TKV: “Tăng giá than là theo chỉ đạo”
Việc tăng giá than hiện nay thực chất là việc thực hiện một chủ trương đã có từ ba năm trước
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) mới đây đã có thông báo nhằm “nói lại cho rõ” về chính sách giá than áp dụng cho năm 2011, một vấn đề đang gây nhiều thắc mắc từ những ngành sản xuất sử dụng nhiều than.
Theo TKV, việc tăng giá than không phải là quyết định riêng của tập đoàn này, mà chỉ là việc thực hiện nghiêm túc một chủ trương đã được Chính phủ đưa ra từ ba năm trước.
Cụ thể, theo Thông báo số 244/TB-VPCP ngày 11/8/2009 của Văn phòng Chính phủ về giá bán than ở thị trường trong nước thì giá than cho các hộ xi măng, giấy, phân bón được áp dụng ở mức thấp hơn giá xuất khẩu tối đa là 10%.
Trong khi đó, giá than ở thị trường trong nước trước 31/3/2011 chỉ bằng khoảng 60% giá than xuất khẩu, giá than bán cho các hộ xi măng, giấy, phân bón chỉ bằng khoảng 50% giá than xuất khẩu. Nguyên nhân là do việc kiềm chế lạm phát trong năm 2010 đã khiến giá than cho các hộ xi măng, giấy, phân bón đã không được điều chỉnh, trong khi giá cả đầu vào tăng cao.
Hiện nay, do giá cả đầu vào tăng cao, chẳng hạn xăng dầu tăng khoảng 40%, tỷ giá tăng 9,3%, lãi vay tăng cao, thuế xuất khẩu than tăng từ 10% lên 15%,... đã làm tăng giá thành than khoảng 3500 tỷ đồng, thuế xuất khẩu làm tăng 1300 tỷ đồng. Nếu giá than không được điều chỉnh thì tình hình tài chính của TKV sẽ gặp khó khăn.
TKV đã xây dựng phương án giá bán than ở thị trường trong nước gửi đăng ký Bộ Tài chính vào ngày 3/3/2011 và giá bán than cho sản xuất xi măng, giấy, phân bón vào ngày 04/3/2011. Theo đó, nếu tính theo nguyên tắc bằng 90% giá xuất khẩu thì giá than sẽ tăng khoảng 55%. Để không làm tăng đột biến giá than trong nước, TKV đã đề nghị bước 1 điều chỉnh tăng từ 20-40% tuỳ từng chủng loại than.
Ngày 24/3/2011 Bộ Tài chính đã có văn bản đồng ý và đó là cơ sở để TKV điều chỉnh giá than thị trường trong nước áp dụng từ 1/4/2011.
TKV cũng cho biết, để đảm bảo nhu cầu than cho nền kinh tế đến năm 2015 cần khoảng 60 triệu tấn than sạch, trong đó nhiệm vụ của TKV là phấn đấu đạt khoảng 55 triệu tấn. Năm 2010, TKV sản xuất 41 triệu tấn than sạch từ nguyên khai thì đến năm 2015 tăng thêm 14 triệu tấn than sạch, tương đương 16 triệu tấn than nguyên khai.
Để bù đắp chi phí đầu vào thì giá than phải tăng khoảng 14-15%/năm, riêng năm 2011 thì mức tăng sẽ cao hơn do giá cả đầu vào tăng cao hơn. Trong khi giá than cho các hộ xi măng, giấy, phấn bón mới tăng bình quân 20-40% thì cũng chỉ bù đắp chi phí đầu vào tăng thêm trong năm 2010 và đầu năm 2011.
Trước những ý kiến cho rằng giá thành than hiện nay cao là do TKV độc quyền, TKV cho rằng từ năm 2001, Ban Vật giá Chính phủ đã được giao chủ trì phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng công ty than Việt Nam và các cơ quan liên quan tính toán xác định giá bán than cho các ngành điện, xi măng, giấy, phân bón. Từ đó, hàng năm TKV xây dựng giá thành và báo cáo các bộ xem xét, thẩm định làm cơ sở xây dựng giá bán than.
