Trung Quốc tố George Soros tấn công Nhân dân tệ
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo Soros sẽ hứng chịu thua lỗ
Tờ Wall Street Journal cho biết, một bài bình luận đăng trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo ngày 26/1 có vẻ như cảnh báo Soros sẽ hứng chịu thua lỗ nếu bất kỳ có sự đặt cược nào dựa trên dự báo gần đây của ông nói giai đoạn khó khăn kinh tế đối với Trung Quốc là chuyện “không thể tránh khỏi”.
Một loạt tờ báo nhà nước khác của Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo tương tự.
Chỉ trích “các nhà đầu cơ cực đoan”, hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói quan điểm của Soros là “chẳng khác gì những lần dự báo trước đây”. Tờ Thời báo Hoàn cầu bản tiếng Anh đặt câu hỏi: “Tại sao lại có nhiều đến vậy những học giả và hãng truyền thông phương Tây muốn ‘hạ bệ’ Trung Quốc”.
Những cáo buộc này được truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt đăng tải trong bối cảnh Bắc Kinh ra sức can thiệp vào thị trường và điều chỉnh các quy định nhằm hạn chế ảnh hưởng của việc nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm nhất trong 1/4 thế kỷ, vực dậy thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, và ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng thường xuyên nói về vấn đề kinh tế hạ nhiệt, nhưng chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh mà Chính phủ nước này cho là tái cơ cấu nền kinh tế.
Việc truyền thông nhà nước Trung Quốc cùng lúc lên tiếng thách thức các nhà phê bình nước ngoài - bao gồm các chuyên gia kinh tế được báo chí phương Tây dẫn lời - dường như cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng lo ngại về sự lan rộng của tâm lý bi quan.
Trước đây, hiếm khi truyền thông nhà nước Trung Quốc nhằm thẳng vào những cá nhân như Soros. Tuy nhiên, sự nghiệp đầu tư lẫy lừng của Soros có được là nhờ những phi vụ đặt cược vào biến động tỷ giá đồng tiền - dựa trên cả những thông tin có thật và tin đồn - và những vụ đầu cơ của ông được nghiên cứu rộng rãi ở Trung Quốc.
Sự chỉ trích mà Trung Quốc nhằm vào Soros diễn ra cùng lúc khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) nỗ lực hạn chế việc tầng lớp trung lưu với dân số khổng lồ của nước này dịch chuyển tài sản khỏi đồng Nhân dân tệ.
Sự nghi ngờ đang nổi lên ở Trung Quốc là Soros đang tiến hành tấn công đồng Nhân dân tệ sau những nhận định mà vị tỷ phú này đưa ra hồi tuần trước ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ. “Một cuộc hạ cánh cứng về thực tế là không thể tránh khỏi. Tôi không dự báo nó, mà chỉ đang quan sát nó”, Soros nói khi đó với hãng tin Bloomberg.
“Tuyên chiến với đồng tiền của Trung Quốc ư?” bài bình luận của Nhân dân Nhật báo viết.
Nhiều bài viết của Tân Hoa Xã đặt ra lo ngại Soros sẽ hậu thuẫn cho những tuyên bố của mình bằng cách đặt cược vào sự sụt giá chóng mặt của đồng Nhân dân tệ hay Đôla Hồng Kông. “Nếu lần này Soros thực sự làm như vậy, ông ấy chắc chắn sẽ mất tiền. Tôi lo ngại cho ông ấy với tư cách một người bạn”, chuyên gia kinh tế Li Daokui nói với Tân Hoa Xã.
Trên các mạng xã hội của Trung Quốc, nhiều cư dân mạng tỏ ra nghi ngờ về việc một nhà đầu tư, cho dù giàu như Soros, có thể thay đổi những yếu tố nền tảng của kinh tế Trung Quốc. Một người nói Soros “chỉ có thể bắt nạt nước nhỏ mà thôi”.
Trong khi đó, cũng có những cư dân mạng hoài nghi việc Trung Quốc có đủ sức mạnh để đấu với Soros sau những tổn thất lớn trên thị trường chứng khoán nước này.
Jim Rogers, một nhà đầu tư nổi tiếng khác từng một thời là đối tác của Soros, nói việc chỉ trích các nhà đầu cơ tiền tệ quốc không phải là điều gì gây ngạc nhiên. Theo Rogers, các nhà đầu cơ quốc tế luôn bị đổ lỗi gây ra biến động thị trường ở bất kỳ đâu, cho dù có những bằng chứng cho thấy chính các nhà đầu tư trong nước mới chính là lực lượng mạnh hơn.
“Ai cũng muốn tìm một kẻ giơ đầu chịu báng”, Rogers nói.
Ngoài ra, Rogers nhận định, việc cho rằng sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang gây khó khăn cho kinh tế toàn cầu có thể là không công bằng. Thay vào đó, theo nhà đầu tư này, khó khăn của nền kinh tế toàn cầu hiện nay còn xuất phát từ mức nợ chồng chất của các chính phủ ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
“Tôi nhận thấy những vấn đề kinh tế nghiêm trọng trên thế giới, tồi tệ hơn những gì mà chúng ta đã chứng kiến vào năm 2008”, Rogers nói.
Cách đây khoảng 3 năm, Soros dự báo kinh tế Trung Quốc chuẩn bị bước vào thời kỳ khó khăn. Khi đó, truyền thông Trung Quốc đã không ngại đăng tải nhận định này của ông.
Phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao hồi tháng 4/2013, Soros nói hệ thống ngân hàng Trung Quốc có vấn đề, quá trình dịch chuyển sang nền kinh tế dựa trên tiêu dùng của nước này sẽ không hề dễ dàng, và sự giảm tốc tăng trưởng có thể gây suy giảm niềm tin. Theo Soros, tất cả những yếu tố này có thể “tạo tiền đề cho một cuộc hạ cánh cứng. Mô hình tăng trưởng hiện nay có thể tiếp tục 1-2 năm nữa, nhưng không thể tiếp tục trong 1 thập kỷ”.
