Ứng viên Tổng thống Mỹ “ra đòn” về kinh tế
Hai ứng cử viên Obama và McCain lần lượt đề xuất kế hoạch kinh tế - vấn đề đang được cử tri Mỹ quan tâm hiện nay
Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút, hai ứng cử viên Barack Obama và John McCain đã lần lượt đề xuất kế hoạch kinh tế - vấn đề đang được cử tri Mỹ quan tâm hiện nay.
Ngày 15/10 (sáng ngày 16/10 giờ Việt Nam), Barack Obama và John McCain đã có cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng trên truyền hình, trước khi diễn ra bầu cử ngày 4/11 tới. Cuộc tranh luận chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế và đối nội.
Các kế hoạch kinh tế chưa xứng tầm
Hai ứng cử viên Tổng thống tiếp tục công kích lẫn nhau và không đưa ra được thêm kế sách mới nào so với chương trình kinh tế họ đã đề xuất trước cuộc tranh luận trực tiếp này.
Kế hoạch kinh tế của ứng cử viên đảng Dân chủ Barack Obama được đưa ra hôm 13/10. Kế hoạch này đề nghị một số ngân hàng - vốn được hỗ trợ từ kế hoạch giải cứu của liên bang trị giá 700 tỷ USD - sẽ phải tạm thời đình chỉ việc tịch thu nhà cửa thế nợ trong khoảng thời gian 90 ngày đối với những người đang sống trong chính ngôi nhà của họ.
Trong hai năm tới, chính phủ tạm thời giảm thuế cho các công ty tạo ra việc làm mới với mức giảm 3.000 USD/việc làm. Chính phủ phải cho phép các cử tri rút tiền khỏi quỹ tiết kiệm hưu trí đến cuối năm 2009 mà không bị phạt 10%, với mức rút tối đa là 10.000 USD.
Obama cũng đề nghị Cục Dự trữ Liên bang (FED) và Bộ Tài chính Mỹ thành lập một quỹ đặc biệt cung cấp tín dụng cho chính quyền các bang và thành phố, sau khi số hợp đồng kinh tế và tiền thuế tại địa phương giảm sút. Ước tính các đề xuất mới này sẽ tiêu tốn thêm 60 tỷ USD ngân sách liên bang, trong 2 năm tới.
Ngay sau những đề xuất của Obama, ngày 14/10, ứng cử viên Cộng hòa John McCain cũng công bố sáng kiến kinh tế với kế hoạch an ninh và trợ cấp hưu trí, trị giá 52,5 tỷ USD. Ông đề nghị trong hai năm 2009 và 2010, giảm mức thuế xuống tối đa là 10% đối với các khoản tiền đầu tư được rút từ tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) và các chương trình tiết kiệm lương hưu theo Luật thuế vụ Mỹ.
Ông McCain cũng đề xuất tăng gấp đôi mức khấu trừ (từ 7,5% lên 15%) đối với thuế đánh vào các khoản thu nhập từ cổ phiếu của đối tượng hưu trí trong năm 2008 và 2009, và hoãn thuế 2 năm đối với những người nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. McCain tái khẳng định sự ủng hộ đối với kế hoạch trị giá 300 tỷ USD của Chính phủ Mỹ nhằm mua lại những khoản nợ xấu của những người sở hữu nhà không có khả năng thanh toán.
Một số nhà phân tích cho rằng kế hoạch của Obama quá nhỏ bé so với tình hình cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay. Còn kế hoạch của McCain bị ban vận động tranh cử của Obama bác bỏ và cho rằng nó không đề cập tới số phận 101 triệu gia đình trung lưu ở Mỹ.
Tân tổng thống đối mặt khó khăn
Theo báo chí Mỹ, trong chiến dịch vận động tranh cử kéo dài 20 tháng qua, các ứng cử viên tổng thống Mỹ đã chi tổng cộng khoảng 1,3 tỷ USD, trong đó phần lớn số tiền này thuộc về hai ứng cử viên Obama và McCain. McCain đã quyên góp được 230 triệu USD và chi 194 triệu USD, trong khi Obama vận động được 454 triệu USD và chi 377 triệu USD.
Kết quả thăm dò cho thấy, Obama hiện vẫn chiếm thế thượng phong so với McCain và đông đảo cử tri Mỹ bày tỏ tin tưởng vào khả năng lãnh đạo kinh tế của ông. Theo kết quả thăm dò do CBS News và Thời báo New York vừa thực hiện, khoảng cách dẫn điểm giữa Obama và ông McCain đã tăng tới 14 điểm.
Giới phân tích cho rằng, bất luận Obama hay McCain trở thành tổng thống, họ đều phải đối mặt với nhiệm vụ vực dậy một nền kinh tế dễ đổ vỡ. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tín dụng có thể đe doạ đến các cam kết, chính sách kinh tế mà các ứng cử viên tổng thống đã đề ra.
Một thách thức không nhỏ nữa với tân tổng thống Mỹ là thâm hụt ngân sách. Bộ Tài chính Mỹ ngày 14/10 cho biết thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa 2008 (tính đến ngày 30/9) đã tăng tới mức kỷ lục 454,8 tỷ USD, cao gần gấp ba lần mức thâm hụt 161,5 tỷ USD trong tài khóa 2007. Dự đoán thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa tới có thể lên tới 700 tỷ USD, do chính phủ phải "bơm" khoản tiền khổng lồ để giải cứu hệ thống tài chính.
