TPP là cuộc chơi “lợi nhiều bề”
TPP hiện được coi là “hiệp định của thế kỷ 21”, hướng tới một sân chơi mới nhằm tạo ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại, đầu tư
Các chuyên gia tham gia cuộc tọa đàm “Việt Nam với TPP: Cơ hội và thách thức” do Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 8/1/2014 tại Hà Nội đều có chung nhận định rằng Việt Nam cần nắm lấy cơ hội này để hội nhập sâu rộng hơn nữa.
Việt Nam đã tuyên bố tham gia TPP với tư cách là thành viên đầy đủ từ tháng 11/2010. Với việc Nhật Bản tham gia vào tháng 7/2013, TPP hiện có 12 thành viên đã và đang tham gia đàm phán.
TPP hiện được coi là “hiệp định của thế kỷ 21”, hướng tới một sân chơi mới nhằm tạo ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại, đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế nên tiêu chuẩn và mục tiêu đặt ra rất cao.
Khác với các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO, đàm phán TPP có phạm vi rộng hơn nhiều. Ngoài các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ… như trong WTO, TPP còn đề cập cả vấn đề mua sắm chính phủ, vấn đề lao động, môi trường, cải cách doanh nghiệp nhà nước…
Theo bà Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam “có nhiều cơ hội để có thể tăng trưởng cao hơn, nhưng cũng sẽ gặp không ít thách thức, rủi ro”. Tuy nhiên, khi đã vào sân chơi này, Việt Nam sẽ đạt được hai yêu cầu là đổi mới về kinh tế và chính trị.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên Bộ Công Thương cho rằng đàm phán tham gia TPP là “một chủ trương lớn, một bước đi mạnh dạn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vì đây là một hiệp định có tiêu chuẩn, có vị trí và tầm chiến lược quan trọng nhất đang được đàm phán tại thời điểm hiện nay trên thế giới.
Tuy nhiên, trong số các quốc gia tham TPP, Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất và đây cũng chính là thách thức lớn nhất.
“Với quyết tâm thay đổi thể chế kinh tế, Việt Nam vẫn đang tích cực để tham gia vào sân chơi này. TPP cũng sẽ có những tác động về mặt kinh tế, chính trị và đặc biệt là địa chính trị”, ông Thái nói.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TPP là một cơ hội thực sự vì chưa bao giờ Việt Nam có được một vị thế tốt như hiện nay.
Tuy nhiên, bài học sau 7 năm gia nhập WTO của Việt Nam cho thấy, cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu thiếu chính sách vĩ mô thích hợp và thiếu những cải cách bên trong cần thiết. “Tận dụng được cơ hội đó tùy thuộc vào việc Việt Nam có vượt qua được những thách thức rất lớn trong thực thi cam kết hay không”, ông Thành nói.
Vị chuyên gia đã và đang theo dõi toàn bộ quá trình đàm phán TPP cho rằng tác động tổng thể của TPP đối với nền kinh tế Việt Nam là rất tích cực, song không có nghĩa đúng với mọi ngành, mọi doanh nghiệp.
“Việt Nam phải mở cửa mạnh hơn nữa và như vậy cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản. Còn đối với những ngành hàng được xem là có lợi thế khi tham gia TPP cũng có thể vấp phải không ít rào cản, ví dụ ngành dệt may, thủy sản…”, ông Thành nói.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì cho rằng TPP là cơ hội để Việt Nam cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước vì đây là một nội dung rất quan trọng.
“Yêu cầu chung của TPP là thúc đẩy tự do hóa thương mại và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, nước ngoài hay trong nước. TPP đặt ra một cơ sở pháp lý rõ ràng để không chấp nhận những ưu đãi, biệt đãi, cách đối xử đặc biệt với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với doanh nghiệp nhà nước, TPP yêu cầu công khai, minh bạch và đối xử bình đẳng”, ông Doanh nói.
Việt Nam đã tuyên bố tham gia TPP với tư cách là thành viên đầy đủ từ tháng 11/2010. Với việc Nhật Bản tham gia vào tháng 7/2013, TPP hiện có 12 thành viên đã và đang tham gia đàm phán.
TPP hiện được coi là “hiệp định của thế kỷ 21”, hướng tới một sân chơi mới nhằm tạo ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại, đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế nên tiêu chuẩn và mục tiêu đặt ra rất cao.
Khác với các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO, đàm phán TPP có phạm vi rộng hơn nhiều. Ngoài các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ… như trong WTO, TPP còn đề cập cả vấn đề mua sắm chính phủ, vấn đề lao động, môi trường, cải cách doanh nghiệp nhà nước…
Theo bà Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam “có nhiều cơ hội để có thể tăng trưởng cao hơn, nhưng cũng sẽ gặp không ít thách thức, rủi ro”. Tuy nhiên, khi đã vào sân chơi này, Việt Nam sẽ đạt được hai yêu cầu là đổi mới về kinh tế và chính trị.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên Bộ Công Thương cho rằng đàm phán tham gia TPP là “một chủ trương lớn, một bước đi mạnh dạn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vì đây là một hiệp định có tiêu chuẩn, có vị trí và tầm chiến lược quan trọng nhất đang được đàm phán tại thời điểm hiện nay trên thế giới.
Tuy nhiên, trong số các quốc gia tham TPP, Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất và đây cũng chính là thách thức lớn nhất.
“Với quyết tâm thay đổi thể chế kinh tế, Việt Nam vẫn đang tích cực để tham gia vào sân chơi này. TPP cũng sẽ có những tác động về mặt kinh tế, chính trị và đặc biệt là địa chính trị”, ông Thái nói.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TPP là một cơ hội thực sự vì chưa bao giờ Việt Nam có được một vị thế tốt như hiện nay.
Tuy nhiên, bài học sau 7 năm gia nhập WTO của Việt Nam cho thấy, cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu thiếu chính sách vĩ mô thích hợp và thiếu những cải cách bên trong cần thiết. “Tận dụng được cơ hội đó tùy thuộc vào việc Việt Nam có vượt qua được những thách thức rất lớn trong thực thi cam kết hay không”, ông Thành nói.
Vị chuyên gia đã và đang theo dõi toàn bộ quá trình đàm phán TPP cho rằng tác động tổng thể của TPP đối với nền kinh tế Việt Nam là rất tích cực, song không có nghĩa đúng với mọi ngành, mọi doanh nghiệp.
“Việt Nam phải mở cửa mạnh hơn nữa và như vậy cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản. Còn đối với những ngành hàng được xem là có lợi thế khi tham gia TPP cũng có thể vấp phải không ít rào cản, ví dụ ngành dệt may, thủy sản…”, ông Thành nói.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì cho rằng TPP là cơ hội để Việt Nam cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước vì đây là một nội dung rất quan trọng.
“Yêu cầu chung của TPP là thúc đẩy tự do hóa thương mại và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, nước ngoài hay trong nước. TPP đặt ra một cơ sở pháp lý rõ ràng để không chấp nhận những ưu đãi, biệt đãi, cách đối xử đặc biệt với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với doanh nghiệp nhà nước, TPP yêu cầu công khai, minh bạch và đối xử bình đẳng”, ông Doanh nói.