Theo TKV, việc tăng giá than không phải là quyết định riêng của tập đoàn này, mà chỉ là việc thực hiện nghiêm túc một chủ trương đã được Chính phủ đưa ra từ ba năm trước.
Cụ thể, theo Thông báo số 244/TB-VPCP ngày 11/8/2009 của Văn phòng Chính phủ về giá bán than ở thị trường trong nước thì giá than cho các hộ xi măng, giấy, phân bón được áp dụng ở mức thấp hơn giá xuất khẩu tối đa là 10%.
Trong khi đó, giá than ở thị trường trong nước trước 31/3/2011 chỉ bằng khoảng 60% giá than xuất khẩu, giá than bán cho các hộ xi măng, giấy, phân bón chỉ bằng khoảng 50% giá than xuất khẩu. Nguyên nhân là do việc kiềm chế lạm phát trong năm 2010 đã khiến giá than cho các hộ xi măng, giấy, phân bón đã không được điều chỉnh, trong khi giá cả đầu vào tăng cao.
Hiện nay, do giá cả đầu vào tăng cao, chẳng hạn xăng dầu tăng khoảng 40%, tỷ giá tăng 9,3%, lãi vay tăng cao, thuế xuất khẩu than tăng từ 10% lên 15%,... đã làm tăng giá thành than khoảng 3500 tỷ đồng, thuế xuất khẩu làm tăng 1300 tỷ đồng. Nếu giá than không được điều chỉnh thì tình hình tài chính của TKV sẽ gặp khó khăn.
TKV đã xây dựng phương án giá bán than ở thị trường trong nước gửi đăng ký Bộ Tài chính vào ngày 3/3/2011 và giá bán than cho sản xuất xi măng, giấy, phân bón vào ngày 04/3/2011. Theo đó, nếu tính theo nguyên tắc bằng 90% giá xuất khẩu thì giá than sẽ tăng khoảng 55%. Để không làm tăng đột biến giá than trong nước, TKV đã đề nghị bước 1 điều chỉnh tăng từ 20-40% tuỳ từng chủng loại than.
Ngày 24/3/2011 Bộ Tài chính đã có văn bản đồng ý và đó là cơ sở để TKV điều chỉnh giá than thị trường trong nước áp dụng từ 1/4/2011.
TKV cũng cho biết, để đảm bảo nhu cầu than cho nền kinh tế đến năm 2015 cần khoảng 60 triệu tấn than sạch, trong đó nhiệm vụ của TKV là phấn đấu đạt khoảng 55 triệu tấn. Năm 2010, TKV sản xuất 41 triệu tấn than sạch từ nguyên khai thì đến năm 2015 tăng thêm 14 triệu tấn than sạch, tương đương 16 triệu tấn than nguyên khai.
Để bù đắp chi phí đầu vào thì giá than phải tăng khoảng 14-15%/năm, riêng năm 2011 thì mức tăng sẽ cao hơn do giá cả đầu vào tăng cao hơn. Trong khi giá than cho các hộ xi măng, giấy, phấn bón mới tăng bình quân 20-40% thì cũng chỉ bù đắp chi phí đầu vào tăng thêm trong năm 2010 và đầu năm 2011.
Trước những ý kiến cho rằng giá thành than hiện nay cao là do TKV độc quyền, TKV cho rằng từ năm 2001, Ban Vật giá Chính phủ đã được giao chủ trì phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng công ty than Việt Nam và các cơ quan liên quan tính toán xác định giá bán than cho các ngành điện, xi măng, giấy, phân bón. Từ đó, hàng năm TKV xây dựng giá thành và báo cáo các bộ xem xét, thẩm định làm cơ sở xây dựng giá bán than.