Cả hai nhóm vận động tranh cử của Đảng Dân chủ và Cộng hoà đều thừa nhận rằng, hành động nhanh chóng của tân tổng thống trong nhiệm kỳ đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ngày 15/10 (sáng ngày 16/10 giờ Việt Nam), Barack Obama và John McCain đã có cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng trên truyền hình, trước khi diễn ra bầu cử ngày 4/11 tới. Cuộc tranh luận chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế và đối nội.
Các kế hoạch kinh tế chưa xứng tầm
Hai ứng cử viên Tổng thống tiếp tục công kích lẫn nhau và không đưa ra được thêm kế sách mới nào so với chương trình kinh tế họ đã đề xuất trước cuộc tranh luận trực tiếp này.
Kế hoạch kinh tế của ứng cử viên đảng Dân chủ Barack Obama được đưa ra hôm 13/10. Kế hoạch này đề nghị một số ngân hàng - vốn được hỗ trợ từ kế hoạch giải cứu của liên bang trị giá 700 tỷ USD - sẽ phải tạm thời đình chỉ việc tịch thu nhà cửa thế nợ trong khoảng thời gian 90 ngày đối với những người đang sống trong chính ngôi nhà của họ.
Trong hai năm tới, chính phủ tạm thời giảm thuế cho các công ty tạo ra việc làm mới với mức giảm 3.000 USD/việc làm. Chính phủ phải cho phép các cử tri rút tiền khỏi quỹ tiết kiệm hưu trí đến cuối năm 2009 mà không bị phạt 10%, với mức rút tối đa là 10.000 USD.
Obama cũng đề nghị Cục Dự trữ Liên bang (FED) và Bộ Tài chính Mỹ thành lập một quỹ đặc biệt cung cấp tín dụng cho chính quyền các bang và thành phố, sau khi số hợp đồng kinh tế và tiền thuế tại địa phương giảm sút. Ước tính các đề xuất mới này sẽ tiêu tốn thêm 60 tỷ USD ngân sách liên bang, trong 2 năm tới.
Ngay sau những đề xuất của Obama, ngày 14/10, ứng cử viên Cộng hòa John McCain cũng công bố sáng kiến kinh tế với kế hoạch an ninh và trợ cấp hưu trí, trị giá 52,5 tỷ USD. Ông đề nghị trong hai năm 2009 và 2010, giảm mức thuế xuống tối đa là 10% đối với các khoản tiền đầu tư được rút từ tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) và các chương trình tiết kiệm lương hưu theo Luật thuế vụ Mỹ.
Ông McCain cũng đề xuất tăng gấp đôi mức khấu trừ (từ 7,5% lên 15%) đối với thuế đánh vào các khoản thu nhập từ cổ phiếu của đối tượng hưu trí trong năm 2008 và 2009, và hoãn thuế 2 năm đối với những người nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. McCain tái khẳng định sự ủng hộ đối với kế hoạch trị giá 300 tỷ USD của Chính phủ Mỹ nhằm mua lại những khoản nợ xấu của những người sở hữu nhà không có khả năng thanh toán.
Một số nhà phân tích cho rằng kế hoạch của Obama quá nhỏ bé so với tình hình cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay. Còn kế hoạch của McCain bị ban vận động tranh cử của Obama bác bỏ và cho rằng nó không đề cập tới số phận 101 triệu gia đình trung lưu ở Mỹ.
Tân tổng thống đối mặt khó khăn
Theo báo chí Mỹ, trong chiến dịch vận động tranh cử kéo dài 20 tháng qua, các ứng cử viên tổng thống Mỹ đã chi tổng cộng khoảng 1,3 tỷ USD, trong đó phần lớn số tiền này thuộc về hai ứng cử viên Obama và McCain. McCain đã quyên góp được 230 triệu USD và chi 194 triệu USD, trong khi Obama vận động được 454 triệu USD và chi 377 triệu USD.
Kết quả thăm dò cho thấy, Obama hiện vẫn chiếm thế thượng phong so với McCain và đông đảo cử tri Mỹ bày tỏ tin tưởng vào khả năng lãnh đạo kinh tế của ông. Theo kết quả thăm dò do CBS News và Thời báo New York vừa thực hiện, khoảng cách dẫn điểm giữa Obama và ông McCain đã tăng tới 14 điểm.
Giới phân tích cho rằng, bất luận Obama hay McCain trở thành tổng thống, họ đều phải đối mặt với nhiệm vụ vực dậy một nền kinh tế dễ đổ vỡ. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tín dụng có thể đe doạ đến các cam kết, chính sách kinh tế mà các ứng cử viên tổng thống đã đề ra.
Một thách thức không nhỏ nữa với tân tổng thống Mỹ là thâm hụt ngân sách. Bộ Tài chính Mỹ ngày 14/10 cho biết thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa 2008 (tính đến ngày 30/9) đã tăng tới mức kỷ lục 454,8 tỷ USD, cao gần gấp ba lần mức thâm hụt 161,5 tỷ USD trong tài khóa 2007. Dự đoán thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa tới có thể lên tới 700 tỷ USD, do chính phủ phải "bơm" khoản tiền khổng lồ để giải cứu hệ thống tài chính.
Cả hai nhóm vận động tranh cử của Đảng Dân chủ và Cộng hoà đều thừa nhận rằng, hành động nhanh chóng của tân tổng thống trong nhiệm kỳ đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.