Tòa sẽ phải giải quyết khiếu kiện về buộc thôi việc
Quy định tại Bộ luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 25/11
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống.
Đây là quy định tại Bộ luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 25/11 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016
Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định tòa án có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện liên quan đến các quyết định hành chính mang tính chất nội bộ của cơ quan, tổ chức như quyết định kỷ luật hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc và các khiếu kiện liên quan đến quản trị doanh nghiệp nhà nước, ký kết hợp đồng đối tác công tư, quản lý các tổ chức phi Chính phủ, kiểm soát hành chính.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, theo nguyên tắc chung tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính đã được giải thích rõ tại dự thảo luật.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính hiện hành, phạm vi các quyết định mang tính nội bộ được khởi kiện tại tòa án hành chính về cơ bản đã bảo đảm được nguyên tắc tòa án không can thiệp quá sâu vào hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính.
Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các khiếu nại hành chính cho thấy trong số các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức có quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã được pháp luật quy định như: quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống.
Do đó, dự thảo bộ luật đã được chỉnh lý : “Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống”.
Cơ quan chỉnh lý dự án luật đề nghị không bổ sung các khiếu kiện liên quan đến quản trị doanh nghiệp nhà nước, ký kết hợp đồng đối tác công tư, quản lý các tổ chức phi chính phủ, kiểm soát hành chính vào dự thảo bộ luật.
Các khiếu kiện này có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính hay không, có phải là quyết định hành chính hay không thì cần tiếp tục nghiên cứu kỹ, tránh chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện báo cáo.
Liên quan đến người đại diện của người bị kiện trong tố tụng hành chính, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi người được ủy quyền cho người bị kiện là cơ quan, tổ chức là đại diện của cơ quan tham mưu chuyên ngành; cán bộ tham mưu trực tiếp giải quyết vụ việc của văn phòng ủy ban nhân dân,
Song, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn xin được giữ quy định trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện.
Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của luật
Đây là quy định tại Bộ luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 25/11 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016
Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định tòa án có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện liên quan đến các quyết định hành chính mang tính chất nội bộ của cơ quan, tổ chức như quyết định kỷ luật hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc và các khiếu kiện liên quan đến quản trị doanh nghiệp nhà nước, ký kết hợp đồng đối tác công tư, quản lý các tổ chức phi Chính phủ, kiểm soát hành chính.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, theo nguyên tắc chung tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính đã được giải thích rõ tại dự thảo luật.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính hiện hành, phạm vi các quyết định mang tính nội bộ được khởi kiện tại tòa án hành chính về cơ bản đã bảo đảm được nguyên tắc tòa án không can thiệp quá sâu vào hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính.
Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các khiếu nại hành chính cho thấy trong số các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức có quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã được pháp luật quy định như: quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống.
Do đó, dự thảo bộ luật đã được chỉnh lý : “Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống”.
Cơ quan chỉnh lý dự án luật đề nghị không bổ sung các khiếu kiện liên quan đến quản trị doanh nghiệp nhà nước, ký kết hợp đồng đối tác công tư, quản lý các tổ chức phi chính phủ, kiểm soát hành chính vào dự thảo bộ luật.
Các khiếu kiện này có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính hay không, có phải là quyết định hành chính hay không thì cần tiếp tục nghiên cứu kỹ, tránh chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện báo cáo.
Liên quan đến người đại diện của người bị kiện trong tố tụng hành chính, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi người được ủy quyền cho người bị kiện là cơ quan, tổ chức là đại diện của cơ quan tham mưu chuyên ngành; cán bộ tham mưu trực tiếp giải quyết vụ việc của văn phòng ủy ban nhân dân,
Song, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn xin được giữ quy định trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện.
Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của luật