Một loạt tờ báo nhà nước khác của Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo tương tự.
Chỉ trích “các nhà đầu cơ cực đoan”, hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói quan điểm của Soros là “chẳng khác gì những lần dự báo trước đây”. Tờ Thời báo Hoàn cầu bản tiếng Anh đặt câu hỏi: “Tại sao lại có nhiều đến vậy những học giả và hãng truyền thông phương Tây muốn ‘hạ bệ’ Trung Quốc”.
Những cáo buộc này được truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt đăng tải trong bối cảnh Bắc Kinh ra sức can thiệp vào thị trường và điều chỉnh các quy định nhằm hạn chế ảnh hưởng của việc nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm nhất trong 1/4 thế kỷ, vực dậy thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, và ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng thường xuyên nói về vấn đề kinh tế hạ nhiệt, nhưng chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh mà Chính phủ nước này cho là tái cơ cấu nền kinh tế.
Việc truyền thông nhà nước Trung Quốc cùng lúc lên tiếng thách thức các nhà phê bình nước ngoài - bao gồm các chuyên gia kinh tế được báo chí phương Tây dẫn lời - dường như cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng lo ngại về sự lan rộng của tâm lý bi quan.
Trước đây, hiếm khi truyền thông nhà nước Trung Quốc nhằm thẳng vào những cá nhân như Soros. Tuy nhiên, sự nghiệp đầu tư lẫy lừng của Soros có được là nhờ những phi vụ đặt cược vào biến động tỷ giá đồng tiền - dựa trên cả những thông tin có thật và tin đồn - và những vụ đầu cơ của ông được nghiên cứu rộng rãi ở Trung Quốc.
Sự chỉ trích mà Trung Quốc nhằm vào Soros diễn ra cùng lúc khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) nỗ lực hạn chế việc tầng lớp trung lưu với dân số khổng lồ của nước này dịch chuyển tài sản khỏi đồng Nhân dân tệ.
Sự nghi ngờ đang nổi lên ở Trung Quốc là Soros đang tiến hành tấn công đồng Nhân dân tệ sau những nhận định mà vị tỷ phú này đưa ra hồi tuần trước ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ. “Một cuộc hạ cánh cứng về thực tế là không thể tránh khỏi. Tôi không dự báo nó, mà chỉ đang quan sát nó”, Soros nói khi đó với hãng tin Bloomberg.
“Tuyên chiến với đồng tiền của Trung Quốc ư?” bài bình luận của Nhân dân Nhật báo viết.
Nhiều bài viết của Tân Hoa Xã đặt ra lo ngại Soros sẽ hậu thuẫn cho những tuyên bố của mình bằng cách đặt cược vào sự sụt giá chóng mặt của đồng Nhân dân tệ hay Đôla Hồng Kông. “Nếu lần này Soros thực sự làm như vậy, ông ấy chắc chắn sẽ mất tiền. Tôi lo ngại cho ông ấy với tư cách một người bạn”, chuyên gia kinh tế Li Daokui nói với Tân Hoa Xã.
Trên các mạng xã hội của Trung Quốc, nhiều cư dân mạng tỏ ra nghi ngờ về việc một nhà đầu tư, cho dù giàu như Soros, có thể thay đổi những yếu tố nền tảng của kinh tế Trung Quốc. Một người nói Soros “chỉ có thể bắt nạt nước nhỏ mà thôi”.
Trong khi đó, cũng có những cư dân mạng hoài nghi việc Trung Quốc có đủ sức mạnh để đấu với Soros sau những tổn thất lớn trên thị trường chứng khoán nước này.
Jim Rogers, một nhà đầu tư nổi tiếng khác từng một thời là đối tác của Soros, nói việc chỉ trích các nhà đầu cơ tiền tệ quốc không phải là điều gì gây ngạc nhiên. Theo Rogers, các nhà đầu cơ quốc tế luôn bị đổ lỗi gây ra biến động thị trường ở bất kỳ đâu, cho dù có những bằng chứng cho thấy chính các nhà đầu tư trong nước mới chính là lực lượng mạnh hơn.
“Ai cũng muốn tìm một kẻ giơ đầu chịu báng”, Rogers nói.
Ngoài ra, Rogers nhận định, việc cho rằng sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang gây khó khăn cho kinh tế toàn cầu có thể là không công bằng. Thay vào đó, theo nhà đầu tư này, khó khăn của nền kinh tế toàn cầu hiện nay còn xuất phát từ mức nợ chồng chất của các chính phủ ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
“Tôi nhận thấy những vấn đề kinh tế nghiêm trọng trên thế giới, tồi tệ hơn những gì mà chúng ta đã chứng kiến vào năm 2008”, Rogers nói.
Cách đây khoảng 3 năm, Soros dự báo kinh tế Trung Quốc chuẩn bị bước vào thời kỳ khó khăn. Khi đó, truyền thông Trung Quốc đã không ngại đăng tải nhận định này của ông.
Phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao hồi tháng 4/2013, Soros nói hệ thống ngân hàng Trung Quốc có vấn đề, quá trình dịch chuyển sang nền kinh tế dựa trên tiêu dùng của nước này sẽ không hề dễ dàng, và sự giảm tốc tăng trưởng có thể gây suy giảm niềm tin. Theo Soros, tất cả những yếu tố này có thể “tạo tiền đề cho một cuộc hạ cánh cứng. Mô hình tăng trưởng hiện nay có thể tiếp tục 1-2 năm nữa, nhưng không thể tiếp tục trong 1 thập kỷ”.