưỡng. Vì bản chất của việc tái cấp vốn cầm cố trái phiếu đặc biệt VAMC, theo vị này, tức là tiếp tục in tiền ra để xử lý nợ xấu.
Còn việc không áp dụng Luật Phá sản với các tổ chức tín dụng, theo vị này, là điều cần xem xét ở nhiều khía cạnh. Khi mà khuyến nghị nên để các ngân hàng yếu kém phá sản đã từng được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu ra từ mấy năm trước.
Thẩm tra báo cáo hậu chất vấn của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, cơ quan chức năng của Quốc hội cũng cho rằng cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại ngân hàng chưa đủ hấp dẫn và tạo thuận lợi cho sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó là cơ chế can thiệp, xử lý của Nhà nước đối với tổ chức tín dụng yếu kém dẫn đến chưa xử lý được dứt điểm pháp nhân của tổ chức tín dụng yếu kém cũng còn thiếu.
Nhận định trên được Chính phủ đưa ra tại báo cáo về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015, liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Báo cáo “đẹp”...
“Đẹp” là nhận xét chung của một số vị đại biểu đã đọc kỹ bản báo cáo này.
Một trong những nội dung lớn của báo cáo là tình hình thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Đây cũng là những vấn đề rất được đại biểu Quốc hội quan tâm, luôn trở đi trở lại trong các phiên thảo luận và chất vấn, cả trực tiếp cũng như qua văn bản.
Nhìn lại cả quá trình tái cơ cấu ngân hàng từ 2012 đến nay, Chính phủ khẳng định về cơ bản, mục tiêu của đề án 254 đã đạt được.
“Kết quả cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển bền vững hơn của hệ thống ngân hàng ở giai đoạn tiếp theo”, báo cáo nêu rõ.
Tại nhiều báo trước về tái cơ cấu ngân hàng, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được nhìn nhận như một khó khăn không nhỏ.
Đến thời điểm này, một trong số các kết quả nổi bật trong tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng là sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý một bước quan trọng.
Sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần đã minh bạch và đại chúng hơn. Tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được xử lý và kiểm soát về cơ bản; các nhóm lợi ích đã giảm dần, theo đánh giá của Chính phủ.
Về kết quả xử lý nợ xấu, Chính phủ đánh giá, đề án xử lý nợ xấu đã được triền khai theo đúng mục tiêu, định hướng, lộ trình đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Về kết quả xử lý nợ xấu, Chính phủ đánh giá, đề án xử lý nợ xấu đã được triền khai theo đúng mục tiêu, định hướng, lộ trình đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã phát huy được tác dụng trong việc xử lý nhanh nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần cải thiện thanh khoản, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với lãi suất giảm dần.
Những góp ý
Những góp ý
Tổng hợp nội dung thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, đoàn thư ký kỳ họp dẫn nhận xét: một số báo cáo, trong đó có báo cáo thuộc lĩnh vực ngân hàng, phần tồn tại, hạn chế, nguyên nhân còn chưa thật rõ.
Đồng tình với nhận xét này, một số vị đại diện cho dân cho rằng, nếu kết quả “đẹp” như báo cáo thì nợ xấu, nợ công đã không đến nỗi như bây giờ.
Theo các vị đại biểu này thì lĩnh vực nào cũng còn có những hạn chế, tồn tại, và vì thế hầu như báo cáo các lĩnh vực khác đều có phần đánh giá những hạn chế, trong có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
“Tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng được đánh giá là phức tạp, nghiêm trọng, nhiều vụ án lớn liên quan đến ngân hàng, lẽ nào không có trách nhiệm quản lý nhà nước?”, một vị đại biểu nêu câu hỏi.
Vị khác phân tích, trên diễn đàn Quốc hội không ít ý kiến cho rằng nợ xấu thực ra mới được “nhốt” lại ở VAMC, báo cáo nói hoạt động của VAMC còn vướng mắc về cơ chế, chính sách, nhưng tham mưu, đề xuất chính sách lẽ nào không thuộc trách nhiệm của ngành, của Chính phủ?
Một vị là chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nhận xét, nói không dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu là khá khiên cưỡng. Vì bản chất của việc tái cấp vốn cầm cố trái phiếu đặc biệt VAMC, theo vị này, tức là tiếp tục in tiền ra để xử lý nợ xấu.
Còn việc không áp dụng Luật Phá sản với các tổ chức tín dụng, theo vị này, là điều cần xem xét ở nhiều khía cạnh. Khi mà khuyến nghị nên để các ngân hàng yếu kém phá sản đã từng được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu ra từ mấy năm trước.
Thẩm tra báo cáo hậu chất vấn của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, cơ quan chức năng của Quốc hội cũng cho rằng cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại ngân hàng chưa đủ hấp dẫn và tạo thuận lợi cho sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó là cơ chế can thiệp, xử lý của Nhà nước đối với tổ chức tín dụng yếu kém dẫn đến chưa xử lý được dứt điểm pháp nhân của tổ chức tín dụng yếu kém cũng còn thiếu.